Cuộc sống trong đoàn làm phim rất tẻ nhạt và buồn chán, ngoài đóng phim ra thì chỉ có chờ đóng phim.
Thông cáo có thể thay đổi bất cứ lúc nào, đôi khi lịch quay sẽ có vài cảnh vào buổi sáng. Nhưng khi sắp đến trường quay, vì vô số tai nạn khác nhau như thời tiết, diễn viên cảm thấy không khỏe hoặc bận lịch trình khác, máy móc thiết bị hư hỏng sẽ buộc ê kíp điều chỉnh lại các cảnh quay, diễn viên phải chờ từ sáng đến tận tối.
Để bắt kịp tiến độ quay, việc bắt đầu công việc sớm và kết thúc muộn, thức khuya là chuyện thường ngày. Nhóm diễn viên quần chúng đã quen với việc mang một chiếc ghế dài nhỏ đến trường quay và sạc pin dự phòng, họ nghịch điện thoại di động chờ trợ lý đạo diễn đến và gọi đến trường quay, có khi phải đợi cả ngày trời.
Đoàn làm phim là một mô hình xã hội thu nhỏ. Nhóm diễn viên quần chúng là những người dưới cùng. Tiếp theo là các nhân viên phụ trách quan sát và điều phối được xếp thứ hai, còn người đứng đầu xã hội này là các nhà sản xuất, đạo diễn và các diễn viên chính.
Trình độ dân trí của hầu hết nhân viên công tác đều không được cao, có người tham gia lung tung vào các đoàn làm phim sau khi tốt nghiệp cấp 3. Tuy lương thấp nhưng được bao ăn bao ở, còn có thể theo những đoàn đội khác nhau du lịch khắp mọi miền đất nước.
Họ có thể nhìn thấy những đại minh tinh lưu lượng cao và chụp ảnh cùng những người đó rồi đăng lên Weibo để khoe mẽ với bạn bè.
Họ là những người tiêu hao thể chất nhất trong đoàn làm phim, có khi 11 giờ đêm mới có thể kết thúc công việc, nhưng 3 giờ sáng lại phải dậy bố trí phim trường.
Trong trường quay, có thể thường xuyên nhìn thấy các nhân viên trực tiếp nghỉ ngơi trên sàn xi măng.
Giám đốc của bộ phận sản xuất là lãnh đạo của bộ phận tuyên truyền, nhưng chỉ là trên danh nghĩa, ông ấy chỉ xuất hiện trong hai ngày khai máy. Sau khi khai máy, giám đốc sản xuất của Tập đoàn Văn hóa Điện ảnh và Truyền thông Ngân Hà sẽ là người điều hành sản xuất chính, trợ lý sản xuất bên dưới chịu trách nhiệm điều hành các công việc lặt vặt như chi trả tiền và đệ trình tài liệu cho lãnh đạo ký.
Đạo diễn Chu Hoành Mậu là giảng viên của Học viện Điện ảnh và Truyền hình, tính tình hiền lành, không phô trương. Trong lúc nghỉ giải lao, ông thích đến chơi với các bạn trẻ và dạy các diễn viên trẻ cách diễn xuất.
Từ trên xuống dưới, bầu không khí của toàn bộ đoàn phim liền trở nên sôi động.
Ở trong một đoàn đội có bầu không khí tốt, không có quá nhiều lục đục và khúc mắc thì rất dễ học hỏi được nhiều điều.
Nhưng cũng giống như các bệnh viện, ở đây có đặc điểm phân cấp về thâm niên rất rõ ràng.
Chẳng hạn như trang điểm.
Thứ tự trang điểm rất đặc biệt, thường thì diễn viên trẻ tuổi sẽ được trang điểm trước, còn các diễn viên gạo cội có thể ngủ đến sáu bảy giờ sáng rồi mới dậy trang điểm.
Lộc Ẩm Khê còn trẻ, trình độ thấp, thường bị bắt dậy lúc bốn hoặc năm giờ sáng để trang điểm.
Nàng và một số bạn trong lớp đã tổ chức một nhóm để mua một vài chiếc ghế tựa trên mạng. Trong khi nghỉ ngơi, một số người thường nằm trên những chiếc ghế tựa, ngủ bù để lấy lại năng lượng, hoặc chơi những game giải trí mạnh.
Lộc Ẩm Khê dành phần lớn thời gian để ngủ bù, nhưng thỉnh thoảng cũng thức dậy chơi game để giải tỏa đầu óc và chuẩn bị cho cảnh quay sau.
Đêm nay là cảnh quay đêm dài nhất, nàng phải đợi từ một giờ chiều đến bảy giờ tối nhưng kế hoạch vẫn luôn thay đổi.
Học tỷ bên cạnh nhìn thấy nàng tỉnh dậy liền ném cho nàng một chai cà phê.
Cà phê, Red Bull và trà sữa là những thức uống sảng khoái nhất trên phim trường.
Lộc Ẩm Khê nhận lấy: "Cảm ơn học tỷ, mọi người đâu hết rồi ạ?"
"Nhóm A đã phẫu thuật lồng ngực cho Tiêu Nhất Hành, bệnh nhân chảy nhiều máu, ngân hàng máu trong bệnh viện không đủ; Nhóm B lái xe đưa Lan Chu đến trung tâm huyết học để lấy máu, họ ra ngoài để quay phim rồi, hiện vẫn chưa trở lại". Học tỷ lắc lắc điện thoại mời Lộc Ẩm Khê:"Học muội, ăn gà không?"
