Những năm 1970-1980, diện tích nhà ở của các xí nghiệp, cơ sở công lập chật hẹp, các khu ký túc xá do đơn vị bố trí cho người lao động đều là nhà ống như ký túc xá sinh viên.
Khu nhà ống liền kề đơn vị làm việc, mỗi tầng có 3 đến 4 hộ gia đình, mọi người đều sử dụng chung một hành lang dài và hẹp, cuối hành lang là nhà tắm và nhà vệ sinh công cộng.
Vào thế kỷ trước, khi được vào đơn vị, rời khỏi ngôi nhà trệt để sống trong tòa nhà, hầu hết mọi người sẽ phấn khích đến mức cả đêm không ngủ được.
Năm đó, vô số gia đình lấy chồng, sinh con. Tiếng xoong nồi, tiếng vợ chồng cãi nhau đến mặt đỏ tía tai, tiếng những đứa trẻ khóc cười chơi đùa đều nghe thấy rất rõ ràng.
Trải qua hàng chục năm thăng trầm, những bức tường của tòa nhà từ lâu đã phủ một màu đen xám, những mảng tường bong tróc nham nhở, bậc thang cũ nát lộ ra khung thép.
Giống như một cụ già đã bước vào tuổi hấp hối.
Những người dân năm đó đều đã cùng con cháu dọn vào những ngôi nhà cao tầng khang trang sáng sủa. Những gia đình còn lại đều là người già không muốn ở cùng con cháu, hoặc điều kiện kinh tế không đủ để mua nhà mới, vì vậy họ chỉ có thể tiếp tục sống ở đây.
Lộc Ẩm Khê xách túi trái cây lớn trên tay, bước lên cầu thang: "Tôi và mẹ từng sống trong một tòa nhà như vậy, có thể nhìn thấy bệnh viện từ ban công."
Nàng sẵn sàng chia sẻ cuộc sống quá khứ của mình với Giản Thanh, thể hiện bản thân một cách cởi mở với cô, mong muốn được cô hiểu.
Nàng cũng muốn hiểu cô.
Đáng tiếc là cô rất ít nói về bản thân mình.
Cô chỉ cho biết: "Một số sinh viên mới ra trường, hoặc bệnh nhân đi khám bệnh lâu năm thì thuê ở đây."
Giá nhà ở Giang Châu cao ngất ngưởng, khu vực gần trung tâm thành phố có bệnh viện và trường học còn đắt hơn.
Một số sinh viên và các gia đình ốm đau không đủ khả năng chi trả tiền thuê nhà cao trong tiểu khu, vì vậy họ chọn sống tạm trong tòa nhà đổ nát này.
Cầu thang nằm giữa khu nhà ống, lên đến tầng 3, nghe thoang thoảng bên tai tiếng rau xào trong chảo dầu nóng.
Giản Thanh đưa Lộc Ẩm Khê đến phòng bên trái phòng 301, gõ cửa.
Cửa phòng mở rộng ra.
Tầng này dường như chỉ còn lại hai hộ 301 và 302.
Lộc Ẩm Khê quay đầu lại, nhìn phòng 301 bên cạnh mình.
Cửa phòng 301 cũng mở, nhưng đồ đạc trong phòng hơi lộn xộn, trước cửa vẫn còn vài thùng các-tông, giống như đang thu dọn đồ đạc chuẩn bị chuyển đi.
"Ôi, bác sĩ Giản, bác sĩ tiểu Lộc, sao các cháu lại ở đây?"
Lộc Ẩm Khê đưa hoa quả, lộ ra một nụ cười nhạt: "Chu lão sư, chúng cháu đến thăm bà."
Chu lão sư nhanh chóng mời các nàng vào nhà: "Ngồi một lát đi, bà đi nấu ăn. Trưa nay các cháu ăn chưa? Nếu chưa ăn thì ở lại dùng bữa cùng bà."
Nghe đến việc ăn cơm trưa, Lộc Ẩm Khê gãi gãi đầu, nhỏ giọng nói: "Sớm biết thì cháu đã mua một ít đồ ăn mang đến đây."
Giản Thanh nhìn chung quanh căn nhà.
Trong nhà sạch sẽ ngăn nắp, trong góc phòng khách còn có đàn dương cầm.
Chu lão sư là giáo viên dạy nhạc đã nghỉ hưu, chơi đàn giỏi, tóc đã hóa hoa râm, nếp nhăn trên mặt tung hoành nhưng có thể mơ hồ thấy được sự duyên dáng cùng trầm lắng của năm tháng.
Trên tường treo rất nhiều ảnh chụp chung, Lộc Ẩm Khê nhìn sang thì thấy Chu lão sư khi còn trẻ đang ôm chồng mình, tươi cười xán lạn.
Nàng cầm lòng không đặng mà cảm thán:"Chu lão sư khi còn trẻ thật xinh đẹp, rất có khí chất."
