Thôi Đào kể lại hết tất cả mọi chuyện đã xảy ra và kết quả cho cụ bà Thôi nghe, cũng cảm ơn cũ đã giúp đỡ nên mọi chuyện mới thuận lợi như thế.
Cụ bà Thôi nghe vậy thì không kìm được mà xót xa rơi lệ: “Con bé con khách sáo làm gì, nếu nói cảm ơn thì phải là ta cảm ơn mới đúng, may mà có con nhóc thông minh là con mà nhà họ Thôi mới đào được kẻ ác ra, nếu không không biết sau này còn xảy ra chuyện gì nữa, sớm muộn gì nhà họ Thôi cũng sẽ bị huỷ trong tay bọn chúng!”
Trừ Thôi Liễu và nha hoàn bên người cô ta còn có cô Kiều bên người Thôi lục nương nữa, lại còn có Cẩm Thu bên cạnh con trai trưởng, ngoài ra 2 phòng còn lại cũng có người, đám nha hoàn, người làm này đều có vị trí nhất định với chủ nhân.
Đôi khi những người không đáng chú ý bên cạnh lại có thể chi phối suy nghĩ của chủ nhân.
Nếu một ngày nào đó nhà họ Thôi bị đám người đó khống chế trong vô thức thì sẽ ra sao chứ, cụ bà Thôi nghĩ đến thôi cũng đã thấy sợ rồi.
“Cha con tình nguyện từ quan để về nhà đóng cửa hối lỗi, phải trừng phạt nó theo quy định của tộc chứ không được tha!”
Cụ bà Thôi biết Thôi Đào không thích Thôi Mậu, cụ cũng ghét con trai ba không kém, vì thế phải cho ông ta một chút bài học mới được.
“Nếu con cảm thấy bà nội phạt còn nhẹ thì thực ra nó có mất mặt, chịu tội thì ta cũng chẳng hề đau lòng đâu, nhưng dù sao chuyện này cũng có liên quan tới vinh nhục cả nhà ta.
Mẹ ruột con vẫn là vợ nó, con còn có 2 anh trai nữa, e là người của tam phòng còn lại đều sẽ bị liên lụy vì nó, vậy há không oan uổng sao?”
“Từ quan để làm gì ạ? Từ quan thì có thể thay đổi quá khứ, bù đắp được những tổn thương trước kia sao? Đúng như lời bà nội đã nói, chuyện này chỉ làm liên lụy tới mặt mũi của mẹ và các anh con thôi.”
Thôi Đào không quan tâm chuyện Thôi Mậu sẽ bị xử lý thế nào theo gia pháp, nhưng không được liên lụy tới mẹ và anh trai nàng.
“Nhận lỗi sám hối không phụ thuộc vào việc ở chỗ nào, mà là ông ta có thành tâm hay không.
Nếu trái tim nguội lạnh, con người tàn ác thì dù ông ta có quỳ trước mặt Phật Tổ hàng ngày để niệm kinh cũng vô dụng mà thôi.
Nếu thực sự thức tỉnh, biết cái sai của mình thì càng nên làm quan hơn, tìm hạnh phúc cho người dân, dành hết thời gian để phục vụ Triều đình, tỏ lòng thương dân! Đây cũng có thể xem như cho nhà họ Thôi thể diện, đến lúc đó mới thực sự là sám hối, thực sự có ích!”
Trong chuyện nhà, đúng thật Thôi Mậu đã phạm phải sai lầm lớn, nhưng theo khách quan mà nói thì từ đầu tới cuối ông ta chẳng hề biết Thôi Liễu làm chuyện ác, theo tính chất thì chỉ là bất nhân, thích tư lợi, vô liêm sỉ thích giả vờ đàng hoàng mà thôi, không hề dính tới tội hình sự.
Ông ta đã làm cha thất bại, nhưng mấy năm nay không hề phạm phải sai lầm gì lớn trong công việc.
Bắt ông ta ngồi trong nhà như một đống rác mà ăn năn lại còn khiến Tiểu Mã thị chướng mắt, chi bằng cứ tận dụng, bắt ông ta ra sức phục vụ xã hội, tìm được vinh quang để đem về bù đắp cho nhà họ Thôi và tam phòng đi.
Cụ bà Thôi giật mình, không ngờ Thôi Đào lại có suy nghĩ cho đại cục như thế.
