Bắc Loan ấy, ai mời mà đếnVạn yêu đồ ai bện mà thànhLỡ đường ở chốn phân tranhTiên sinh bày trận gọi nhanh sóng trào.
Đỗ Quyên còn nhớ, đêm Lê Hưng rời đi là thời điểm cuối đông.
Trước khi chàng đi, dưới ánh trăng, hai người đã hẹn trao nhau một chiếc vòng đỏ thề ước, cầu cho Cõi Trăng Cao chứng giám, mãi mãi yêu nhau, ngàn năm không đổi.
Đợi khi Lê Hưng trở về, chàng sẽ cưới nàng.
Đỗ Quyên sẽ khoác khăn voan hồng, chờ đợi chàng vén lên.
Thế nhưng, vào một ngày xuân se lạnh, bỗng có làn khói đen lướt qua Nhân Hòa thôn, mang theo thứ bệnh dịch chết chóc.
Người trong thôn dính bệnh, chết rất nhiều, cơ hồ không còn chỗ để chôn nữa, xác phải hỏa thiêu dần chất thành đống.
Nhân Hòa thôn của những ngày đó, cỏ cây khô héo, nhà nhà tang thương.
Nhờ sự giúp đỡ của Lê Nhẫn, cha của Lê Hưng, họ vốn không đói kém như thế.
Chắc có lẽ do thôn này mắc nghiệt, nên bệnh mãi không lui, người chết mỗi lúc một nhiều.
Mà kéo theo đó, Lê Tường Vân, vợ của Lê Nhẫn cũng mắc bệnh.
Lê Nhẫn chăm sóc ngày đêm không rời vợ mình, đến một ngày hạ, khi Đỗ Quyên đến để giúp đỡ hai người họ, phát hiện cả hai đều đã chết.
Lê Hưng ở Nhất Kiếm đảo, Đỗ Quyên nhờ trưởng thôn gửi thư cho chàng, nhưng không một lần nào nhận được hồi âm.
Cuối cùng, tang lễ của gia đình họ Lê được thôn dân đứng ra tổ chức.
Mà có lẽ thần quân lấy đủ mạng người rồi nên dịch bệnh cũng dần dần lui đi, Nhân Hòa thôn rốt cuộc yên bình trở lại.
Một đêm không trăng nọ, trong ánh nến lập lòe nơi linh đường, Đỗ Quyên vừa đứng trông cho đèn vừa thắp lên không bị gió thổi tắt, vừa lầm bầm khấn vái, mong Lê Nhẫn và Lê Tường Vân hiểu cho đứa con xa xứ của họ.
Nàng hứa rằng sau này sẽ chăm sóc Lê Hưng tử tế, không để cho chàng quá đau buồn.
Đỗ Quyên thề với gia đình nhà họ Lê, nàng sẽ khiến Lê Hưng hạnh phúc.
Mà cũng vào đêm đó, trưởng thôn đến linh đường, một mình hắn, và nàng.
Đỗ Quyên cố gắng cầu xin hắn, nàng bảo rằng mình đã có người yêu, nàng bảo mình yêu Lê Hưng, nhưng hết lần này đến lần khác, mặc cho nàng có giãy giụa đến đâu, nàng vẫn không thể thoát được bàn tay dơ bẩn đó.
Ngay trước linh đường của cha mẹ người nàng yêu, nàng bị cư.ỡng h.iếp.
Sự nhơ bẩn ấy quấn lấy nàng, khiến Đỗ Quyên cảm thấy ghê tởm bản thân đến cùng cực, nàng đem mình dìm vào nước để gột sạch nó, nhưng dù có cố gắng đến mấy cũng không thể làm trôi đi sự ô uế của gã trưởng thôn trên người mình.
Nàng đã bị vấy bẩn, nàng không còn xứng đáng với Lê Hưng nữa.
Cơ thể này từng tấc đều bẩn thỉu.
Nhưng rồi Đỗ Quyên nhận ra, lỗi lầm chẳng phải của nàng, lỗi lầm là của gã trưởng thôn đạo đức giả kia.
Chỉ cần nàng nói ra sự thật, dân làng sẽ tin tưởng nàng, đúng vậy, họ là người tốt, họ sẽ tin nàng.
