tháng Sáu, hồi III
Rời khỏi phòng tham vấn của Điền Lộ, Dịch A Lam trong một thoáng chẳng biết nên miêu tả thế nào về cảm giác hiện tại.
Đây là lần đầu tiên đến với nhà tâm lý, y không biết liệu pháp trị liệu sẽ có tác dụng gì và mất bao lâu để cởi bỏ nút thắt.
Về mặt lý trí, y cảm tưởng những gì tâm lý gia Điền Lộ đã nói khá hợp lý – anh hẳn đã khai sáng và loại bỏ ảo tưởng của y; nhưng về mặt tình cảm, quả thật rất khó để tán đồng với anh, và thậm chí y còn muốn bác bỏ theo bản năng.
Dịch A Lam tự hỏi, rằng liệu đây có phải là vấn đề chung của những người rối loạn tâm thần?
Khi lái xe ngang qua khu vực khuôn viên trường, Dịch A Lam nhận thấy ngôi trường bên cạnh yên lặng một cách đáng ngạc nhiên.
Điều này khiến y nhớ về vẻ im ắng thực sự vào ngày 32.
Nhưng nguyên nhân chính khiến toàn trường vắng lặng là phòng học sắp bỏ trống nhằm phục vụ kỳ thi tuyển sinh đại học.
Nếu tính từ những ngày đầu tiên bước vào ngưỡng cửa ấy, Dịch A Lam có lẽ đã rời xa mẹ và thành phố này được mười năm.
Sau bốn năm đại học, Dịch A Lam tiếp tục chương trình thạc sĩ và công tác tại trường thêm ba năm sau khi tốt nghiệp.
Y đã từ một chàng trai mới lớn trở thành người đàn ông chỉ còn ba năm nữa là bước vào tuổi ba mươi.
Những người bạn cũ và đồng nghiệp xung quanh y đều đã lần lượt tìm được nửa kia, kết hôn, sinh con, sinh con thứ hai; một số thì ly hôn rồi tái hôn (Dịch A Lam tuyệt nhiên không phải vì vấn đề "có đi mà chẳng có lại (1)" dẫn đến thôi việc).
(1) Có đi mà chẳng có lại: Ý của tác giả là, Dịch A Lam không phải vì vấn đề "mình đi phong bì (mừng cưới, mừng thôi nôi, mừng đầy tháng,...) mà không nhận được "của" về dẫn đến nghỉ việc.
Y không thể chạy trốn thêm nữa.
Y phải về nhà, phải đối mặt với người mẹ đang già đi theo năm tháng, đối mặt với cuộc sống đang đến với mình – hoặc là một đời lẻ loi, hoặc quỳ xuống và xin mẹ rủ lòng tha thứ.
Tháng ngày dần trôi, ký ức cũng dần phai nhạt.
Mới hơn nửa tháng mà Dịch A Lam đã không chắc liệu ngày 32 có tồn tại hay không.
Đến giờ phút này đây, Dịch A Lam đã chẳng muốn biết nữa.
Y mất đi h am muốn tìm tòi sự thật, bởi lẽ nó chỉ khiến y lâm vào ngõ cụt mà thôi.
Vậy nên trước đó từng "tồn tại" thế nào, bây giờ cứ tuân theo là đủ.
Nhạc Khê Minh những luôn là người phụ nữ dịu dàng tốt bụng, mặc dù ước gì có thể cắt đứt quan hệ với tất cả những người dính dáng đến Dịch Vân Sơn, nhưng mẹ của ông dù gì cũng là bà nội của Dịch A Lam.
Hiện nay cụ bà "người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh", tinh thần suy nhược, sức khỏe thì không được như ngày nào.
Nhạc Khê Minh không đành lòng nhìn cụ sống bơ vơ suốt phần đời còn lại, bèn đưa bà đến sống tại nhà mình rồi phụng dưỡng đến hết đời.
Dịch A Lam giúp vận chuyển và sắp xếp tất cả đồ đạc của bà nội vào phòng, song di ảnh của Dịch Hiểu Sơn phải đặt nơi nào âu cũng là một vấn đề nan giải.
Cụ bà ngồi trên giường, vẫy tay với y: "Để đây, đặt bên giường bà.
Bà biết người trẻ các con hay kiêng kỵ.
Giờ bà gần đất xa trời rồi, còn ngại cái gì nữa chứ."
Cụ lấy tay áo lau đi chút bụi đọng trên khung ảnh, đôi mắt héo hon giờ đây đã ươn ướt.
Im lặng một lúc, Dịch A Lam hỏi: "Di ảnh của ông ấy đâu ạ?" Y đang nói về Dịch Vân Sơn, người cha đã khuất của mình.
Không có lấy một bức ảnh của Dịch Vân Sơn trong căn nhà này, thậm chí Nhạc Khê Minh còn chẳng bao giờ đưa y đến viếng mộ ông ấy.
Bà nội mấp máy môi, nhìn Dịch A Lam vẻ áy náy: "Phía sau ảnh Hiểu Sơn đấy con."
Dịch A Lam lật lại, không thấy gì cả; sau đó y mới hiểu rằng di ảnh của Dịch Vân Sơn và Dịch Hiểu Sơn chung một khung hình – Dịch Hiểu Sơn đặt phía trước, còn Dịch Vân Sơn bị che ở phía sau.
Bà nội giải thích: "Mẹ con không vui khi nhìn thấy nó, lần nào xem cũng nổi giận cả.
