Sau vụ án thây khô ở lò nung, dân chúng đều ngại chỗ đó xúi quẩy nên không ai chịu mua đồ nung từ lò đó cả.
Chủ lò nung vốn định bán lò ra với giá thấp, nhưng hét giá 2 – 3 tháng vẫn không ai chịu mua.
Giờ lò nung đã thua lỗ đóng cửa mấy tháng, ông chủ phải bán nhà để trả nợ.
Vô Ưu đạo trưởng thương ông ta làm ăn khó khăn, đúng lúc Tam Thanh Quan lại đang mở rộng nên để ông ta phụ trách cung cấp gạch ngói cho Tam Thanh Quan.
“Chắc cũng chỉ có đạo quán, chùa miếu mới không kiêng kỵ chỗ từng có người chết thôi.” Lý Viễn thở dài, “Ông ta xui thật, không làm gì sai mà vì kẻ khác chôn xác trong chỗ của mình nên bị tịt đường làm ăn.”
“Đã vậy thì Tôn Tri Hiểu tới lò nung này làm gì?” Vương Chiêu bảo Lý Viễn đừng lạc đề, mau nói tới những điểm có liên quan tới vụ án đi.
“Em họ hắn làm việc ở lò nung, hắn đi tìm em họ để đưa cho gã 1 phần cơm.
Nhưng chỉ là anh em họ thôi mà, cố tình tới đưa cơm cũng kỳ lạ.
Ta đã sai người giám sát em họ của Tôn Tri Hiểu rồi, chỉ chốc lát sau gã đã đi vòng ra sau lò nung, xách theo hộp cơm Tôn Tri Hiểu đưa cho mình quay về Biện Kinh.
Lần này chúng ta tóm được rồi! Mọi người đoán xem gã đi đâu?”
Vương Chiêu giục hắn đừng có thừa nước đục thả câu.
Lý Viễn: “Gã tới phủ Thượng thư, nhà của Thượng thư Lâm đấy!”
Nói thế thì Tôn Tri Hiểu là người của Thượng thư Lâm, vậy có khi nào Thượng thư Lâm cũng liên quan tới Thiên Cơ Các không?
Sau khi Tô Ngọc Uyển xảy ra chuyện, là Thượng thư Lâm đã dẫn đầu tiêu diệt Địa Tang Các.
Bề ngoài thì là tiêu diệt nhưng thực chất chỉ xuất binh cho có, giao chiến cho có, không thu được người và vật gì hữu dụng cả.
Sau đó phàm là chuyện gì của phủ Khai Phong có liên quan tới Thiên Cơ Các, Thượng thư Lâm đều tìm mọi lý do để cản trở.
Tuy nói rằng trước đây lão và phủ Khai Phong không hợp nhau, nhưng chuyện của Thiên Cơ Các lại càng như đang cố tình nhắm vào phủ Khai Phong vậy.
Giờ đào ra Thượng thư Lâm lại không khiến người ta quá ngạc nhiên, thậm chí còn có cảm giác kiểu “quả nhiên là thế”.
Quay tới quay lui, cuối cùng vẫn không có bằng chứng thuyết phục nào trỏ tới Triệu Tông Thanh được, tối đa cũng chỉ từ “đáng nghi” tới “đáng nghi hơn” mà thôi.
Nhưng điều này đã chỉ rõ rất có thể Triệu Tông Thanh là kẻ đứng sau lợi hại nhất, người kia bị lộ quá dễ dàng, trái lại rất lạ.
Cả hai lập tức điều tra tới tình hình hiện tại của Triệu Tông Thanh, tiến hành suy đoán tỉ mỉ.
Triệu Tông Thanh là con trai út của Quận công Diên An Triệu Doãn Thăng, cháu của Sở vương Triệu Nguyên Tá.
Mẹ Tô thị là vợ lẽ của Quận công Diên An, con gái của Hợp Môn Thông Sự Xá Nhân*.
