Đêm vắng lặng là khoảng thời gian mà các bệnh nhân ung thư phải chịu đựng những cơn đau do ung thư hành hạ nhiều nhất.
Trong phòng bệnh, đèn trên tủ đầu giường phát ra ánh sáng yên tĩnh, ấm áp.
Có một chiếc túi nilon màu đỏ bên cạnh ngọn đèn, đựng đầy những quả quýt to bằng nắm tay.
Mùi cam quýt ngọt ngào lan tỏa khắp căn phòng nhỏ. Lộc Ẩm Khê ngồi ở cuối giường bệnh của Tang Tang, bóc sạch những đường gân trắng trên múi quýt.
Nàng nhớ Giản Thanh rất thích ăn những quả quýt được bóc sạch sẽ như thế này.
Trương Dược đứng bên giường bệnh, tiêm cho Tang Tang một mũi thuốc giảm đau cực mạnh: "Một chút là được rồi, sau này sẽ không đau nữa."
Giường bệnh được kê cao, Tang Tang nửa nằm nửa ngồi trên giường, thân hình nhỏ bé, khuôn mặt ốm yếu vàng vọt, đôi mắt ngấn lệ, nhỏ giọng tả về nỗi đau do ung thư:"Giống như có nhiều con kiến đang cắn vào lưng em vậy....."
Nỗi đau do ung thư mang lại khiến nhiều bệnh nhân đau đến mức không thể chợp mắt và muốn tự tử.
Trương Dược đứng ở bên giường bệnh nhìn cô bé, trong lòng dâng lên cảm giác bất lực.
Hắn dùng dung dịch sát khuẩn để khử trùng rồi lấy một viên kẹo sữa từ trong túi ra đưa cho mẹ Tang Tang để bà bóc cho cô bé ăn.
Hắn nhẹ nhàng an ủi: "Em ăn kẹo đi, rất ngọt, từ từ sẽ không còn đau nữa."
Đối mặt với bệnh tật, những lời an ủi như thế này thật sự rất nhạt nhẽo.
Lộc Ẩm Khê bóc quýt cho Tang Tang rồi lấy điện thoại di động ra tìm phim hoạt hình cho cô bé xem.
Cô bé thực ra rất ngoan, không cần phải dỗ dành, phần lớn thời gian đều im lặng. Các bác sĩ và y tá chào cô bé, cô bé sẽ nở nụ cười ngọt ngào. Ở trước mặt mẹ mình, cô bé sẽ cố gắng kìm nước mắt lại, mãi cho đến khi mẹ cô bé đi ra ngoài rồi thì em mới dám lén lút trốn trong chăn rồi òa khóc.
Không cần phải dỗ dành, nhưng bọn họ chỉ muốn giúp cô gái nhỏ chuyển hướng sự chú ý một chút để không dễ dàng cảm nhận được cơn đau nữa.
Mẹ của Tang Tang cũng không khóc trước mặt cô bé.
Giống như bây giờ, khi bà không thể kìm được nước mắt, bà sẽ nói:"Tôi đi pha nước ấm". Sau đó, bà cầm chiếc bình giữ nhiệt bước ra khỏi phòng bệnh và ngồi xổm ở hành lang để khóc.
Khi mẹ không có ở đây, Tang Tang ngậm viên kẹo sữa và hỏi Trương Dược bằng chất giọng yếu ớt: "Ngày mai em có thể xuất viện được chưa ạ?"
Trương Dược đẩy đẩy kính, trả lời: "Ngày mai vẫn chưa được."
"Em muốn xuất viện ... em muốn được đi học ... em còn muốn chơi với các bạn cùng lớp nữa..."
"Chờ đến khi không còn đau nữa, lúc đó em khỏe hơn rồi thì sẽ có cơ hội đến trường."
Đến trường, học tập và chơi với các bạn cùng lớp là những điều bình thường nhất đối với một đứa trẻ ở độ tuổi này.
Biết rõ đây chỉ là lời an ủi nhưng Tang Tang vẫn mỉm cười.
