ngày 32, hồi XXI
Hệ thống radar cho thấy một vật thể bay với tốc độ 1000 cây số trên giờ đang tiến về trước, cách họ chỉ khoảng 60 ki-lô-mét.
Máy bay chi3n đấu dòng Swift hai chỗ ngồi do Châu Yến An lái là loại đa năng hạng trung, với các chức năng tương đối toàn diện.
Mặc dù radar hàng không chưa mạnh bằng ăng-ten radar của chiến đấu cơ hạng nặng, nhưng khoảng cách phát hiện chung đã đạt 280 ki-lô-mét, và riêng khả năng phát hiện không hạm tàng hình ít nhất cũng 70 ki-lô-mét.
Máy bay chi3n đấu tiếp cận chỉ được Swift 10 phát hiện khi cách xa 60 cây số, cho thấy nó ít nhất sở hữu chức năng tàng hình tiên tiến hơn so với các dòng chiến đấu cơ hiện đang được nhiều quốc gia sử dụng công khai.
Một lúc sau, máy bay kia đã xuất hiện trong tầm nhìn của Châu Yến An.
Châu Yến An lập tức chuyển sang tần số vô tuyến công cộng, nói với đối phương: "Xin chào, bạn đến từ đâu vậy?"
Bên kia không trả lời.
Châu Yến An hỏi lại bằng ngôn ngữ quốc tế thông dụng: "Tôi là người có thể đại diện cho chính phủ Hoa Quốc trong ngày 32.
Dù bạn là người nước ngoài hay công dân của nước chúng tôi, cũng xin vui lòng bày tỏ thái độ.
Hãy trả lời khi nhận được cảnh báo, hoặc lắc cánh (1)."
Cùng lúc đó, anh cũng lắc nhẹ cánh để bày tỏ thông điệp của mình.
Nếu đối phương đã điều khiển chiến đấu cơ, vậy hẳn nhiên là hiểu đại khái các quy ước không lưu cơ bản này.
(1) Lắc cánh: Đây thuộc loại quy ước quốc tế về không lưu.
Tóm tắt ngắn gọn như sau: tín hiệu phát ra từ tàu bay chặn (máy bay của Châu Yến An) là lắc cánh và nhấp nháy đèn, thì mang ý nghĩa "Anh bị chặn, hãy theo tôi"; nếu tàu bay bị chặn (máy bay của đối phương) phản hồi bằng cách lắc cánh, nhấp nháy đèn theo khoảng thời gian không đều nhau, thì mang ý nghĩa "Tôi đã hiểu và sẽ tuân theo" (Theo phụ lục I, Quy tắc bay tổng quát, Thông tư Chính phủ).
Thị lực của Dịch A Lam không bì nổi Châu Yến An, tạm thời vẫn chưa trông thấy "vật thể lạ" kia.
Nhưng khi nghe Châu Yến An nói, y vô thức nắm chặt góc túi chiến thuật bên ngoài đồng phục.
Đối phương vẫn im ỉm, hai chiếc máy bay càng lúc càng gần.
Đương lúc Châu Yến An do dự không biết ứng đối thế nào, màn hình Swift 10 cho thấy radar điều khiển hỏa lực của đối phương đã hoạt động.
Vị khách không mời này, e là mang ý xấu.
Tín hiệu trên có nghĩa đối phương đã bật hệ thống vũ khí, và đang hướng họng súng về phía Swift 10.
Châu Yến An sầm mặt, bật tính năng gây nhiễu điện tử và chuyển bom gây nhiễu sang chế độ phóng tự động.
Nếu radar hàng không bắt được tín hiệu bên kia phóng vũ khí dẫn đường tia hồng ngoại, Swift 10 sẽ lập tức thả bom gây nhiễu gián đoạn đường dẫn.
Đồng thời, anh cũng chuẩn bị tâm lý cho né đòn và tấn công.
Đây là một việc hết sức tồi tệ.
Châu Yến An thậm chí không có thời gian giải thích cho Dịch A Lam chuyện quái gì đang diễn ra.
Anh không ngờ trận chiến đầu tiên ở ngày 32 lại đến nhanh như thế, hơn nữa bên kia rõ ràng là một phi công đã qua đào tạo.
Chỉ là, radar hỏa lực của đối phương tuy nhắm vào đây nhưng mãi không thấy tên lửa.
Đến khi khoảng cách giữa hai chiến đấu cơ chỉ còn tầm ba cây số, người nọ mới bắn một phát vô thưởng vô phạt.
Châu Yến An dễ dàng né tránh, cũng đã trông rõ kiểu hình máy bay đối phương – quả nhiên, không phải kích cỡ thường thấy của chiến đấu cơ.
Người nọ ôm thái độ thù địch, nhưng xem ra vẫn chưa đến nỗi mất lý trí.
Khi bay ngang qua, Châu Yến An chợt trông thấy dấu hiệu nhận dạng của máy bay quân sự Hoa Quốc được sơn ở mặt dưới cánh.
Ra là, chiến đấu cơ này thuộc về phe mình; nhưng diện mạo người điều khiển khuất sau song cửa, vẫn chưa có gì chắc chắn đây là công dân Hoa Quốc.
Châu Yến An vội quay đầu, không để mình rơi vào "thế cắt đuôi".
Anh lặp lại một lần nữa trong kênh tần số công cộng: "Bạn đến từ Hoa Quốc à? Tôi đang thay mặt chính phủ thực hiện nhiệm vụ, xin vui lòng đừng cản trở.
Nếu trực thuộc quân đội quốc gia, bạn hãy báo cáo lên cấp trên ở thế giới bình thường về việc có thể tiến vào ngày 32."
