Nhìn chung thì đi đẻ cũng nhàn, “lúc đi hết hồn lúc về hết bầu”, mọi thứ nó nhẹ tựa lông hồng chứ không kinh hoàng và khủng khiếp là bao. Dịch vụ của bệnh viện quá tốt, nên vết mổ của tôi chẳng đau đớn gì nhiều. Sang ngày hôm sau là tôi có thể tập đi tới, đi lui ẵm con tôi được rồi. Tôi biết là do tôi có điều kiện, nên mọi thứ cho tôi và cho con tôi đều là tốt nhất. Nhưng hạnh phúc nhất là vẫn luôn có ông chồng già bên cạnh và sát cánh không rời tôi nửa bước thế này, hỏi sao mà không nhẹ cho được. Bên ngoài kia còn rất, rất nhiều sản phụ không được may mắn và hạnh phúc như tôi đâu.
Có người khi mang thai con bị chẩn đoán mắc các bệnh bẩm sinh: Down, tim, hở hàm ếch...Phải đứng trước lựa chọn giữ hay bỏ. Có người can đảm là “single mom”, tự mình vượt cạn trong tủi hơn, họ thật mạnh mẽ và kiên cường biết mấy. Có người thì chồng muốn con trai, nhưng mình lại mang bầu con gái, đến lúc đẻ thằng chồng chả buồn nhìn con. Mà ông chồng ngu si đâu biết gái hay trai đều do đàn ông cả đấy. Có những người đau đẻ quằn quại muốn chết đi sống lại, muốn đẻ mổ nhưng ông chồng và mẹ chồng lại bắt sinh thường, cho rẻ tiền và tốt cho con. Tốt đâu không thấy lạng quạng lại mất cả mẹ lẫn con tới nơi kìa. Có người gia cảnh khó khăn, khi sinh nở phải vật lộn trong các khu bình dân của bệnh viện. Nhét mười mấy bà đẻ trong 1 căn phòng chật chội, ngột ngạt, nóng bức, toilet thì chỉ có 1 cái lại không được sạch sẽ đàng hoàng. Có người mới sinh xong phải gồng người ngồi dậy mà làm, vì chồng nó ngồi đó lo bấm máy rồi, và nó nghĩ chuyện chăm con “méo phải việc của ông đâu nhé, đẻ được thì chăm được đi”.
Tôi là còn được may mổ thẩm mỹ, đúng giờ là có hộ lý vào tận phòng cho thuốc uống và đặt thuốc giảm đau vô hậu môn, vệ sinh vùng kín cùng thay băng cẩn thận dùm. Nên bảo đi đẻ có đau lắm không? Chắc tôi lắc đầu trả lời “không” 1 cách thành thật. Có những bà mẹ không có đủ kinh phí, phải mổ thường, vết mổ nó dài từ xương chậu này qua tới xương chậu bên kia. Hết thuốc tê là cơn đau quằn quại la liệt ập đến, phải 2 hay 3 ngày mới đứng dậy đi nổi. Và cũng có những mẹ bầu, khi đi sinh con, họ mãi mãi chẳng bao giờ trở về nữa, chỉ được đứng từ trên trời ngó xuống nhìn con mình khôn lớn. Vì “cửa sinh là cửa tử” mà...Còn rất nhiều trường hợp đau lòng và tội nghiệp của vô vàn các sản phụ không được may mắn khác. Tôi thầm cảm tạ trời đất vì mình quá sức tốt số, khi có thầy là chồng mình, khi đi bình an mà khi về cũng an bình. Vừa thương vợ quá thể lại vừa có nhiều tiền, có thể coi là hơi thực dụng. Nhưng thật sự, đời nó như thế đấy! Vì:” Đồng tiền không phải vạn năng, nhưng không tiền thì vạn vạn bất năng.” Muốn sống tốt trong hiện thực, thì mình phải có nhiều hiện kim.