Trương Dược tháo khẩu trang xuống, mỉm cười lộ ra hàm răng trắng bóc của mình, đĩnh đạc nói: "Vậy anh về phòng làm việc trước nhé. Nếu em cảm thấy không thoải mái thì cứ nhấn chuông để tìm chị y tá hoặc tìm anh nha."
Hắn là bác sĩ trực giường và là bác sĩ tiếp xúc với bệnh nhân lâu nhất.
Hồ sơ nhập viện do hắn viết, lịch sử bệnh là do hắn hỏi, lời dặn của bác sĩ là do hắn đưa ra, cấp trên truyền đạt chuyện gì, cũng chủ yếu là do hắn đến nói trực tiếp.......
Mọi công việc vặt vãnh, tỉ mỉ đều do những bác sĩ trẻ vẫn đang tuổi ăn tuổi lớn này đảm nhận.
Khi bước ra khỏi phòng bệnh, hắn nhìn thấy mẹ cô bé ngồi xổm trên sàn nhà khóc nức nở. Hắn cũng bước đến rồi ngồi xổm xuống, vỗ nhẹ vào lưng mẹ cô bé hai lần nhằm an ủi bà.
Mẹ của Tang Tang đứng lên và cảm ơn Trương Dược: "Bác sĩ, cũng muộn rồi, tôi xin lỗi vì đã làm phiền cậu."
Trương Dược nói: "Dì nhớ chăm sóc bản thân cho thật tốt, không có gì phiền đâu ạ, đây là công việc của bọn cháu mà."
Khi trở về phòng làm việc, hắn không còn vẻ điềm tĩnh trước mặt bệnh nhân nữa, sự mệt mỏi và bực bội dần dà dồn nén trong tâm trí. Hắn tháo khẩu trang ra rồi ném vào túi rác màu vàng. Sau khi rửa tay và khử trùng, hắn ngồi trước máy tính và ngơ ngác nhìn vào cuốn 《Ung thư học》 dày cộp.
Giản Thanh trở lại văn phòng sau khi cấp cứu bệnh nhân, cô nhìn thấy Trương Dược đang gục đầu xuống liền dùng bút gõ vào đầu hắn ta, hỏi: "Sao cậu lại biến thành con chim cút rồi?"
Trương Dược lau mặt, đóng sách lại: "Sư tỷ, cứu không được em ấy rồi. Em học nhiều năm như vậy, nhưng vẫn không cứu nổi một đứa trẻ 10 tuổi ..."
Cứu người chữa bệnh, hắn đã cứu được ai trong hai năm ở khoa ung bướu?
Chẳng cứu được ai cả, chỉ nói lời tạm biệt hết bệnh nhân này đến bệnh nhân khác.
Giản Thanh ngồi bên cạnh Trương Dược, bình tĩnh nhìn người vừa là đàn em, vừa là cấp dưới này.
Nhiều sinh viên y khoa học y với niềm tin cứu người và chữa bệnh, nhưng họ sẽ không phát hiện ra những hạn chế của việc điều trị y tế cho đến khi họ thực sự đến lâm sàng.
Bác sĩ không phải là thần thánh, trong rất nhiều trường hợp, họ phải bất lực nhìn người sống lặng lẽ chết đi.
Đặc biệt là ở khoa ung bướu, cho dù là người lạc quan vui vẻ đến mức nào đi chăng nữa thì cũng sẽ bị sự tuyệt vọng đánh gục hết lần này đến lần khác, họ không thể không nghi ngờ giá trị của sự tồn tại.
Sự chai sạn đã sớm trở thành bản sắc tự vệ của riêng họ.
Nhưng tê dại cũng là một biểu hiện của trầm cảm, nó bao bọc những lớp cảm xúc tiêu cực. Nhìn bề ngoài thì trông có vẻ tốt, vẫn có thể chịu đựng được, nhưng thực ra đó chỉ là cọng rơm cuối cùng nghiền nát con lạc đà còn chưa xuất hiện.