(*) Một bộ phận trong bộ máy nhà nước, gồm những người thông thạo về ngôn ngữ, thường là phiên dịch viên.
Từ năm 7 tuổi, Triệu Tông Thanh đã được nuôi dưới danh nghĩa của mẹ cả, thuở nhỏ y đã thông minh như một người lớn, vi biên tam tuyệt*, rất được vợ chồng Quận công Diên An yêu thương.
Sau này phu nhân Quận công bị bệnh dữ quấn thân, Triệu Tông Thanh tuổi nhỏ tài cao bèn xuất gia thành đạo một lòng cầu phúc cho mẹ cả, sau đó bệnh tình của phu nhân có chuyển biến tốt, ông nội Sở vương lại mắc bệnh nặng nên Triệu Tông Thanh lại tiếp tục cầu phúc, thành đạo tới nay.
(*) Thành ngữ bắt nguồn từ tích Khổng Tử đọc Kinh dịch khắc trên thẻ tre (thời đó chưa có sách nên khắc vào thẻ tre) nhiều đến mức mà những cái dây da trâu để buộc các thẻ tre bị đứt và phải thay ba lần.
Và ông vẫn than thở rằng không có đủ thời gian để học.
Sở dĩ y chọn tới đạo quán Thâm Châu để xuất gia là vì 2 nguyên nhân, 1 là phu nhân Quận công sinh ra ở Thâm Châu; 2 là vì muốn rời xa Biện Kinh xa hoa ồn ã, rời xa hồng trần, dốc lòng tĩnh tu.
Có chuyện của Hàn Tống làm vết xe đổ, vì thế cũng phải tiến hành điều tra thật kỹ thân phận mẹ đẻ của Triệu Tông Thanh.
Mẹ đẻ của y tên là Tô Thúy Chi, là người bản địa Ung Châu, cha Tô Thúy Chi là Tô Quang Đức cũng ở Ung Châu trong nhiều đời.
Từ đời ông cố của Tô Quang Đức, người trong nhà đều làm việc trong công môn, đảm nhận chức Chủ bạ, Huyện thừa các thứ ở huyện.
Đến đời Tô Quang Đức lại có dã tâm muốn trèo cao hơn, ông ta tìm cơ hội để gả con gái Tô Thúy Chi đi làm vợ lẽ cho Quận công Diên An.
Nghe nói nhờ thế mà cuối cùng Tô Quang Đức cũng leo lên được một chức quan thất phẩm ở Biện Kinh.
Vợ Tô Quang Đức là Lưu thị xuất thân từ gia đình kinh doanh, lúc đó nhà họ Lưu kinh doanh một quán rượu có chút danh tiếng ở Ung Châu, thường xuyên qua lại với quan quý.
Cũng chính có người nhà họ Lưu mà Tô Quang Đức mới có cơ hội làm quen với Quận công Diên An.
Sau này nhà họ Lưu làm ăn lớn hơn, mở quán rượu ở Biện Kinh.
Trải qua vài chục năm kinh doanh, quán rượu này đã tiếng tăm lẫy lừng, là lầu Quảng Hiền mà các quan quý trong kinh thường xuyên ghé tới.
“Chẳng trách Triệu Tông Thanh lại thích hẹn người khác ở lầu Quảng Hiền, có tra ra được lầu Quảng Hiền này có vấn đề gì không?”
“Hiện tại chưa phát hiện được chỗ nào đáng nghi cả.” Từ 2 tháng trước Hàn Kỳ đã gài người vào lầu Quảng Hiền rồi.
“Em còn nhớ lần Quan gia xem đô vật nữ cũng ở lầu Quảng Hiền.
Quán rượu loại thế chẳng trách kết giao được với nhiều quan quý trong kinh.”
Hàn Kỳ đồng ý, thấy lúc Thôi Đào cảm khái 2 mắt bỗng sáng lên, còn nghĩ nàng đang ghen tị vì người ta mở quán rượu.