Cụ mỉm cười trong nước mắt, càng lúc càng thương Thôi Đào, “Con bé nhà con đúng là sắc sảo, thật hiểu chuyện, khiến bà nội đau lòng quá đi mất!”
“Nhưng ông ta cũng không được làm ra những chuyện xấu xa như trước nữa, đã làm quan rồi, có thể không có công lớn nhưng cũng không được gây ra lỗi lầm.”
Thôi Đào nói với cụ bà Thôi rằng hàng năm nàng đều sẽ viết ra một danh sách những việc mà Thôi Mậu phải làm, ví dụ như lên núi cùng thu hoạch với người dân trong vụ mùa.
Nếu ông ta không làm tốt thì là chưa đạt, phải “chết” tại chỗ, không cho ông ta làm người sống trong gia phả nhà họ Thôi nữa, cứ trục thẳng ra ngoài ngàn dặm, để cho ông ta sống cuộc sống ích kỷ của mình đi.
Như thế Tiểu Mã thị tự do mà mọi người cũng thanh thản, không cần phải chướng mắt ông ta hàng ngày.
“Chỉ là không biết bà nội có đủ nhẫn tâm hay không thôi?”
Cụ bà Thôi lập tức gật đầu: “Phải thế chứ, cứ cho nó một cơ hội để sửa đổi đi, nếu không trân quý thì nó không xứng ở lại nhà họ Thôi nữa.”
Lúc trước Thôi Đào bị phủ Khai Phong treo thưởng, Thôi Mậu vì ngại mất mặt nên không hề thương tiếc, thậm chí còn manh nha muốn dẫn người về để xử lý theo gia pháp.
Giờ ông ta phạm phải lỗi lớn, cho ông ta một cơ hội để giữ mặt mũi đã là vô cùng bao dung rồi.
Nếu ông ta không biết hối lỗi, bản tính khó dời thì cụ bà Thôi cũng khó mà niệm chút tình mẹ con còn sót lại.
Lúc trước ông ta ngại đứa con gái Thôi Đào thế nào thì cụ cũng sẽ ngại đứa con trai này như thế, “để tên nhưng bỏ người” đúng là một cách rất tốt.
Tất nhiên Thôi Đào cũng muốn hỏi ý kiến của Tiểu Mã thị xem mình xử lý như thế có hợp ý bà không.
Giờ Tiểu Mã thị chỉ còn sợi dây quan hệ vợ chồng ngoài mặt ràng buộc, vì con nên mới chịu đựng thế này.
“Tốt hơn là ở nhà suốt ngày rồi gọi đó là “sám hối”, khiến người ta chướng mắt chết đi được.
Hoặc là mang thể diện về, hoặc là cút ra xa một chút, ý kiến này rất hay!”
Sau đó cụ bà Thôi gọi Thôi Mậu tới, nói rõ quyết định.
Thôi Mậu quỳ xuống đất đồng ý, tỏ ý mình cam chịu.
“Vậy chúng ta phải viết rõ khế ước ra, nếu anh vi phạm sẽ tự nguyện mai danh ẩn tích, từ quan đi xa ngàn dặm, sau này không được dùng cái danh tam phòng nhà họ Thôi nữa.
Vợ anh cũng thế, trong gia phả anh sẽ trở thành người đã chết, nếu nó muốn tái giá thì ta cũng không cản đâu.” Cụ bà Thôi nói.
Thôi Mậu im lặng hồi lâu rồi gật đầu thật mạnh, nâng bút với vẻ mặt xấu hổ, viết giấy cam kết theo lời cụ bà Thôi rồi ký tên đồng ý.
Cụ bà Thôi nhận giấy cam kết xong rồi lại nói với Thôi Mậu: “Không cần nói xin lỗi hay lời gì áy náy với nó nữa, người khác thì nghe được nhưng đứa cháu cưng này của tôi chẳng thiếu mấy lời khua môi múa mép đó đâu.
Sau này nếu anh muốn ngẩng đầu lên trước mặt vợ con thì cố lập chiến tích đi, thực sự mưu cầu hạnh phúc cho người dân, phụng sự triều đình, thế cũng xem là lấy công chuộc tội rồi.”