Khi được chuyển từ phòng hồi sức xuống phòng bệnh của mình. Bà Lệ và dì Phương đã chờ sẵn tôi ở bên trong rồi. Khi nhìn thấy 2 thằng oách con nhà tôi, bà Lệ và dì Phương cứ đứng há mỏ bịt miệng nhìn ngắm mãi, vì tướng mạo của chúng nó quá xuất sắc. Không phải là con mình thì mình khen chứ, thật sự khi tôi nhìn thấy tụi nó là cảm thấy tự hào lắm luôn. Thằng anh khi nhìn vô, thấy dáng vẻ khôi ngô, đạo mạo, ngoan ngoãn đến yên bình, mới là bé sơ sinh thôi mà ra dáng anh 2 liền rồi. Tôi cảm giác sau này nó sẽ thay ba nó là trụ cột của gia đình. Còn cái ông thần kia thì thôi rồi, lúc đói thì ngoác miệng la lối um sùm, nhưng khi bú no là nó nhoẻn miệng cười suốt. Ai bế nó cũng nhắm mắt ngủ, nhưng miệng lúc nào cũng tươi như hoa. Cái mặt nó cũng vui vui hài hài nữa, dự đoán đây sẽ là mầm non giải trí của đất nước.
“Ba thương con, vì con giống mẹ. Mẹ thương con, vì con giống ba” là thiệt nha. Tôi thích ẵm anh 2 của tôi, vì giống thầy quá, như đúc 1 khuôn vậy. Thần thái điềm đạm, nho nhã vô cùng, cho tôi cảm giác an bình đến lạ. Còn thầy thì khoái bế thằng chó con kia, vì khuôn mặt nó giống tôi. Hài hước vui vẻ, và nụ cười tươi sáng cũng giống tôi y chang vậy. Nên ổng ngắm nó mà cười tủm tỉm suốt. Nựng nó tối ngày, vì cái họng nó la lớn quá thể.
Mấy ngày trong bệnh viện, khi được xuất viện về, là cả 2 vợ chồng chắc lên được 1 hay 2 kí lận. Ngày bệnh viện lo cơm 5 bữa, 3 bữa chính và 2 bữa phụ, nuôi cả người thân của sản phụ luôn. Vì thế số tiền để chi trả cũng khá chát, nhưng đối với chồng tôi là “có bao nhiêu đâu”. Con thì tối được hộ lí bế lên phòng dưỡng nhi chăm dùm rồi, 2 vợ chồng ôm nhau ngủ phè phè mấy ngày như đi nghỉ dưỡng rồi về. Mặt cả 2 sáng sủa tươi vui hẳn, có ai nghĩ là mới sanh con và nuôi bà đẻ về đâu. Tiền nó kì diệu vậy đó quý dị!
Khi về đến nhà, ông thầy già bắt tôi kiêng đủ 3 tháng 10 ngày. Vì là sinh con so, nên cơ thể thay máu, yếu ớt như con cua lột. Bởi vậy cái gì cũng phải kĩ lưỡng, cẩn thận để phòng ngừa hậu sản. Bây giờ không nói chứ đợi sau này về già mới khổ, nào là hay lạnh người, đau đầu, đau lưng, nhức mỏi chân tay, nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sức khoẻ lắm, nếu như tôi không chịu kiêng cữ cẩn thận. Ổng nói các cụ hồi xưa đã phán gì thì cấm có sai đâu. Phân tích rõ cho tôi rằng : ” Em hãy so sánh phụ nữ Á Đông và phụ nữ Phương Tây sau khi sinh nở xem. Một bên thì tân tiến hiện đại quá, đẻ xong cứ phơi phới áo 2 dây, ra gió sớm. Còn các bà mẹ phương Đông khi đẻ xong được kiêng cữ cẩn thận, có phải họ trẻ lâu, không xập xệ và sức khoẻ khi về già dẻo dai hơn phụ nữ phương Tây nhiều không?” Bởi vậy