Minh Minh là đứa con dâu ngoan, chính Vân Sơn mới là người có lỗi.
Thế mà Minh Minh còn sẵn lòng chăm sóc cho bà, sao bà có thể để con bé khó chịu được chứ? Thôi thì cho Vân Sơn xếp sau vậy.
Chao ôi, đáng đời cả thôi! Đáng đời cho nó!"
Dịch A Lam nhìn chằm chằm vào bức ảnh đen trắng, như thể muốn nhìn Dịch Vân Sơn thông qua khuôn mặt của Dịch Hiểu Sơn.
Y thực sự đã không nhớ rõ Dịch Vân Sơn trông như thế nào.
"Con muốn gặp cha không?" Bà nội thắc thỏm.
Dịch A Lam khẽ lắc đầu.
Bà nội bật khóc: "Con ghét cha mình ư? Cũng phải, làm sao mà không ghét cho được.
Bà còn ghét nó đến mức đau tim luôn này.
Sao bà lại có thể nuôi nấng một đứa con trai thành như vậy cơ chứ? Chắc nó cũng biết mình có lỗi, mấy năm qua chưa hề báo mộng cho bà.
Nhưng Hiểu Sơn thì có.
Nó nói với bà mình lạnh lắm, còn rất sợ nữa.
Lam Lam à, có phải ngôi mộ không xây kín nên thằng bé mới lạnh không con?"
Dịch A Lam lắng tai nghe lời nhung nhớ con trai của bà cụ, đoạn nói: "Hai ngày nữa con đến viếng chú ạ."
Ngày hôm sau, trời mưa lất phất.
Dịch A Lam đến nghĩa trang thăm chú.
Y cảm thấy bầu không khí ở nhà quá ngột ngạt, chỉ muốn tìm một nơi an tĩnh cốt nghỉ ngơi chốc lát.
Nhìn toàn thành phố, e rằng không nơi nào an tĩnh hơn nơi đây.
Tại lối vào nghĩa trang, Dịch A Lam bắt gặp một người đàn ông đội mũ lưỡi trai.
Ngay khoảnh khắc này, một cảm giác "dèjá vu" lại xuất hiện: Y luôn cảm thấy rằng mình đã gặp người đàn ông nọ ở đâu đó.
Tìm tòi trong ký ức hồi lâu vẫn không có kết quả, Dịch A Lam quyết định buông tha cho bộ não suy kiệt của mình.
Dịch A Lam nhìn những dấu chân đầy bùn trước ngôi mộ của chú, ắt hẳn là có người vừa đến.
Tâm trí Dịch A Lam bỗng hiện lên hình ảnh người đàn ông đội mũ lưỡi trai mà mình vừa gặp trước cổng.
Đánh giá về độ hoàn chỉnh và kích thước dấu chân, có thể suy ra rằng đây là thuộc về nam giới.
Hiện tượng "dèjá vu" dường như đã có một lời giải thích: Có lẽ nhiều năm trước, y đã trông thấy người đàn ông đó trong số đám bạn của chú.
Hiển nhiên ngôi mộ không như lời cụ nói.
Nó vẫn kiên cố, và xung quanh vẫn chật kín những bia mộ trắng toát khác.
Quả là nơi rất đỗi yên tĩnh để niêm phong một đời người.
Có hàng nghìn ngôi mộ trên ngọn đồi này, tương đương cho hàng nghìn người đã chết.
Khi còn sống, họ có lẽ mang trong mình ánh hào quang riêng; song bây giờ, tất thảy đều là những bia mộ giống nhau.
Chỉ có năm tháng lạnh lẽo của cái chết và sự sống mới đánh dấu sự tồn tại của một cá nhân mà không ai quan tâm và cũng chẳng ai biết đến.
Đứng trước bia mộ của chú mình, Dịch A Lam bỗng lấy làm thổn thức: Rồi nó cũng xảy ra với y, những năm tháng còn sống hiện tại sẽ trở thành lịch sử vô nghĩa trong tương lai.
Sự tồn tại của y chỉ khiến y thêm đau khổ.
Dịch A Lam ngồi thụp xuống mà lặng lẽ bật khóc.
Y khóc cho chuyến gặp gỡ ngắn ngủi, khóc cho cuộc chia tay vĩnh cửu, và cũng khóc cho chính mình.
Dịch A Lam lái xe lang thang khắp phố.
Chợt, y trông thấy một bóng người cao lớn bên đường.
Bộ não mắc bệnh của y lại bắt đầu reo lên, "Người quen kìa!"
Lần này, Dịch A Lam không sỉ vả "cái thứ não chỉ biết bắt quàng làm họ".
Y hấp tấp dừng xe ven đường, mặc cho cảnh sát giao thông có thể gắn một xấp vé phạt lên cần gạt nước.
Lòng thoáng khấp khởi, y đuổi theo bóng dáng sắp hòa lẫn vào trong đám đông.
Sao anh hòa lẫn được chứ! Thân hình cân đối cao ráo cùng với khí chất trầm tĩnh khiến anh trở nên khác biệt với tất thảy bao người trên thế giới này, mọi cô gái đi ngang qua đều phải ngoái đầu và lén lén chụp ảnh.
Dịch A Lam hét lên vẻ phấn khởi: "Châu Yến An!"
Châu Yến An dừng bước, nghiêng đầu nhìn người vừa cất tiếng gọi mình.
Dịch A Lam mừng rỡ đến mức