“Con trai đã ghi nhớ ạ, có thành tâm hay không mong mẹ và họ sau này quan sát ạ.”
Sau khi bị người nhà chỉ trích mấy người, Thôi Mậu mới tỉnh ngộ rằng trước kia mình đã quá đáng cỡ nào.
Ông ta vẫn luôn suy nghĩ xem mình nên sám hối và xin lỗi thế nào mới được thông cảm, nhưng lại cảm thấy mình không còn mặt mũi nào để đi cầu xin, cũng không xứng đáng được cầu xin.
Thôi Mậu đang thấy không còn đường đi, sau này có lẽ sẽ bị bà cụ quản thúc, cấm túc trong nhà, cứ thế ngây ngốc sống qua ngày.
Giờ nghe vẫn còn một cơ hội để cố gắng, được làm quan tiếp để hối cải trở thành một con người mới, ông ta thật sự rất cảm kích, đồng thời càng thêm thẹn với Thôi Đào.
Vì bị uy hiếp bằng tính mạng của người nhà nên con gái mới tự nguyện nhận tội chết ở phủ Khai Phong.
Ông ta thân làm cha mà không hề tin tưởng con gái mình, chưa từng xót thương cho nàng, không có chút tình cảm nào của kẻ làm cha cả.
Nếu đổi lại là ông ta, e là đã hận sao người cha này không chết phức đi cho rồi.
Mà giờ nàng lại lấy ơn báo oán, trong khi tất cả mọi người đều khinh thường căm ghét ông ta mà cho ông ta một cơ hội để duy trì mặt mũi.
Thôi Mậu cảm thấy nếu mình còn không biết quý trọng thì thật đáng trở thành một kẻ thối nát, không xứng!
Cụ bà Thôi lại gọi Tiểu Mã thị tới để 2 vợ chồng ngồi xuống, nghiêm túc bàn bạc lại chuyện hôn sự của Thôi Đào.
“Theo lý mà nói thì bà lão như ta không nên nhúng tay vào chuyện này.
Nhưng tình huống của con bé này đặc biệt, ta phải làm chủ, các con không cần quản chuyện hôn sự của nó nữa.
Con bé muốn về phủ Khai Phong làm việc tiếp thì cứ để nó về.
Nếu cả đời này nó không muốn lấy chồng thì cứ thuận theo ý nó, chúng ta không thể để nó chịu thêm uất ức nữa.”
Tiểu Mã thị vừa nghĩ tới Thôi Đào từng vì an nguy của mình mà tự nguyện chịu cái chết ở phủ Khai Phong, nước mắt lại rào rào chảy xuống, tất nhiên là hoàn toàn đồng ý với cụ bà Thôi.
Sau này con gái bà muốn làm gì cứ làm, nếu ai dám nói một chữ “không” thì bà sẽ liều mạng với kẻ đó!
Thôi Mậu cũng đồng ý, tỏ vẻ mọi thứ đều sẽ nghe theo sắp xếp của cụ bà Thôi.
“Vậy thì tốt rồi.”
Cụ bà Thôi nhấp một ngụm trà, suy nghĩ một chốc rồi lại nói với 2 vợ chồng.
“Nhưng ta nghĩ không gả con bé này đi cũng khó đó! Con gái nhà họ Thôi chúng ta xưa nay luôn có người cầu hôn, nó lại vừa xinh đẹp vừa tài giỏi nữa.
Ta không tin tất cả đàn ông tốt trên đời này đều bị mù, không nhìn thấy cháu cưng của ta mà bị mê đắm đâu! Hoa đẹp ắt có nhiều ong bướm nhớ thương, chắc chắn sẽ có 1 con lọt được vào mắt bông hoa, khiến bông hoa yêu thích.”
“Nó không thích cả Lữ nhị lang lẫn Hàn nhị lang, còn có thể để mắt tới người khác không ạ?” Thôi Mậu lại cảm thấy không có khả năng.
“Chẳng phải còn Hàn lục lang nữa sao?” Tiểu Mã thị đã sớm để ý tới Hàn Kỳ, cảm thấy vị hậu bối này không tệ chút nào.
“Có lý.” Cụ bà Thôi bảo Thôi Mậu điều tra một chút về gia cảnh của Hàn Kỳ, nhân tiện nghe ngóng về phẩm hạnh của chàng luôn.