Ngày hôm sau, Đỗ Quyên muốn đi tố cáo tội ác của trưởng thôn, nhưng khi nàng vừa ra khỏi cửa, một đứa trẻ cầm đá ném vào đầu nàng, máu chảy xuống dọc theo thái dương, tai của Đỗ Quyên như ù đi, nàng ngỡ ngàng nhìn vào đám trẻ trước mặt, ngày hôm qua chúng vẫn còn bám theo nàng chơi đùa.
Đám trẻ xôn xao mắng bảo nàng lăng loàn, trắc nết, trưởng thôn đã thấy nàng cùng người đàn ông khác giao h.oan trong linh đường của nhà họ Lê.
Trẻ con không hiểu sự đời, lời nói ra chỉ là học theo người khác nói, thế nhưng Đỗ Quyên nghe xong cũng không tránh khỏi mà run rẩy toàn thân.
Nàng không, trưởng thôn mới là kẻ đã cưỡng h.iếp nàng, Đỗ Quyên không có.
Không ai tin nàng.
Đỗ Quyên van xin họ, nàng cố gắng chứng minh sự trong sạch của mình, nhưng chẳng một ai đoái hoài tới.
Cứ hễ nàng đi tới đâu, lời mắng nhiếc lại kéo theo đến đó, rõ ràng khi Lê Hưng ở đây, khi nhà họ Lê còn sống, thôn dân vẫn rất yêu mến nàng, luôn chủ động đến làm thân với nàng.
Là do Đỗ Quyên cả tin, hay do lòng người vốn sâu không thấy đáy đây?
Đỗ Quyên tự nhốt mình trong nhà, nàng không dám ra ngoài gặp ai, nàng không tin bất kỳ ai nữa.
Những dân làng thân thiện trước đây dường như không còn tồn tại, thế những thứ vất vưởng bên ngoài cánh cửa kia, sẵn sàng thóa mạ Đỗ Quyên là ai?
Đúng vậy, là ai?
Lại một buổi tối không trăng, có đám đàn ông xông vào nhà Đỗ Quyên, hết người này đến người khác, hết người này đến người khác...
Là cầm thú.
Là súc sinh.
Là quỷ đội lốt người.
Đỗ Quyên vùng vẫy chạy khỏi nhà, song vẫn bị bắt lại mà đánh tới tấp, chúng vừa đánh vừa chửi bới, chúng bảo rằng chúng đang trừng phạt nàng.
Một má đào có cơ thể vấy bẩn sẽ bị trừng phạt sao? Hay một má đào bị đổ oan đây?
Nàng không thể chết, nhưng nàng có thể làm gì? Đỗ Quyên tự trấn an mình, nàng phải nhẫn nhục chịu đựng, chờ Lê Hưng trở về, chàng sẽ giải oan cho nàng.
Nhưng rồi, trưởng thôn lại đến, hắn mắng nhiếc nàng, bảo nàng lăng loàn, mắng nàng dâ,m đãng, hắn bảo rằng mọi lá thư nàng gửi cho Lê Hưng hắn đều đốt bỏ cả rồi, chẳng bức nào đến được tay chàng cả.
Hắn khuyên nàng nên ngoan ngoãn chấp nhận số phận của mình, bởi Lê Hưng sẽ chẳng trở về đâu.
Rồi một lần nữa, bầu trời không nhìn thấy ánh trăng.
Nhưng lần này nàng đã không còn tỉnh lại.
Vĩnh viễn không.
Trưởng thôn nói với thôn dân rằng Đỗ Quyên quá xấu hổ nên tự vẫn.
Bọn họ chửi bới nàng là thế, nhưng khi Đỗ Quyên chết đi lại sợ bị nàng nguyền rủa, bèn buộc đá vào người nàng, dìm nàng xuống một cái hồ.
Mùa xuân năm sau, Lê Hưng trở về, cha mẹ đã chết, còn người chàng yêu bị bảo rằng đã theo một kẻ xa lạ rời làng.
Lê Hưng không tin, chàng cố gắng tra hỏi trưởng thôn, nhưng hết lần này đến lần khác đều bị ông ta lảng tránh.