Ăn gà là tên gọi đùa của một trò chơi bắn súng thuộc thể loại sinh tồn.
Lộc Ẩm Khê nhấp ngụm lớn cà phê và nói: "Sau cảnh quay của nhóm A sẽ đến lượt quay của em. Em sợ sẽ bị gọi bất ngờ rồi treo máy bỏ lại đồng đội."
Quả nhiên vừa dứt lời thì phó đạo diễn đã bước tới gọi nàng đến trường quay.
Nàng vào vai một bác sĩ chuyên khoa ung bướu, bố nàng đang chảy nhiều máu trên bàn mổ, nàng vừa đi hiến máu cho ông xong, sau đó trở về khoa ung bướu thì tình cờ gặp một bệnh nhân ung thư dạ dày bị sốc giảm thể tích chuyển từ khoa cấp cứu đến, nàng ngay lập tức cứu chữa. Cuối cùng, bệnh nhân có thể sống lại, nhưng bố của nàng nằm trên bàn mổ, mãi mãi không thể nào tỉnh dậy được nữa.
Đây là một đoạn diễn đầy bi kịch.
*
Hai tiếng sau, Lộc Ẩm Khê trở về từ phim trường, hai mắt đỏ hoe, hốc mắt sưng đỏ, trên mi vẫn còn đọng nước.
Nàng đắm chìm trong tâm trạng buồn bã bi thương, cúi đầu xuống, nước mắt lại chực trào.
Là diễn viên có kinh nghiệm, nàng sẽ huy động những kinh nghiệm và cảm xúc tương tự trong quá khứ để diễn xuất.
Bố của nàng – Lộc Minh, đã mất khi nàng còn rất nhỏ.
Lộc Minh là bác sĩ chuyên khoa ung bướu, so với Cố Minh Ngọc ở khoa ngoại thì hệ thống nội khoa có giờ giấc tan tầm ổn định hơn nên ông thường đưa nàng đi chơi, tắm rửa và nấu cơm cho nàng. Khi trực ban vào buổi tối, ông sẽ không bao giờ để nàng ở nhà một mình mà sẽ đưa nàng đến khoa. Trong lúc ông viết hồ sơ bệnh án thì nàng sẽ ngồi bên cạnh ông, yên tĩnh vẽ lên giấy.
Nàng thuận tay trái từ khi còn nhỏ, Cố Minh Ngọc thấy nàng cầm thìa bằng tay trái thì dùng đầu đũa đánh vào mu bàn tay và yêu cầu nàng dùng tay phải. Tuy nhiên, Lộc Minh đã lấy tài liệu ra và nói rằng thuận tay trái là một hiện tượng bình thường, đừng ép nàng sửa vì điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của nàng, ông còn xoa đầu an ủi nàng:" Đừng sợ, con không cần phải thay đổi. Sau này, nếu người khác nói con không bình thường thì con có thể về nhà tìm bố, bố sẽ nói chuyện phải trái với bọn họ."
Khi nàng 5 tuổi, ở thành phố nọ có một trận động đất lớn. Lộc Minh được cử đi hỗ trợ vùng thiên tai, trước khi đi ông hứa sẽ đưa nàng đến sở thú để xem hổ, gấu trúc, và hươu con.....
Nhưng ông đã lỡ hẹn, và nàng không bao giờ có thể đợi ông trở về nhà nữa.
Ông đã làm việc cả ngày lẫn đêm trong khu vực bị thiên tai, cuối cùng ông đã tử vong tại nơi đó do làm việc quá sức.
Năm đó, tinh thần và thể xác của Cố Minh Ngọc đều kiệt quệ, bà vừa bận làm việc vừa bận nghiên cứu khoa học, lại bận thăng quan tiến chức, không có thời gian đưa đón nàng nên bà đã ném nàng về quê để bà ngoại nuôi nấng.
Người dân ở quê lại càng mê tín, khi thấy nàng dùng tay trái, họ sẽ chỉ chỉ trỏ trỏ nói nàng không bình thường. Khi lão sư thấy thì sẽ dùng ván tre đánh vào lòng bàn tay để yêu cầu nàng sửa lại. Bảy dì tám cô trong xóm đồn thổi rằng những người thuận tay trái sẽ khắc chết người thân trong gia đình, họ còn nói có thể là do nàng thuận tay trái nên mới khắc chết bố nàng, vì thế Cố Minh Ngọc mới ném nàng về vùng quê hẻo lánh này, họ còn nói đùa:" Mẹ của mày đã tìm cho mày một người bố mới rồi còn sinh cho mày một đứa em trai, sau này họ cũng chẳng cần mày nữa."
Nàng nghĩ về những chuyện đã qua khi còn nhỏ, nhớ đến việc Cố Minh Ngọc từng dùng đũa đánh vào tay nàng thì liền tin là thật. Nàng đành nuốt nước mắt vào trong, tập viết và ăn bằng tay phải.
Thật ra, việc bị bạn cùng lớp đánh đập, cười nhạo hay bị người thân đàm tiếu cũng không có vấn đề gì, nàng cũng chỉ hơi buồn một chút thôi. Nàng chỉ sợ Cố Minh Ngọc sẽ thực sự ruồng bỏ nàng vì nàng là người