TỚI ĐÂY CHO COI BỬU BỐI NÈ.
Với bậc phụ huynh như Thanh Đăng thì Chước Chước là một cô bé lương thiện, nào hay thói đời hiểm ác, dễ bị bắt nạt.
Song xuống trần tích cóp nước thanh tẩy rồi thì Thanh Đăng mới dần dà ngộ ra rằng khi không có mình ở bên, Chước Chước đã học hỏi được khá nhiều điều từ những người khác.
Hôm ấy cả hai đến một toà thành nhỏ hoá duyên, góp nhặt thiện ý.
Có điều lần này họ không may cho lắm, bởi đã đụng độ cậu cả Kim – công tử nhà địa chủ, sừng sỏ của vùng.
Cậu cả Kim cứ dăm ba hôm lại đi bắt nạt dân chúng, còn đâu thì ngồi ngoài cổng chòng ghẹo các cô gái qua đường.
Hôm nay cậu Kim đang chán, khéo thay gặp Thanh Đăng và Chước Chước đi ngang.
“Hoà thượng kia, ê, mi đó, sang đây sang đây.
Mi hoá duyên chứ gì, nhà cậu Kim nhiều vàng lắm, hay cậu cho mi trăm lượng, mi bán con bé sau lưng cho cậu làm tớ đi.” Cậu cả Kim rung đùi, phe phẩy cây quạt nạm vàng óng ánh, láu liên săm soi Chước Chước, mồm thì huýt sáo, “Chặc, ngon nghẻ thế kia mặc đồ sư sãi làm gì, về đây làm thiếp cho cậu nào.”
Chước Chước vốn đang tươi cười trò chuyện với Thanh Đăng, bỗng bị cái tên họ Kim này cản lối, lại còn vào tai một tràng như vậy, cô bé trề môi ngay.
Đây không phải lần đầu tiên họ gặp hạng người này dưới trần, Chước Chước không định đôi co, chỉ vờ không nghe thấy, kéo tay áo Thanh Đăng dợm bước đi.
Nhưng cậu cả Kim đâu chịu thôi, gã phất tay, lệnh mười mấy tên hầu ngăn Thanh Đăng và Chước Chước lại.
Gã đứng dậy, tiện tay vớ đĩa bánh trên bàn nhỏ, bước tới trước mặt cả hai, miệng cười nhưng dạ thì không, “Đến đây hoá duyên mà nhỉ, cậu đây chưa nói xong bọn mi đã bỏ đi rồi, như vậy không có tốt, hay cứ ăn chút gì trước hẵng?”
Dứt lời đổ hết bánh trên đĩa xuống đất, đưa chân giẫm, “Cậu đây đang chán, cơ mà hôm nay tâm trạng tốt, không làm khó bọn mi, mi, nuốt sạch chỗ bánh dưới đất, cậu sẽ để bọn mi đi.”
Gã chõ Thanh Đăng.
Song Thanh Đăng vẫn mãi nhàn nhạt mỉm cười, sừng sững đứng im, mắt không thèm nhìn, tai chả buồn nghe.
Thanh Đăng điềm nhiên nhưng Chước Chước thì chẳng tốt lành gì, cô bé đâu có để Thanh Đăng nhà mình bị người ta ăn hiếp được! Thế là cô bé lén bấm quyết, choàng lên gã họ Kim ngang tàng kia.
Đám hầu trân mắt mà nhìn cậu cả đang ngon trớn bắt nạt người ta thình lình quỳ mọp xuống đất liếm trọn mớ bánh nát dưới chân mình như bị điên, miệng mồm lấm bùn.
Lâu la hộc tốc khênh cậu cả chừng đã trúng tà về nhà họ Kim, không hơi sức đâu mà để ý cặp hoà thượng một lớn một bé mới bị hiếp đáp kia lẩn mất lúc nào.
Chước Chước mau giận chóng nguôi, đi chừng mười mấy mét, cô bé đã lại tươi cười.
Thanh Đăng liếc thoáng, không đả động gì tới chiêu trò vừa rồi của cô bé.
Thuật pháp ban nãy của Chước Chước không chỉ khiến họ Kim nếm mỗi bánh gã ném xuống đất mà mạnh hơn thế nhiều, độ chừng mười năm, gã ta chỉ có thể ăn được thức ăn rơi vãi dưới đất thôi.
Chước Chước học đâu ra thuật pháp răn dạy người ta thế này? Thanh Đăng bấm tay nhẩm tính mới rõ, là đám con ông cháu cha trên núi Tử Vi dạy cô bé đây mà.
Tuy thuật pháp này dùng để đe nẹt người khác nhưng Chước Chước sẽ không sử dụng bừa, cho nên có học cũng chẳng sao.
Song Thanh Đăng lại lặng lẽ nhớ tên mấy đứa đã dạy cô bé chiêu này.
“Chước Chước thấy gã đàn ông kia thế nào?”Thanh Đăng hỏi Chước Chước.
Chước Chước đáp luôn: “Là kẻ xấu, phải trừng trị.”
Thanh Đăng đáp “Ừm”, đoạn bảo: “Bởi những việc làm kiếp này mà kiếp sau y sẽ phải vào đạo súc sinh, đầu thai làm chó, chỉ ăn đồ thừa của người khác.”
Thanh Đăng: “Tiền căn hậu quả, cái ăn cái uống, đều do trời định.”
Thanh Đăng đã thành Phật lâu rồi, nhập thế dạo quanh thì như quan khách đứng ngoài, nhiều khi gặp chuyện bất bình cũng sẽ chẳng nhúng tay.
Do chàng có đôi mắt thấu suốt tất thảy, quán triệt kiếp trước đời này, không tự tiện động chạm mệnh ai, thay đổi điều sắp đến.