Nếu cả hai không có ý gì thì thôi, nếu có thì phải phòng ngừa việc chàng chỉ có vẻ bề ngoài, quan trọng nhất là không được giống như Thôi Mậu, làm quan thì tốt, nhìn cũng tạm ổn nhưng lại dính dáng tới phụ nữ bên ngoài, tuyệt đối không thể chấp nhận loại đàn ông thế này.
Thôi Mậu nghe cụ bà Thôi lấy mình ra làm ví dụ cho mặt trái thì khô khan gật đầu, ngoan ngoãn phụ hoạ rằng cụ nói rất có lý.
…
Đã nhiều ngày rồi Thôi Đào không được ăn đồ ăn ngon một cách nghiêm túc.
Mấy ngày gần đây nàng luôn bận rộn, thậm chí còn không để ý tới việc ăn cơm 3 bữa.
Nhưng hôm nay nàng cố tình chừa bụng để ăn đồ hiếm mà Hàn Kỳ đã chuẩn bị sẵn cho mình.
Còn Vương tứ nương và Bình Nhi, Thôi Đào đã đuổi họ đi vào nội thành An Bình ăn một vòng trước rồi.
Để sau khi họ ăn uống no nê, trải nghiệm hết thảy sẽ về báo lại với nàng chỗ nào ăn ngon nhất, tới lúc đó nàng sẽ đi ăn.
Tất nhiên điều quan trọng nhất là đuổi 2 người đi thì nàng mới dễ ở riêng với Hàn Kỳ.
Thôi Đào lén leo tường chạy tới sau phòng ở của Hàn Kỳ rồi gõ cửa sổ.
Hàn Kỳ mở cửa sổ ra, thấy Thôi Đào đang định bò vào bèn chặn người lại trước cửa sổ, “Lén lút làm gì đấy?”
“Kích thích tí.” Thôi Đào mặc kệ chàng có cản lại hay không, leo thẳng qua bệ cửa sổ rồi ôm chầm lấy Hàn Kỳ.
Chàng đành cười bất lực, nghiêng người nhường đường sau đó vội đóng cửa sổ lại.
“Nếu lỡ bị nhìn thấy thì em không thể giải thích rõ được đâu.
Lấy vụ án ra làm lý do thì có thể quang minh chính đại tới gặp ta rồi, thế cũng không có lời ra tiếng vào gì.”
Dù sao giờ Thôi Đào cũng đã có chức vụ ở phủ Khai Phong, hiện tại cũng đang điều tra một vụ án quan trọng, cấp trên cấp dưới gặp nhau là chuyện thường tình, chẳng ai dám nghĩ nhiều trong lòng rồi nói bậy cả.
“Nhưng như thế thì không kích thích bằng cảm giác lén lút!”
Nàng đang muốn Hàn Kỳ vì mình mà phá vỡ một vài quy tắc nhỏ nhặt, muốn ở chung thì phải biết từ bỏ, nếu cuối cùng vẫn không muốn thì có thể thêm vào, đây là thứ gọi là “chi phí chìm*”.
Hơn nữa nếu gò bó theo khuôn khổ thì chẳng có tí gì là thú vị, phải có chút kích thích để tăng thêm hứng thú và kỷ niệm cho cả hai chứ.
Thử hỏi có đôi vợ chồng già nào mà hàng ngày không nhớ lại quá khứ và kỷ niệm không?
(*) Những chi phí không thể thu hồi mà chúng ta đã đầu tư cho một số thứ trong giai đoạn đầu.
Thôi Đào chắp tay sau lưng quan sát khung cảnh trong phòng, đơn giản, lịch sự, tao nhã, dù đồ dùng không được gọi là tiện nghi nhưng cũng có thể thấy nhà họ Thôi đã phục vụ Hàn Kỳ như khách quý rồi.
Hàn Kỳ ra ngoài cửa báo cho Trương Xương biết có thể thông báo đầu bếp chuẩn bị thức ăn rồi, sau đó lập tức đóng cửa, bất đắc dĩ nhìn Thôi Đào đang chạy lăng xăng trong phòng mình như một con thỏ, thậm chí nàng còn kiểm tra cả tủ quần áo của chàng nữa.
“Lại làm cái gì nữa đấy hả?” Hàn Kỳ thấy nàng đang lật tung quần áo thì vội đè tay Thôi Đào xuống.
