Trong cuộc đời hắn lần đầu lên sân khấu xướng ca là vào năm 11 tuổi.
Vừa hát xong, dưới sân khấu ồn ào một trận.
Khách ngồi đầy phía dưới giương ánh mắt đánh giá tiểu mỹ nhân trên sân khấu, tựa như đang phán xét một món hàng hóa.
Những ánh mắt trắng trợn kia khiến hắn sinh ra sợ hãi.
Ngay lúc hiểm nguy chạy trốn, một bộ y phục màu xanh chặn đường hắn.
Hắn ngẩng đầu, trông thấy khuôn mặt của vị công tử mặc áo xanh.
“Ngươi tên là gì?” Vị công tử áo xanh hỏi.
Hắn hơi lúng ta lúng túng: “Giang Nam.”
Công tử áo xanh mỉm cười: “Giang Nam. Tên rất hay.”
Hắn hơi đỏ mặt. Sau đó nghe thấy vị công tử kia nói tiếp: “Ngươi có
thiên phú xướng ca, chỉ cần mài dũi đánh bóng thì sẽ trở thành một viên
ngọc quý. Ngươi có muốn theo ta học không?”
Hắn mở to mắt, đã động lòng nhưng vẫn có phần do dự: “Ngươi…biết dạy sao?”
Công tử áo xanh bật cười: “Ta có biết dạy hay không, ngươi theo ta chẳng phải là biết được sao?”
Hắn nhất thời có chút kinh ngạc, đầu óc mau chóng đưa ra quyết định.
Hắn tiến lên vài bước, nắm lấy áo của vị công tử kia: “Ta theo ngươi
học.”
“Từ nay về sau, ta chính là sư phụ của con. Ta tên là Phương Kiển.”
“Phương của tấc vuông, ‘kiển’ của ‘giá kiển lư nhi vô sách hề’.”
Hắn nghe không rõ. Công tử áo xanh kiên nhẫn giải thích: “Phương tốn
chi đích, kiển lư vô sách. Lấy ý là hết đường xoay xở, chui vào ngõ
cụt.”
Hắn vẫn hồ đồ như cũ.
Rất nhiều năm sau hắn mới biết được thì ra sư phụ hắn là đệ nhất kép hát tiếng tăm lừng lẫy tại Giang Nam.
Phương thị tại Giang Nam, tầm mắt rất cao, không phải cốt lõi thượng
lưu thì không thu nhận. Hắn là đồ đệ đầu tiên mà sư phụ thu nhận, cũng
không ngờ là đồ đệ cuối cùng.
Lần đầu hắn bước lên sân khấu sau khi trưởng thành, hóa trang hình
hoa đào, tay áo dài rộng, còn chưa cất tiếng thì đã lấn át vẻ đẹp của
hoa thơm cỏ lạ.
Một khúc “Đào hoa phiến”, làm rung động tất cả mọi người ngồi dưới sân khấu.
Khi hắn nghỉ ngơi ở hậu đài, quản sự của gánh hát ra vẻ băn khoăn đi tới, nói có quan lớn muốn gặp hắn.
Hắn đối diện tấm gương tháo trang sức, không thèm để ý tới tên họ của vị quan lớn kia là gì.
Quản sự sốt ruột, run cầm cập nói: “Vị đại nhân này không thể đắc
tội, ngài đi tiếp một lúc thì có tổn thất gì đâu? Nếu được đại nhân coi
trọng, từ nay về sau chẳng phải bay cao như diều gặp gió sao?”
Hắn nhướng mày, ném một cây trâm qua mặt quản sự, trên cằm ông ta liền xuất hiện một vệt đỏ.
“Thật ngại quá, trượt tay.” Hắn lười nhác liếc nhìn gã quản sự, vẫn tiếp tục tháo trang sức.
Khuôn mặt quản sự nhất thời vàng vọt.
Cửa phòng nghỉ bị đẩy ra lần thứ hai. Sư phụ vẫn mặc y phục xanh đi tới.
Trong phút chốc, đôi mắt hắn hiện lên vẻ vui mừng: “Sư phụ, người nói xem hôm nay con hát thế nào?”
Sư phụ dường như hơi mệt mỏi, khi nhìn về hắn vẻ mặt vẫn ôn hòa: “Hát rất tốt. Tất cả bản lĩnh của ta con đã học hết rồi.”
Hắn hớn hở ra mặt, giống như đứa nhỏ nhận được kẹo mật ong.
Sư phụ nhìn trang phục diễn của hắn: “Cởi nó ra cho ta.”
Mặc dù không rõ nguyên do nhưng hắn vẫn mau chóng làm theo.