Nhưng Chước Chước thì khác, cô bé không phải là Thanh Đăng Chân Phật, cô bé không thể quan sát mọi sự bằng góc nhìn của chàng, thành ra mỗi khi gặp chuyện sẽ lại can thiệp vào.
Thanh Đăng không cản, cứ để cô bé làm điều mình muốn rồi giảng nguyên do nhân quả sau.
Cả hai băng qua một phố chợ ồn ã, bắt gặp một gã đàn ông gầy đét mày gian mắt chuột bọng mắt trễ đang lôi một cô gái khóc lóc thảm thương đi bán vào làng chơi, dân chúng xung quanh xì xầm kháo nhau, rằng gã này đánh bạc nợ nần chỉ còn nước bán vợ trả tiền, nghe sống động làm sao.
Chước Chước kéo Thanh Đăng sang hóng một hồi, lén bấm quyết khiến gã đàn ông đâm sầm vào xe bò dựng bên đường, ngất đi.
Cô gái sắp bị gã đem bán ngơ ngác ngồi cạnh, tạm thoát khỏi cái số bị buôn cho người.
Chước Chước đinh ninh mình vừa làm được một việc tốt, cong môi cười thật ngọt, lắc tay Thanh Đăng.
Chờ xong xuôi đâu đấy, Thanh Đăng vẫn luôn lặng thinh áp tay lên má, thổi nhẹ vào mắt Chước Chước rồi xoay đầu cô bé lại, bảo nhìn thử xem.
Lần này, trước mắt Chước Chước, cô gái đáng thương liễu yếu đào tơ kia đã hoá thành một con chồn mõm đầy răng nhọn, quanh thân lởn vởn khí đen.
Thanh Đăng từ tốn giảng giải: “Đó là một con chồn tinh, cơ thể toát khí đen nghĩa là ả đã hại chết kha khá người rồi.
Ả hoá mình thành một cô gái yếu đuối, liên tục đổi thân phận để hại đàn ông.”
Thanh Đăng lại chõ gã đàn ông kia, “Người này từng có ba cô vợ, họ đều mất mạng dưới đòn roi của gã, gã hại chết cả cha mẹ mình để chiếm đoạt tài sản, ác khí quanh thân cũng chẳng kém cạnh.
Gã dan díu với chồn tinh đã lâu, ba tháng sau tận số, xuống địa ngục chịu phạt trăm năm.
Còn con chồn tinh làm biết bao việc ác kia năm sau sẽ chết bởi lôi kiếp.”
Chước Chước lắng nghe, lặng thinh hồi lâu mới ngước lên, ngờ ngợ nhìn Thanh Đăng, “Kết cục của chúng đã được định sẵn, Chước Chước không nên can dự vào ạ? Chước Chước chưa rõ tình hình mà đã ra tay, ý Thanh Đăng là Chước Chước làm sai rồi ư?”
Thanh Đăng: “Không, ý ta là thuật pháp tính tiền căn hậu quả có thể giúp Chước Chước thoát khỏi bến mê, Chước Chước có muốn học không?”
Chước Chước: “Có ạ!
Chước Chước: “… Nhưng bây giờ Chước Chước chưa biết thuật pháp này, trước khi rành rẽ Chước Chước có nên giúp đỡ những người yếu thế không? Nhỡ giúp nhầm kẻ xấu thì sao?”
Thanh Đăng lắc đầu: “Không sao, Chước Chước cứ làm những gì mình muốn.
Có ta ở đây, Chước Chước sẽ không sai lầm chi cả.”
Chước Chước bấy mới yên tâm, vui vẻ ôm cổ Thanh Đăng, thơm má chàng một cái.
Thanh Đăng đặt Chước Chước lên vai, áng chừng dáng vóc, hình như cô bé lại cao thêm một lóng tay rồi.
Sau đó cả hai cùng đi tích góp nước thanh tẩy, Chước Chước học được rất nhiều điều từ Thanh Đăng, cũng gặp gỡ vô số sự kiện và mảnh đời mà mình chưa từng được gặp.
Kinh qua lắm mối, Chước Chước nhanh chóng trưởng thành, song mới chỉ cao ngang eo Thanh Đăng, vẫn mang hình hài trẻ nít.
Chu du phàm trần được ba năm, Thanh Đăng có việc phải về núi Đại Linh một chuyến, Chước Chước tạm ở lại dưới này một mình.
Lần đầu tiên tách khỏi Thanh Đăng kể từ sau khi xuống trần, Chước Chước hớn hở lắm.
Cô bé còn nhỏ, thường ngày vờ đĩnh đạc thế đấy, rời khỏi sự giám sát của phụ huynh rồi thì láu táu, muốn làm thử những chuyện mà trước kia bỏ qua vì đủ thứ lý do ngay.
Thế là Chước Chước chuẩn bị lẩn đi nghịch ngợm.
Điều khiến Chước Chước tò mò nhất trong ba năm nán lại trần gian là gì, đích thị là khu làng chơi có đầy các cô gái nghiêng nghiêng ngồi tựa trên lầu, đêm đêm đèn đuốc rình rang, dập dìu chân bước rồi.
Cũng như mấy đứa trẻ choai choai khác, Chước Chước khá tò mò về những chốn mang hơi hướm kỳ dị này, song cô bé không dám kéo Thanh Đăng vào.
Giờ thì tuyệt, Thanh Đăng chưa về ngay đâu, cô bé có thể thừa dịp lẻn đi xem thử.
Để thực hiện phi vụ này, Chước Chước đã đi nghe ngóng đủ cả, biết rằng vào đó phải tiêu pha rất nhiều.
Chước Chước không có tiền, nhưng cô bé có thể kiếm người để đổi.
Trong