Lòng nghi ngờ trỗi dậy, chàng trở về nhà tìm kiếm để rồi phát hiện ra toàn bộ tiền bạc mà cha mẹ chàng để lại đều đã biến mất.
Và một bức thư của Đỗ Quyên.
Năm ngày sau, Lê Hưng tìm được thi thể đã thối rữa của người chàng yêu ở trong lòng hồ.
Lê Hưng muốn giế.t chết những kẻ đáng nguyền rủa ở Nhân Hòa thôn này, nhưng giết chúng thì sao? Đỗ Quyên của chàng cũng chẳng thể nào sống lại được.
Đúng lúc đó, như được ông trời sắp đặt, Lê Hưng gặp một thiếu nữ.
Thiếu nữ chừng 18 tuổi, mặc một bộ váy màu lục, sẫm lại gần như đen, nàng ta đeo sau lưng một giỏ trúc, kì lạ là giữa bao nhiêu ngôi nhà, nàng lại ghé đến cửa của nhà họ Lê để xin một ngụm nước uống.
Thiếu nữ uống xong rồi, lại bảo mình muốn trả ơn.
Lê Hưng hơi ngẩng đầu lên, phát hiện đôi mắt nàng ta ánh lên sắc xanh.
Nàng ta không phải người, nàng ta là yêu.
"Đừng đề phòng như vậy, tôi chỉ muốn trả ơn mà thôi." Thiếu nữ cười nói, môi anh đào nhẹ nhàng cong lên.
"Để xem..." Nàng ta kéo dài giọng, từ trong giỏ trúc lấy ra giấy bút, nguệch ngoạc viết lên mấy dòng, sau đó đưa cho Lê Hưng.
Trên đó ghi lại phương pháp nuôi cổ cùng nghi lễ đọa hồn lẫn dẫn hồn.
Đến khi Lê Hưng xem xong ngẩng đầu lên, thiếu nữ kỳ lạ kia đã biến mất.
Còn hắn thì tự nhen nhóm trong đầu một kế hoạch gần như bất khả thi.
Một năm sau, Lê Hưng thành công đọa hồn của Đỗ Quyên, khiến linh hồn Đỗ Quyên trở về dương thế.
Nhưng nàng không nhớ hắn, nàng chỉ căm hận hắn, trách Lê Hưng vì sao không trở về sớm hơn.
Lê Hưng đem linh hồn của Đỗ Quyên gắn kết với chiếc vòng tay màu đỏ mà hai người đã dùng để thề ước.
Hắn bỏ cổ thôn dân, biến họ thành con rối phục vụ cho mình.
Còn bản thân thì tự phong ấn lại mạch sống, nằm vào quan tài, đợi cho người hợp mệnh cách với Đỗ Quyên xuất hiện.
Và giờ đây, Lê Hưng cố nhấc mình ra khỏi quan tài, cúi lạy người trước mặt, bởi vì hắn biết, nếu chiếc vòng kia bị dẫm nát, người hắn yêu nhất cũng sẽ không còn.
Nếu Đỗ Quyên không còn nữa, mọi thứ hắn làm đều sẽ trở thành vô nghĩa.
Trịnh Khinh Ái đẩy ra đám người dính cổ nay đã đứng yên bất động, nàng ta đá chiếc vòng đỏ về phía hắn, sau đó nhún chân, dùng khinh công nhảy ra ngoài, đạp lên nóc kiệu hoa, nhanh chóng chạy đi đến điểm có pháo sáng.
Nàng ta hành động rất nhanh, lời cũng không kịp để lại, đủ thấy có bao nhiêu gấp gáp.
Bạch Mặc Tử nhảy xuống khỏi nóc nhà, vội ra hiệu cho Thất Tinh mang theo Lê Hưng đang quỳ dưới đất, tay hắn vẫn nắm chặt chiếc vòng đỏ kia, miệng còn lẩm bẩm gì đó, nhìn qua vô cùng kỳ dị.
Trịnh Khinh Ái nhảy lên đỉnh của một ngọn cây, mượn lực lao về trước, tà áo trên không trung vút qua hệt như cánh bướm đỏ, thoáng chốc đã không còn thấy bóng dáng của nàng.
Bạch Mặc Tử phía sau có đuổi theo cách mấy cũng