Các bác sĩ trẻ sẽ nhiều lần trải qua cảm giác thất vọng, tuyệt vọng và thiếu tự tin như hiện tại. Trước đây, Giản Thanh sẽ không an ủi hắn, thay vào đó là chế nhạo 'Một là cậu chấp nhận sự việc này, hai là nghỉ việc đi.'
Hiện tại tính tình cô đã dịu đi nhiều, cô múc một chén canh gà cho đàn em:" Mọi bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối đều có khả năng tử vong thì tại sao chúng ta phải lãng phí thời gian và nguồn lực cho việc điều trị và nghiên cứu? Bởi vì cách đây mười năm, tỷ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh ung thư ở nước ta là 30,9%. Mười năm sau, nó đã tăng lên 40,5%. Trong mười năm nay, hàng triệu nhà y học, nhà nghiên cứu khoa học và tình nguyện viên đã nghiên cứu ngày đêm để đổi lấy gần 10% tỷ lệ sống sót cho bệnh nhân. Trương Dược, ở góc độ vi mô, cậu không thể cứu được một vài người nhưng dưới góc độ vĩ mô, cậu có thể trở thành một phần trăm của tốc độ gia tăng tỷ lệ sống sót trong mười năm tới nữa."
Đây là một lĩnh vực đầy tuyệt vọng, và cũng là một lĩnh vực cần phải đối mặt với thất bại này đến thất bại khác.
Có lẽ trong suốt cả cuộc đời, bọn họ chưa bao giờ chữa khỏi cho một vài bệnh nhân. Sự đóng góp của cả một đời người chỉ đổi lại vài phần trăm tỷ lệ tăng trưởng.
Nhưng y học hiện đại là như vậy, nó không phải là một ngôi nhà được xây dựng bởi một người mà là bác sĩ, y tá, người bệnh..... cùng nhau gây dựng nên một tòa lâu đài đồ sộ từ những đống tro tàn đổ nát.
*
11 giờ đêm, Giản Thanh thay áo blouse trắng, đến phòng bệnh đón Lộc Ẩm Khê về nhà.
"Hổ, thỏ trắng, hamster ... con cuối cùng là gấu trúc". Các loài động vật tròn vo được vẽ ra bởi những đường kẻ đen trắng trên tờ giấy A4 mỏng. Trang giấy được kê bên chiếc gối để cùng cô bé gầy guộc tiến vào giấc ngủ.
Tang Tang dần chìm vào giấc ngủ dưới tác dụng của thuốc.
Mẹ của Tang Tang vẫn đang thì thầm kể chuyện về thời thơ ấu của cô bé.
Bà nói rằng Tang Tang là đứa trẻ bị bố mẹ bỏ rơi. Khi cô bé còn nhỏ, bà đi làm ăn ở nơi khác, chỉ đến khi Tết nhất mới có thể trở về quê thăm cha mẹ và con cái. Nếu sớm biết có ngày hôm nay thì dù cho có mệt mỏi và cay đắng đến như thế nào, bà cũng sẽ đưa Tang Tang theo cùng mình.
Hiện giờ bà không còn nhiều thời gian đồng hành cùng cô bé nữa cho nên hối hận cũng vô dụng. Bà chỉ có thể trải qua những ngày tháng còn lại trong đau đớn và khổ sở.
Lộc Ẩm Khê vừa vẽ vừa nghe bà tâm sự.
Nàng cũng là một đứa trẻ bị bỏ rơi khi còn nhỏ.
Nàng đã bị Cố Minh Ngọc vứt ở vùng quê hẻo lánh.
Thời đó, phương tiện liên lạc ở nông thôn kém phát triển, không như người dân hiện nay có điện thoại thông minh. Ở khắp các thôn, bản chỉ có điện thoại cố định, muốn gọi điện để nghe tiếng mẹ thì nàng phải vào nhà của người khác và nói những lời nịnh nọt.
Cố Minh Ngọc chưa bao giờ gọi điện về nhà. Trước nay đều là do bà ngoại gọi điện cho bà, bà ngoại sợ làm phiền công việc của bà nên chỉ dám gọi cho bà trong những