Vực Phù Quang nằm ở tận cùng của Đại Địa, là bí cảnh do chính tay Tứ Thánh dựng nên để lưu đày cả tộc Nhất Tâm vào đây.
Tiếng là bí cảnh nhưng nơi đây lại phân chia rõ rệt: Vùng đất không có linh khí, gần giống với vùng cấm linh của huyền môn và vùng cấm với rừng cây, dòng suối, những đồng cỏ tràn đầy linh thú, linh khí ngập trời.
Nơi trước không phải là nơi cho người sống.
Vạn vật có linh khí bao bọc lấy, cho dù là phàm gian linh khí hiếm hoi thì tự bản thân cây cỏ, con người đều có linh khí bao quanh, duy trì sự sinh tồn và hình dạng.
Ở vùng cấm linh cũng vậy, xung quanh không có linh khi nhưng linh khí bao lấy linh dược, linh thú vẫn ở đó.
Còn vùng đất Phù Quang này lại khác, đó hoàn toàn là vùng đất chết, linh khí không tự sinh ra để duy trì cho bản thân sinh vật mà phải dựa vào linh khí do tán cây Túc Xá, loài cây kỳ quặc tỏa ra.
Trong vòng bán kính năm mươi dặm của khu vực chết chỉ có thể sinh trưởng một gốc như vậy, linh khí chúng tỏa hiếm hoi đến mức chỉ để những người dân bản xứ nơi đây tiếp tục sinh sống đã là kỳ tích.
Lưu giữ nhân hình, nhân dạng hay thậm chí trí óc cũng là một chuyện xa vời.
Thế hệ tu sĩ về sau của Tứ Địa không ai biết vực Phù Quang có hình dạng nào, càng không ai biết tộc Nhất Tâm phạm phải tội ác gì mà bị lưu đày, biến mất khỏi thế gian.
Mà nơi sau, linh khí ngợp trời, người thường vừa bước vào chưa đến hai khắc kinh mạch đã không cách nào chịu được áp lực do linh khí tràn vào, tự bạo tại chỗ là kết quả tất yếu.
Vùng giao nhau của vùng chết và vùng linh khí lại không ổn định.
Có lúc đêm nay ngủ ở đấy, linh khí vừa đủ nhưng sáng ra, cả vùng đều đã ngập trong linh khí nồng độ cao.
Chỉ có muông thú sống ở đây có linh cảm, thường thường đều đoán thời gian mà gấp rút rời đi chứ hầu như con người không ai dám sống ở đó.
Người tộc Nhất Tâm làm tu sĩ không hơn ai, chỉ là trời sinh thấy được thiên cơ.
Năm đó bọn họ bị đảy vào đây, cả tộc vét sạch chỉ có vài tu sĩ kết đan.
Ở vùng Tứ Địa bọn họ còn chưa chắc đột phá được huống chi là bị vây ở vực Phù Quang.
Về sau, người nên vẫn lạc cũng vẫn lạc cả, kết thúc một thế hệ thần tiên.
May mà trước khi vẫn lạc, bọn họ kết thần thức mình lại thành truyền thừa, truyền cho con cháu muôn đời để chúng tin vào vị thần dưới tán cây, để họ đời đời không dám rời đi cũng không nảy sinh ý đồ tàn sát đồng tộc để chiếm đoạt sự sống.
Về sau, Tứ Thánh đi đâu không ai biết, chỉ biết vực Phù Quang trở thành nơi vứt phế phẩm của Đại Địa.
Lối vào Phù Quang được Tứ Thánh phong kín, phù chú được nạy khỏi pháp trận, giao cho con cháu đời sau hoặc tiểu bối trong môn phái nắm giữ và một mảnh thuộc về núi Thúy Vi, là thần khí trấn sơn của tòa núi ấy.
Qua nhiều thế hệ, chỉ còn lại tung tích bốn mảnh phù chú.
May mà xưa nay để ném người vào chỉ cần ba mảnh phù chú là đã có thể nạy một khe hẹp ra.
Họ lớn Đông Phong và họ Thôi từng có Thánh Nhân thuộc hàng Tứ Thánh, họ Tiết thì ngược lại, cũng không biết dòng dõi từ nhánh nào, quan hệ thông gia ra sao mà có thể nắm giữ phù chú.
Mà huyền môn Thúy Vi dù không có thánh nhân ngang hàng Tứ Thánh thì đại năng như mây, được giao trọng trách này cũng không bất ngờ.
Mảnh phù chú thứ năm do một trong Tứ Thánh nắm giữ.
Nhưng vị thánh nhân thứ tư ấy thì lại biến mất không rõ tung tích, tự mình mang theo phù chú mất tăm, không thấy ghi chép lại chuyện giao phù chú cho thế hệ sau.
Ly Tương nghe Ương Túc Y nói những điều này, phản ứng đầu tiên của hắn là mảnh ngọc trắng không hoa văn mà tiểu sư đệ hắn cất giữ hơn mười năm qua, mảnh ngọc là thứ Tiết Văn Kỳ sống chết cũng muốn có được rất có thể là mảnh phù chú kia.
Bởi vì lúc Ương Túc Y bị đày vào đây, lúc đó Ly Tương cũng không chú ý họ Tiết là ai, đến tận năm đó khi Tiết Tử Dung cho hắn xem, hắn lại chẳng nghĩ nhiều, chỉ nghĩ đến vật đó có bí pháp của gia tộc.
Như vậy một trong năm mảnh phù chú mở cửa vực rất có khả năng ở trong tay một tu sĩ Trúc Cơ chưa đến trăm năm!
Còn họ Thôi? Dòng họ Thôi nổi bật chỉ có nhánh xuất phát từ Yêu Châu, có cùng nguồn gốc với tộc Nhất Tâm.
Thôi thị và Nhất Tâm tộc là hai tộc người trời sinh mẫn cảm với thiên cơ.
Sau rốt, một tộc bị lưu đày, nhân hình nhân dạng cũng không giữ được, tộc còn lại gánh thiên phạt, chỉ còn sót lại một kẻ mù là Thôi Bạch Hạc, cửu sư đệ của hắn.
Nếu như hai điều này đúng, vậy núi Thúy Vi nắm giữ ba trong số năm phần phù chú mở lối vào vực Phù Quang.
Nghe thì không có gì to tát nhưng cũng đủ hiểu vị thế của núi Thúy Vi giữa huyền môn lúc này.
Mà sư đệ của Ly Tương hắn, đứa nào đứa nấy cũng chẳng chút tầm thường.
"Trước lúc ta vào đây," Ương Túc Y nhịp ngón tay lên mặt bàn, "ta đã xem qua thần khí trấn sơn Thúy Vi, ta dám chắc một trong Tứ Thánh đã ôm theo phần phù chú của mình vào vực Phù Quang."
"Như vậy năm đó đệ ấy trộm thần khí trấn sơn Thúy Vi là để mở lối vào vực Phù Quang à?" Ly Tương giật mình nghĩ, "Nhưng để làm gì kia chứ?"
"Nhưng nếu tìm được vị thánh thứ tư đó thì chúng ta cũng chỉ có một phần phù chú, hình như vẫn còn thiếu." Đông Phong Hàm Chi nói, "Đó là nếu tìm được vị thánh thứ tư ấy."
Việt Ngữ tỏ ra lạc quan hơn nàng ta, hắn nói: "Có bao nhiêu hay bấy nhiêu, vấn đề là vị thánh thứ tư đó ở đâu mà tìm?"
Từ lúc