Cả bốn người cùng đi vào, mà càng vào sâu càng thấy xung quanh tối đen.
Trần An thong thả bám theo với khoảng cách không xa cũng chẳng gần.Thanh Trúc có vẻ đề phòng, đi cùng với các anh em đồng đạo mà thanh kiếm trên tay nàng chưa bao giờ buông lỏng.
Nàng bỗng nhớ tới lời sư phụ dặn dò trước khi xuống núi: “Con cứ liệu mà làm theo lương tâm, còn lại trời cao tự ắt có an bài.
Hãy giữ vững đạo tâm của mình.”Lão cũng dặn dò nàng phải chăm sóc bản thân, quan tâm như thể xem nàng là cô con gái mà lão sinh ra.
Rồi chẳng biết nghĩ gì mà lão thở dài thườn thượt, sau đó mới phất tay cho nàng đi.Sư phụ nàng cũng không phải là kẻ có tiếng tăm gì, lão già ấy có cái lưng còng, chắc cũng đã đến cái tuổi chờ ngày xuống lỗ.
Đa số những kẻ thích tu đạo, tu có đạo hạnh cao thâm sẽ giữ nguyên được hình dáng trẻ tuổi của mình, thậm chí càng ngày càng trẻ đẹp phơi phới.
Có mỗi lão sư phụ ở Côn Sơn là khác biệt, thói đời thế nào, lão như thế ấy, sinh già bệnh chết, lão cũng đi theo, tuyệt nhiên không cầu trẻ đẹp cường tráng, thuận theo ý trời, sống nhăn răng hơn tám mươi năm.Lão thu nhận đệ tử cũng chỉ trên dưới mười người, người ta thường hay cười nhạo lão, cho nên các danh môn chính phái khác không thường xuyên qua lại cho lắm.
Lão tên là Tư Gàn, tính cách cổ quái, còn thường xuyên ra vẻ cao thâm khó lường, có sở thích bỏ bê đệ tử, thường xuyên đuổi đệ tử xuống núi giúp dân.
Thường thường thì mấy chuyện giúp dân chỉ có quan phủ mới làm, chứ cái đám người mở miệng ra là tu đạo này trốn biệt tăm trên núi, cầu trường sinh, cầu giải thoát chứ có bao giờ để ý việc đời đâu.Có mấy lần lão Tư Gàn gọi Thanh Trúc đến hàn huyên, nàng là nữ đệ tử duy nhất mà lão thường xuyên phải căn dặn nhiều.
Trông lão rất ưu sầu, mỗi lần gặp nàng là nếp nhăn trên mặt lão nhiều hơn một vết.
Nhiều lúc Thanh Trúc cũng phải nhìn lại mình xem bản thân có làm chuyện gì sai trái hay không.
Nàng cũng rất lo lắng, lão thở dài nhiều như thế có khi nào bị cạn khí mà chết không.Vốn dĩ Thanh Trúc nghi ngờ ba kẻ đi cùng nàng là hồ yêu vì trước kia bọn họ xuống núi một thời gian khá dài, khi trở về thì vẫn mang tính cách như vậy.
Thế nhưng có những chuyện không phải cứ bắt chước là làm giống y hệt được.
Ví dụ như Võ Sang bỗng nhiên quan tâm đến nàng nhiều hơn trước.Lúc trước Võ Sang vẫn quan tâm, thế nhưng không lộ liễu quá nhiều, vừa nãy hắn ta còn sỗ sàng nắm tay nàng, nàng cố tình tỏ ra không sao, cũng không bày tỏ sự khó chịu với hắn, vì nàng đang tìm cách để hắn hiện nguyên hình, sau đó diệt cỏ tận gốc.Ban đầu chỉ là suy đoán, sau đó nàng báo lại với Tư Gàn, lão già ấy tặng cho nàng một miếng ngọc bội, nói rằng nếu có tà khí tới gần, miếng ngọc bội sẽ đen lại.Thanh Trúc lấy miếng ngọc bội ra xem, nó đã không còn là màu xanh nữa.Trần An đứng ở trên cao nhìn xuống, giấu khí tức của mình, thấy miếng ngọc bội mà nàng cầm, khẽ chau mày.Vốn dĩ Thanh Trúc còn sống là vào khoảng hơn năm trăm năm trước, ngày ấy hắn ở thân phận Diệp Lý, còn đang trong thời gian phải chịu thiên kiếp, tu hành có bước tiến triển khá cao.