Giản Thanh cũng nhìn theo, ừ một tiếng khen:"Rất đẹp."
Lộc Ẩm Khê nhìn Giản Thanh, nói:"Về sau tôi cũng muốn chụp cho chị thật nhiều bức ảnh. Chờ đến khi chị già, chắc chắn người trẻ sẽ kinh ngạc và ngưỡng mộ khi nhìn thấy dáng vẻ trẻ trung của chị".
Nàng không biết ai sẽ ở bên cạnh cô lúc đó?
Ai có thể may mắn tay trong tay cùng cô đi suốt cả cuộc đời?
Nghe thấy lời khen của Lộc Ẩm Khê, Giản Thanh quay đầu bình tĩnh nhìn nàng, khô khan đáp lại:"Trông em cũng rất đẹp."
Nhiều năm qua, Lộc Ẩm Khê đã nghe đủ loại ca tụng, còn tưởng rằng mình đã sớm miễn nhiễm rồi, nhưng khi nghe những lời tán dương xuất phát từ giọng nói lạnh lùng của người trước mặt, trong lòng nàng vẫn nhảy nhót một phen, nhịn không được khẽ mỉm cười.
"Triệu lão sư khi còn trẻ trông rất đẹp." Giản Thanh chỉ vào bức ảnh trên tường.
Trong bức ảnh nhóm, Chu lão sư mặc một chiếc váy trắng thuần, Triệu lão sư mặc một chiếc váy màu đỏ tươi. Hai người khoác vai, nhìn nhau cười.
Khi Lộc Ẩm Khê gặp Triệu lão thái thái, bà không thể xem là đẹp nữa, bà bị bệnh tật tra tấn đến rụng hết tóc, khuôn mặt héo hon, gầy gò cùng những nếp nhăn lúc nào cũng vắt vào nhau khi cười.
Lộc Ẩm Khê ngập ngừng hỏi: "Giản lão sư, nếu một ngày nào đó tôi không còn trên thế giới này, chị sẽ có một chút ... một chút thôi, nhớ tôi không?"
Giản Thanh im lặng nhìn nàng, không trả lời.
Lộc Ẩm Khê xoa xoa sống mũi nhìn sang chỗ khác, không dám đối diện cùng cô: "Không nói nữa, tôi xuống bếp giúp."
*
Dân dĩ thực vi thiên*
(*: nguyên văn: 民以食为天 – Dân lấy cái ăn làm trọng, giải thích: bách tính xem lương thực là thứ quan trọng nhất để sinh tồn. Biểu thị tính trọng yếu của lương thực đối với dân chúng.)
Cuộc sống của con người rất đơn giản, cho dù đã trải qua bao nhiêu sinh ly tử biệt trong bệnh viện, lòng người ấm lạnh, nếu đã đến giờ ăn thì chỉ cần nấu ăn.
Ba người ăn một bữa trưa đơn giản, sau bữa ăn, Chu lão sư đến phòng 301 bên cạnh tiếp tục dọn dẹp.
Lộc Ẩm Khê và Giản Thanh liền giúp đỡ bà.
Chu lão sư một bên thu dọn di vật của Triệu lão sư, một bên kể cho các nàng nghe chuyện quá khứ.
"Lão Triệu cùng bà là đồng nghiệp và hàng xóm của nhau trong nhiều thập kỷ, cả hai chúng ta còn được xem là bạn vong niên. Bà ấy tốt nghiệp ở tuổi hai mươi rồi đến trường của chúng tôi để dạy học. Bà là học sinh đầu tiên của bà ấy, bà tốt nghiệp xong cũng trở về dạy học, trở thành đồng nghiệp với bà ấy, làm chị em già cả đời."
"Trước đây bà ấy đã từng kết hôn, bị chồng đánh đập và đối xử tệ bạc. Khi những người trong gia đình khuyên bà ấy rằng đàn ông luôn có thời điểm sai lầm, nhịn một chút thì sẽ qua, bà khuyên bà ấy không nên chịu đựng, muốn ly hôn thì ly hôn, không cần mủi lòng. Bà ấy ly hôn khiến mẹ đẻ cảm thấy mất mặt, sau đó lại an bài bà ấy kết hôn với một người đàn ông khác.
Người chồng thứ hai rất ân cần với bà ấy, tức là con riêng luôn đối xử tệ bạc, thường xuyên mắng mỏ, chồng lại nhẹ dạ cả tin mà lâm vào cảnh khó xử.
Thời điểm đó, ngày nào bà ấy cũng khóc, bà liền khuyên bà ấy đừng trở về, cứ sống ở đây, ăn cơm ở căn tin, tiết kiệm tiền, không cần trở về nhà để bị khinh bỉ, có thể ở lại đây làm bạn với bà, về sau già rồi bà sẽ cùng con trai phụng dưỡng bà ấy.