Trên thực tế, sau khi chính phủ hay tin về sự tồn tại của ngày 32, họ đã gấp rút ra thông báo khẩn cấp: tất cả các cơ quan chức năng và quân đội phải tiến hành sàng lọc, báo cáo những cá nhân có thể đi vào thế giới ấy.
Việc sàng lọc này là hoàn toàn dựa trên ý thức mỗi người.
Nếu một phi công khác tự nguyện thú nhận mình là "người được chọn" của ngày 32, anh ta nhất định sẽ được Tổ công tác khẩn cấp tuyển dụng và trở thành đồng nghiệp của Châu Yến An, thay vì đối đầu thế này.
Châu Yến An cũng chẳng thiết tha gì với thái độ bên kia.
Người nọ vẫn thờ ơ như dự liệu, không mảy may phản ứng với lời cảnh báo của anh.
Khi máy bay chi3n đấu của Châu Yến An lướt qua hướng Tây Bắc, hỏa lực của đối phương bỗng nhiên ác liệc hơn.
Có một lần, vì Châu Yến An kéo khoảng cách quá xa, người nọ thậm chí còn phóng tên lửa không-đối-không (2).
(2) Tên lửa không-đối-không (Air-to-air missile/ AAM): là tên lửa dẫn hướng được bắn từ một máy bay để tiêu diệt máy bay khác.
Châu Yến An khẩn trương điều khiển Swift 10 nghiêng sang trái, do bởi tốc độ quá nhanh nên gây ra tình huống quá tải trong thời gian ngắn.
Thể chất Châu Yến An vẫn ở mức chịu đựng được, song hai mắt Dịch A Lam đã tối sầm, não bộ chừng như không được cung cấp đầy đủ dưỡng khí.
Châu Yến An nghe tiếng rên khẽ của Dịch A Lam mà nghĩ, đây cũng là nỗi lo lắng khi anh linh cảm trận chiến sắp đến.
Giữa lúc chiến đấu cơ thực hiện những thao tác khó như tấn công hoặc tránh né, phi công khó lòng tránh khỏi tình trạng quá tải.
Mặc dầu đồng phục Không quân giúp giảm sức ép, nhưng Dịch A Lam là một người bình thường chưa từng trải qua huấn luyện; ngay cả bản thân Châu Yến An, vì đã xuất ngũ nhiều năm và không đến từ lực lượng Không quân, nên chỉ có thể chịu được tình trạng quá tải trong khoảng cộng trừ 10G (3) với sự hỗ trợ của trang phục chuyên dụng.
(3) Phi công cần chống lại lực G (lực trọng trường Trái Đất (Gravity of Earth), ký hiệu là G, đề cập đến gia tốc mà Trái Đất gây ra cho các đối tượng ở trên hoặc gần của bề mặt Trái Đất) mà phi công gặp phải khi ngoặt máy bay gấp.
Đi tàu lượn siêu tốc, đầu bị chúi xuống – đó là 3G.
Trong một máy bay chi3n đấu hiện đại, phi công sẽ chịu đựng khoảng 9G – đó là lực 1.000kg đè dí phi công vào chỗ ngồi, cảm giác như một chiếc ô tô đang đậu trên ngực.
Nhưng nội trong vài giây sau khi Châu Yến An né được tên lửa, máy bay chi3n đấu của đối phương đã nhanh chóng đuổi theo và tấn công bằng súng máy, buộc Châu Yến An vừa phản công, vừa phải tránh xa khu vực Tây Bắc và lui về phương hướng vừa đến.
Người nọ cố tình cản trở Châu Yến An đi về phía Tây Bắc, nơi thực hiện nhiệm vụ cuối cùng của anh vào ngày 32 − Trung tâm nghiên cứu và phát triển vũ khí Không quân.
Bấy giờ, nhìn chiếc máy bay chi3n đấu mới lạ do đối phương điều khiển, Châu Yến An đột nhiên ngộ ra: rằng, người nọ có lẽ đến từ trung tâm R&D; và chiếc phi cơ kia hẳn là sản phẩm mới phát triển tại đó.
Thái độ của đối phương đối với Châu Yến An đủ để chứng minh, anh ta là địch chứ không phải bạn.
Trung tâm R&D, e rằng đã không an toàn!
Châu Yến An thoáng sốt ruột, song chẳng thể thoát khỏi sự đeo bám dai dẳng của anh ta.
Sau vài lần va chạm trực diện, Châu Yến An đã nhận ra kỹ năng điều khiển của đối phương hơn hẳn mình.
Anh ta tuyệt nhiên là một phi công chuyên nghiệp; còn chiếc máy bay chi3n đấu mới ra lò kia dường như có khiếm khuyết về tính cơ động, chứ không Châu Yến An và người nọ đã chiến nhau một trận kịch liệt.
Hai chiến đấu cơ rượt đuổi nhau ở vị trí Tây Nam trên dãy Thanh Vân.
Không ai bỏ đi.
Không ai nhường bước.
Hệt như hai con đại bàng ngoan cố, đang chực chờ cắn xé lẫn nhau.
Trong khoảng thời gian này, Châu Yến An vẫn cố liên lạc với anh ta bằng kênh vô tuyến công cộng; tuy nhiên, đối phương cứ tảng lờ tín hiệu của anh.
Với mức nhiên liệu đang ngày một tiêu hao, Châu Yến An nhận ra anh không thể dây dưa như thế nữa.
"Dịch A Lam!" Châu Yến An gọi.
"Ừ?" Dịch A Lam trả lời một cách yếu ớt.
Tình trạng quá tải lặp đi lặp lại khiến y đau đầu tức ngực; và vì đây là