“Sau này đừng vẽ hoa đào nữa, con đừng bao giờ vẽ nữa.” Sư phụ thản nhiên nói.
“Tại sao?” Hắn nhịn không được hỏi.
Sư phụ đáp: “Quá tươi đẹp.”
Hắn khó hiểu.
“Cây cao đứng giữa rừng, tất hứng hết mưa gió. Giang Nam, sinh ra trong thời loạn, con phải biết che dấu vụng dại.”
Đêm đó sư phụ suốt đêm không về.
Khi hắn xông xáo đến phòng quản sự thì mới từ tự thuật lộn xộn của ông ta mà biết chân tướng.
Hóa ra cái người gọi là đại nhân kia, chính là quan to Nhật Bản được chính khách phương Bắc bí mật mời tới.
Hắn như là nổi điên chạy khắp thành Nam Kinh.
Tìm suốt hai ngày
một đêm mới tìm ra tung tích của sư phụ tại một biệt uyển ở vùng hoang vu.
Cửa gỗ khắc hoa hơi mỏng, cách biệt hai thế giới khác nhau.
Hắn quỳ gối ngoài cửa, nước mắt rơi như mưa.
Bên trong cánh cửa, sư phụ hấp hối: “Giang Nam, con cần gì tới chịu khổ.”
Hắn không nói lời nào, chỉ ra sức dập đầu. Trong nháy mắt cái trán đã đổ máu.
Sư phụ thở dài một hơi, nói: “Giang Nam, con đi đi. Đừng tiến vào. Đây là yêu cầu cuối cùng của vi sư.”
Trong quán rượu đầu ngõ, người kể chuyện gõ tấm bảng màu vàng, than thở từ nay về sau Giang Nam không còn đệ nhất kép hát nữa.
Phía dưới có người phản bác, nói bậy, rõ ràng trước đó tại thành Nam
Kinh còn gặp người của Phương thị lên sâu khấu, một khúc “Đào hoa phiến” cuối cùng, âm vang huyết lệ, từng chữ hát lên đến nỗi đục khoét trái
tim, khúc nghệ kia còn hơn người đã mất vài phần.
Mọi người ngạc nhiên nói, có chuyện này?
Người nọ đáp, vạn lần không sai!
***
Thành Nam Kinh, khu phố nhà thổ.
Một người đàn ông áo quần rách rưới, bộ dạng bẩn thỉu sa sút nằm trong chuồng ngựa gối đầu lên rơm rạ ngủ say.
Trong đêm tối, tiếng bước chân vững vàng từ xa đến gần, dừng lại đứng bên cạnh người đàn ông.
“Ta đã nghe khúc hát mà ngươi đã hát sáng nay trong chợ. Đây là khúc
‘Thương xót Giang Nam’ hay nhất mà ta đã từng nghe trong mấy thập niên
qua.”
Người đàn ông nằm trong đống rơm rạ vẫn duy trì tư thế ngủ, vẫn không nhúc nhích.
“Ta biết ngươi căm ghét người Oa*, chúng ta làm một cuộc giao dịch
thế nào?” Âm thanh kia lạnh lùng, “Chỉ cần ngươi ở tại một chỗ, thay ta
coi giữ một bức thư, sau đó đưa thư cho người tới tìm nó. Sau khi ngươi
làm xong những việc đó, chuyện còn lại sẽ có người khác hoàn thành. Nếu
ngươi đồng ý, thứ này chính là của ngươi.”
(*) người Oa: người Nhật Bản, theo cách gọi của người Trung Quốc thời xưa.
Dứt lời, một cái hộp vuông ném xuống đống rơm.
Người đàn ông trên đống rơm động đậy, ngồi dậy. Hắn mở hộp ra, không khỏi sửng sốt.
Bên trong hộp vuông, rõ ràng là một cái đầu đầy máu. Khuôn mặt người Châu Á, nhưng hiển nhiên không phải người Trung Quốc.
Trước khi chết người kia rõ ràng trải qua đau khổ tột cùng, chết không nhắm mắt.
“Sau khi ta đưa thư cho người đến tìm nó, tiếp đó sẽ là gì?” Hắn hỏi.
Âm thanh của người tới lộ ra nụ cười thản nhiên: “Bọn họ đều sẽ chết. Nhưng bọn người này có chết cũng chưa hết tội, giống như hắn vậy.”
Người kia chỉ cái đầu trong hộp giấy.
Hắn trầm mặc một lúc lâu, nói: “Được. Ta đồng ý.”
Người kia khẽ cười: “Như vậy, nói cho ta biết tên của ngươi.”
“Phương Kiển.” Hắn gằn từng chữ, “Phương của tấc vuông, ‘kiển’ của ‘giá kiển lư nhi vô sách hề’.”