Bà ấy thật sự dọn ra đây, ở nơi này, ở một lần chính là vài chục năm không trở lại.
Người chồng đã đến thăm bà ấy một vài lần để thuyết phục bà ấy quay trở lại, bà đứng sang một bên, nói, 'trở về có gì tốt? trở về không phải bị con trai ông khi dễ, ông có giỏi thì mắng hắn đi'. Phía gia đình cảm thấy bà ấy đã kết hôn mà còn sống bên ngoài không chịu về nhà phục vụ chồng con thì thực mất mặt, cũng đến vài lần kêu bà ấy trở về, liền bị bà cầm chổi đuổi đi."
Lộc Ẩm Khê khẽ mỉm cười, thật sự không thể tưởng tượng được Chu lão sư tao nhã trầm lặng vừa mắng người vừa cầm chổi xua đuổi người ta.
"Bà đã yêu cầu con trai nhận bà ấy làm mẹ nuôi, về sau hắn sẽ chăm sóc cả hai khi chúng ta về hưu, nhưng tiếc là hắn lại ra đi sớm hơn bọn ta, năm kia rơi xuống sông mà chết đuối, bà trở thành người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh. Hiện tại, bà lại tiễn lão Triệu.
Lão Triệu mắc bệnh cảm thấy khó chịu, đã muốn chết đi từ lâu, nhưng vì con trai bà vừa qua đời, sợ bà sa cơ lỡ vận, muốn đồng hành cùng bà nhiều hơn nên cố chịu đựng lâu như vậy ... Tháng này, bà ấy không có ngày nào ngủ ngon. Tối hôm qua vào bệnh viện truyền thuốc giảm đau, bà ấy nói đã tốt hơn nhiều, còn bảo bà về nhà lấy giúp bà ấy một ít quần áo tới, có khả năng sẽ ở lại bệnh viện vài ngày, làm sao biết được khi bà trở về thì bà ấy liền đi rồi..."
Nói đến đây, bà mới nghẹn ngào, tháo kính và lau đi những giọt nước trên khóe mắt.
Lộc Ẩm Khê vỗ vai an ủi bà.
Giản Thanh cũng dừng động tác lại mà nhìn bà.
Một lúc sau, Chu lão sư vỗ nhẹ lên tay Lộc Ẩm Khê, mang kính lên, hỏi Giản Thanh: "Bác sĩ Giản, hôm nay cháu đến gặp tôi, có phải muốn thuyết phục tôi đem giấy chứng tử trả lại cho người đàn ông họ Vương kia không? Tôi nói thẳng với cháu, tôi sẽ không giao cho hắn, cháu bảo hắn tự nghĩ cách đi.
Căn nhà hiện tại bọn họ đang ở cũng là năm đó lão Triệu trả một nửa tiền. Để chữa khỏi căn bệnh quái ác này, lão Triệu đã tiêu hết tiền tiết kiệm, bán nhà cửa, trang sức, vật dụng có giá trị, hắn ta cũng chưa từng một lần ghé thăm,cũng không hỏi thăm một tiếng. Hiện tại lão Triệu vừa đi, hắn liền tới lấy món hời, cháu thử suy bụng ta ra bụng người mà nghĩ xem nếu đổi lại là cháu thì cháu có cho không?"
Lộc Ẩm Khê có ý định bảo vệ Giản Thanh, muốn nói rằng Giản Thanh không bao giờ thiết lập quan hệ cá nhân với bệnh nhân và người nhà, hôm nay cô tới vì muốn cho nàng ghé thăm, không phải là vì chuyện giấy báo tử đó.
Vừa nói ra ba chữ 'Chu lão sư', Giản Thanh đã nháy mắt với nàng, khẽ lắc đầu ra hiệu nàng đừng nhiều lời.
Lộc Ẩm Khê nghe lời mà im lặng.
Giản Thanh mở miệng hỏi: "Chu lão sư, bà định làm gì tiếp theo?"
Chu lão sư cho biết: "Tôi đã một thân già nua, có thể đi bất cứ đâu. Số tiền dành dụm được trong hai năm qua đều dành để chữa bệnh cho lão Triệu, tôi còn nợ rất nhiều tiền. Sau này, tôi sẽ sử dụng tiền lương hưu để trả dần. Con gái nhờ tôi đến chăm cháu ngoại của nó, lo xong xuôi hậu sự cho lão Triệu tôi sẽ đi tìm nó."
Giản Thanh trầm mặc một giây, gật đầu nói:"Cháu hiểu rồi."
*
Khi đã đến giờ làm việc vào buổi chiều, Lộc Ẩm Khê ở lại tòa nhà để giúp Chu lão sư thu xếp di vật, còn Giản Thanh một mình đến bệnh viện làm việc.
Ngay khi cô thay xong áo blouse trắng, chủ nhiệm Tưởng từ bộ phận y tế liền gọi điện kêu cô đến bộ phận y tế.
Bị gọi vào