Trời còn chưa sáng, Vương tứ nương đã kéo Thôi Đào cùng đi ra sân đào hố để Đinh Diện Xà.
Đinh Diện Xà là một tập tục lưu hành thời Bắc Tống, nghe nói có thể trấn tà phòng bệnh.
Lúc trời chưa sáng phải tìm được 3 người thuộc 3 họ khác nhau, cùng đào 1 cái hố, sau đó dùng mì nặn thành hình mặt rắn, đậu đen đã rang và trứng gà chín vào trong hố, dùng đinh sắt đóng 3 lần, niệm “Hình rắn thì bệnh, đậu đen sống thì bệnh, trứng gà sống thì bệnh”, sau đó lấp đất lại là được.
(*) Những tập tục về năm mới của thời Tống trong chương này đa số đều được tham khảo từ “Tuế Thì Quảng Ký”.
Sau khi trò chuyện với Hàn Kỳ tối qua, không hiểu sao Thôi Đào hơi hứng phấn không ngủ được, khó khăn lắm mới ngủ được một lúc thì lại bị Vương tứ nương đánh thức.
Nàng chỉ hận cái tập tục này phải có 3 người khác họ nhau, trong nhà trừ Vương tứ nương và Đinh đại nương giúp việc trong phòng bếp ra cũng chỉ có nàng, đúng lúc là 3 họ, không thể thiếu 1 họ được.
Sau khi làm Đinh Diện Xà xong, Thôi Đào mơ màng về phòng định đi ngủ thì bị tiếng đốt pháo sau lưng làm cho giật nảy mình.
“Chà chà, Nguyên Đán đến rồi! Nguyên Đán là ngày quan trọng nhất, tuổi mới, ngày mới, năm mới!” Trong tiếng pháo đì đùng không ngớt, Vương tứ nương vui vẻ nhảy nhót hô.
Thôi Đào lập tức trợn tròn mắt, quay đầu liếc nhìn thị.
Vương tứ nương cố tình nhướng 2 mày với Thôi Đào, mỉm cười đầy ẩn ý.
Rõ ràng cái người này đã nghe lén nàng với Hàn Kỳ tối qua đây mà.
Thôi Đào từ từ hít vào một hơi, không để ý tới thị nữa.
Nàng quay người đi về phòng thì vút một tiếng, có thứ gì đó bay tới từ phía sau nàng.
Thôi Đào linh hoạt nghiêng người, thoải mái tránh thoát.
Khối tuyết rơi xuống mặt đất, vỡ tan tành.
“A ha ha, ta biết ngay cô tránh được mà!” Vương tứ nương lại ném tiếp viên tuyết thứ 2, lại bị Thôi Đào né thoát.
Thị không chịu phục, quyết định dùng cả 2 tay để đồng thời ném.
Sau khi tránh thoát lần nữa, nàng không quen chịu thua với Vương tứ nương, vo một viên tuyết lớn rồi đập thẳng vào trán thị khiến thị hét toáng lên.
“Giờ biết tại sao ta không thèm đùa giỡn với cô chưa? Sợ cô quá thảm đấy.” Thôi Đào nói xong, không chút thương tiếc vo lấy viên tuyết thứ 2, khiến Vương tứ nương phải kêu gào xin tha, cúc cung xin lỗi, nói mình không dám nữa.
Trời dần dần sáng lên, phía Đông nổi lên một rặng mây đỏ, ánh nắng bao bọc khắp thế gian.
“Chúng ta phải cúng tổ rồi.”
Thôi Đào hiếu kì: “Cúng tổ?”
Ngày đầu năm có tập tục cúng tổ, nhưng năm nay cả hai người đều ở đây, trong nhà cũng chẳng có bàn thờ thì cúng tổ kiểu gì?
“Ta đã chuẩn bị đầy đủ rồi đây!” Vương tứ nương dẫn Thôi Đào đi tới phòng phía Tây, chỗ tường Bắc có 1 cái bàn thờ, trên đó có 2 bài vị, phía trước còn có sẵn cả trái cây cúng.
Thôi Đào thấy 2 cái bài vị lần lượt ghi “Tổ tiên họ Vương” và “Tổ tiên họ Thôi” thì hơi buồn cười.
Nhưng cũng khá đầy đủ, đúng là có lòng thật.
Sau khi cúng tổ tiên xong, cả hai bèn dùng bữa sáng.