Có thể nói vào thời điểm ấy hắn là một trong ba vị Tam Giác Đạo nổi bật nhất.
Thật ra thì người người kính nể hắn cũng chỉ là vì hắn ra vẻ thái quá.
Đặt chân đến đâu cũng là nơi giang hồ giao tranh, xác chết nằm dưới tay hắn nhiều không kể xiết, thế nhưng không biết có phải trừ gian diệt bạo hay không, hắn thấy nên tiễn người nào đi thì tiễn ngay, chẳng giải thích, cũng không thích phân bua.Kẻ nào tới đàm đạo với hắn cũng chỉ được dăm ba câu, bởi thời điểm ấy hắn mở miệng ra là “ôi thế nhân, ta có tài đức gì đâu”, cái sự khiêm cung quá ra vẻ của hắn đã đánh lừa được người ta.
Thành thử ai cũng nghĩ rằng Diệp Lý thật sự là một bậc chân tu, khiêm nhường lễ độ, luôn tự xem mình là kẻ không có tài đức gì.Thật ra hắn nói vậy không phải vì thật sự xem mình là kẻ hèn mọn, mà là thấy cái chuyện đưa giang sơn treo trên miệng những kẻ thích ra vẻ như hắn thật sự là một thú vui không hề tao nhã.
Ngày ngày hắn đi “diệt gian trừ bạo”, đêm về đắm mình ở Thác Tiên, tự bình luận nhan sắc của bản thân một phen, cuộc đời hắn cũng phù phiếm đến thế là cùng.Thế mà hắn đã độ được thiên kiếp đầu tiên, lần ấy hắn không ở lại đỉnh Phương Vân, vốn dĩ cũng đang bôn ba tứ xứ, giả bộ tranh đua với thiên hạ, sứt đầu mẻ trán, mà đi ngang qua núi Ni này lại gặp thiên kiếp, cho nên bị ngã ngựa, ở ngay đây độ được một kiếp, cái thân tàn và nhan sắc hắn ngày đêm mong nhớ vẫn nguyên vẹn.Thanh Trúc cũng biết giới tu đạo có Tam Giác Đạo uy danh lẫy lừng, nhưng đâu biết một trong ba vị ấy vừa bị nàng chửi không ra gì.Ngày ấy Diệp Lý đã bỏ đi thất tình lục dục từ lâu, chôn sâu dưới đáy lòng, cho nên chẳng còn cảm thấy sự nóng vội không nên có của một nữ nhi nhỏ bé như Thanh Trúc có gì thú vị.
Nếu hỏi Diệp Lý ngày ấy rằng “nhan sắc có làm ngươi thích thú không”, Diệp Lý sẽ đáp rằng: “Ôi, nhan sắc của ta còn chưa đủ hay sao? Thôi đừng mời gọi ta nữa, ta gánh mỗi ta chưa được, còn gánh thêm ai nữa đây.
Ta có tài đức gì đâu.”Nếu hỏi “có điều gì làm ngươi sinh hận thù không”, Diệp Lý sẽ than rằng: “Ta hận nhất là thế gian lắm kẻ thích nói về những chuyện đạo Trời với ta.
Có nói cũng đi tìm người khác, đừng nói với ta, ta có tài đức gì đâu.”Nếu hỏi “ngươi thích gì trong thiên hạ”, Diệp Lý sẽ tỏ vẻ cao thâm khó lường mà đáp: “Kẻ hèn này đâu dám thích gì, mọi sự đều của núi sông trời đất.
Ta có tài đức gì đâu.”Thật ra hắn lười đáp chuyện, nên mới thích ra vẻ thần bí như thế.
Năm hắn còn vang danh trong thiên hạ, câu “ta có tài đức gì đâu” khiến quần thần mến mộ.
Sau khi nhân gian nghe được lời đồn Diệp Lý đã ngỏm củ tỏi, tức thì cái câu nói ra vẻ ấy của hắn đã hoàn toàn được hiểu đúng nghĩa.
Dù vậy cũng chỉ là một phần nhỏ lẻ không đáng kể, chuyện thiên hạ ca tụng hắn là sự thật.Hắn không còn quá mê sắc cũng là thật.
Thế nhưng cái lần gặp gỡ của hắn và Thanh Trúc vào năm trăm năm trước ấy lại chính là khởi nguồn của tất thảy mọi chuyện.Miếng ngọc bội trên cổ nàng chính là thứ mà hắn đã cất giữ mấy trăm năm trên cổ.Bây giờ Trần