“Nếu em mở một quán thì lầu Quảng Hiền chẳng nổi danh được thế này đâu.”
Thôi Đào ngượng ngùng nói: “Không phải em đang ghen tị, tự nhiên nhắc tới lầu Quảng Hiền em lại nhớ tới Tô Hoàng Độc của trù nương Phương.”
Hàn Kỳ bèn sai người đi báo cho trù nương Phương chuẩn bị cơm.
Đợi cơm cũng phải mất một thời gian, Thôi Đào tiếp tục đọc những điều tra về tình hình nhà họ Lưu.
Ông ngoại của Tô Thúy Chi là Lưu Hỉ Khánh, năm 17 tuổi đã từ Tiền Đường, Hàng Châu tới Ung Châu lập nghiệp, từ quầy trà ven đường tới tiệm thịt, dần dà ăn nên làm ra, tới khi già thì mở một quán rượu, đời sau thừa kế nghiệp cha, tới đời của Lưu Châu thì trở thành lầu Quảng Hiền.
Hộ tịch ở Tiền Đường, Hàng Châu của Lưu Hỉ Khánh có thể tìm ngược lại, trên cơ bản không hề có vấn đề gì, điểm duy nhất khiến người ta hoài nghi là vợ đầu của ông ta, Trương thị, lai lịch của Trương thị chỉ có 1 lời giải thích mơ hồ, bảo là con gái mồ côi từ phương Nam tới.
Lưu Hỉ Khánh và Trương thị chỉ có 1 đứa con gái, sau khi 2 người kết hôn được 3 năm thì Trương thị bạo bệnh qua đời, con gái cả Lưu thị của họ được nuôi lớn rồi gả cho Tô Quang Đức.
3 năm sau khi tang vợ, Lưu Hỉ Khánh tái giá, có với vợ kế 3 đứa con, trừ con trai cả ra thì 2 đứa con trai còn lại đều bỏ mình trong lúc tham gia quân đội.
Lưu Châu, ông chủ hiện tại của lầu Quảng Hiền chính là con cả của Lưu Hỉ Khánh.
Sau khi Lưu thị gả cho Tô Quang Đức đã sinh được 1 trai 1 gái, con trai cả đã chết yểu năm 8 tuổi, con gái là Tô Thúy Chi, được gả cho Quận công Diên An làm vợ lẽ, sinh ra Triệu Tông Thanh.
“Tô Quang Đức cũng chỉ có mỗi 1 người con gái là Tô Thúy Chi thôi sao?” Thôi Đào hỏi Hàn Kỳ.
Hàn Kỳ gật đầu.
“Chỉ có 1 đứa con gái duy nhất, thay vì giữ ở nhà yêu thương hoặc gả làm vợ chính thức để nở mặt nở mày thì lại gả bà ta tới làm vợ lẽ cho Quận công Diên An, tàn nhẫn để bà ta chịu tủi thân sao? Bảo ông ta có dã tâm, đã tuổi đó rồi sao còn vội vàng chạy đi tìm thể diện làm gì chứ?”
“Tô Quang Đức có nhận 1 đứa con trai làm con thừa tự từ chỗ anh em.”
“Nhưng cũng đâu phải con ruột, bắt rể cho con gái ruột chẳng phải tốt hơn sao?”
Thôi Đào viết quan hệ giữa tất cả nhân vật ra giấy, đánh dấu từ tên Trương thị, Lưu thị, Tô thị, cuối cùng là Triệu Tông Thanh, vừa đúng là 1 dòng máu.
Có thể đưa ra một suy đoán táo bạo, có khi nào Lưu thị là “viên ngọc” trên bức tranh tường trong hang núi không? Tô Thúy Chi là “viên ngọc” kế tiếp? Triệu Tông Thanh mới thật sự là thiếu chủ, Thiên Cơ Các và Địa Tang Các đều đang