Ăn Sách Bỉnh* cũng là một trong những tập tục của ngày đầu năm.
Nói trắng ra thì bánh này là một loại mì sợi mỏng, nhưng tới Tết thì sẽ được làm tinh tế và cẩn thận hơn một chút.
Sau khi đun sôi súp gà qua đêm, sợi mì dai và chắc, nước súp đặc và nồng nàn, cộng thêm chút dăm bông và bắp cải thảo màu vàng nhạt đã tạo nên một bát mì nóng hổi không dầu không ngán, vừa đủ cho một bữa sáng.
Ăn sáng xong, Vương tứ nương bảo Thôi Đào mau đi ngủ một lát.
“Tỉnh rồi.” Thôi Đào biết Vương tứ nương chỉ đang khách sáo, thị cố tình làm ầm ĩ để nàng đi chung với thị thì có.
Quả nhiên Vương tứ nương lập tức vui vẻ kéo Thôi Đào đi dán bùa đào và câu đối xuân.
Thần giữ cửa thời Tống có rất nhiều loại, có bùa đào, có Chung Quỳ, còn có một vị thần hổ đội mũ vô danh nữa.
Thực ra bùa đào cũng chia ra vài loại, Vương tứ nương mua loại thường dùng nhất, trên bảng gỗ đào có vẽ hình các thần thú như Bạch Trạch, Toan Nghê, bên dưới thì vẽ hình thần Úc Lũy, Thần Đồ, treo lên cửa để giữ nhà và trừ tà.
Còn có một ít bảng gỗ đào khắc vài câu tránh tai ương để đóng vào bùn nữa.*
(*) Tên của những thần thú và vị thần mọi người có thể lên Google để tra, đọc cũng khá thú vị.
Chuyện trong nhà xong xuôi thì phải tới chùa miếu, đạo quán để bái thần cầu phúc.
Đáng lẽ chỉ cần chọn một trong số này đi là được, nhưng Vương tứ nương lại không muốn, thị muốn vừa muốn Phật vừa muốn Thần, bảo 2 bên đều có thể phù hộ cho thị vạn phúc vạn an, khỏe mạnh phát tài nên đều phải đi.
Dù sao cũng là lễ mừng năm mới, vì được cát tường vui vẻ và Thôi Đào cũng không bận gì nên cứ đi theo thị chơi đùa, nếu có gì thì về tính toán với thị sau cũng được.
…
Theo thông lệ, quan viên văn võ trong kinh đều phải tiến cung để chúc Tết Hoàng đế, đây gọi là Đại hội Triều đình.
Sau tiệc, Hàn Kỳ tới tìm Thôi Đào thì nàng đã chuẩn bị sẵn những món nhắm như cánh vịt và chân vịt quay, đậu rang ngũ vị, đậu tằm xào các thứ.
Rượu Đồ Tô nóng hổi rót đầy ly, vừa đủ để xua tan cái lạnh.
“Trong đại hội, ta thấy Ngự sử Tống và Thượng thư Lâm nói chuyện với nhau rất vui vẻ.”
“Chuyện tốt mà.”
Lúc này, Vương tứ nương hớn hở bưng món mới vào phòng.
Thôi Đào bóc vỏ đậu tằm rồi đưa tới bên miệng Hàn Kỳ.
Hàn Kỳ thấy Vương tứ nương vừa vào cửa, mặt không biến sắc cắn lấy đậu tằm Thôi Đào đút.
Vương tứ nương lập tức quay người né đi.
“Sao lại không nhìn, rõ ràng đang nghe lén cơ mà.”
Vương tứ nương hoảng hốt vội xua tay giải thích mình không có nghe lén, “Tối qua ta chỉ trùng hợp tới tìm Thôi nương tử nên mới nghe những chuyện không nên nghe thôi mà.”
Hàn Kỳ vẫn không nói gì, nhưng tiếng cắn đậu tằm của chàng lại khiến trái tim Vương tứ nương cũng giòn theo.
Nhắc tới cũng lạ, hình như thị còn sợ Thôi quan Hàn hơn cả Thôi nương tử nữa.
Dù Thôi nương tử có thù tất báo nhưng nàng rất thẳng thừng, còn Thôi quan Hàn thì khó nói lắm, người này bụng đen, mỗi một hành động đều khiến người ta không lường trước được,