“Em định giặt quần áo cho chàng, đã mặc qua chưa?” Thôi Đào hỏi.
Hơi thở Hàn Kỳ ngưng lại, nắm lấy tay Thôi Đào, “Không cần đâu.”
“Em muốn —”
“Không được phép muốn.” Hàn Kỳ lập tức cắt lời.
Đôi mắt Thôi Đào loé lên, liếc nhìn Hàn Kỳ một cái rồi mím môi ngượng ngùng thu tay về, cúi đầu không lên tiếng, trông như thật sự đã bị Hàn Kỳ “hung dữ” dọa sợ.
Yết hầu Hàn Kỳ đã nhúc nhích, im lặng một lát, chàng nắm chặt tay Thôi Đào, “Khứ dụ mộ, trừ quý dục, quyên tư lự*.”
(*) Tạm dịch: Tránh dụ dỗ, bỏ ham muốn, hiến dâng suy nghĩ.
“Hả?” Thôi Đào nhìn về phía Hàn Kỳ khó hiểu.
“Lần nào gặp em ta cũng phải nhẩm câu này.”
Vì thế câu “Không được phép muốn” ban nãy không phải là nói với nàng mà là đang tự cảnh cáo mình à? Thôi Đào thầm cười trộm trong lòng, rất muốn nói với Hàn Kỳ thật sự cũng được, muốn làm càn thì cứ làm đi.
Nhưng thấy vẻ mặt nghiêm túc lúc này của Hàn Kỳ, nàng thật sự không nhẫn tâm bắt nạt chàng nữa.
“Em sẽ viết chữ “Kỳ” đẹp nhất cho chàng, chàng viết lại chữ “Đào” đẹp nhất cho em, xem hai ta ai viết đẹp hơn, người viết xấu lát nữa sẽ tự phạt 3 chén nhé.” Thôi Đào lảng sang chuyện khác để xoa dịu tâm trạng của Hàn Kỳ.
Kẻ đọc sách luôn thích múa văn nghịch mực, Hàn Kỳ cũng không ngoại lệ.
Chàng rất vui vẻ đồng ý đề nghị của Thôi Đào, nhanh chóng đổ mực rồi viết một chữ “Đào” lớn cho Thôi Đào.
Không phải là chữ Khải nhỏ như hàng ngày chàng viết trên văn bản, nét bút có phần khiêm tốn nữa.
Chữ “Đào” này nét bút khoẻ khoắn, mạnh mẽ nhưng vẫn không làm mất đi vẻ thướt tha, phong trần, cũng có chút quyết đoán.
Nếu không thấy chữ này thì thật sự Thôi Đào không nhìn ra được một Hàn Kỳ vốn lịch sự và khiêm nhường lại có thái độ thế này đối với tình cảm của 2 người đấy.
Nhìn thấy rồi lại phát hiện thực ra chàng vô cùng tự tin, hoá ra đang giả vờ ngoan ngoãn thôi
Hàn Kỳ viết xong liền lấy tờ giấy ra, trải một trang giấy mới rồi dùng chặn giấy đè lại, nhường chỗ cho Thôi Đào.
Thôi Đào chỉ viết một chữ “Kỳ” nho nhỏ trên trang giấy trắng, gọn gàng và ngay ngắn, nhưng phong cách vẫn chưa đủ nổi bật.
Hàn Kỳ thấy chữ này liền nhướng mày: “Cứ thế mà muốn thua rồi à?”
“Lục lang đã đưa đầu bếp tới rồi, không thể nào không chuẩn bị rượu được.” Thôi Đào thừa nhận.
Hàn Kỳ không kìm được mà bật cười, đúng là chàng đã chuẩn bị sẵn rượu ngon thật.
Hoá ra nàng đã tính được cả chuyện này rồi.
Kỳ vốn có nghĩa là ngọc đẹp.
Thôi Đào lập tức vẽ thêm một viên ngọc bội trên giấy, lại viết thêm chữ trên chữ “Kỳ” ban nãy: Côi ý kỳ hành, siêu nhiên độc xử, mỹ vô hà*.
(*) Côi ý kỳ hành là một thành ngữ bên Trung, ý chỉ tư duy thông minh và hành động không giống người thường.
Siêu nhiên độc xử, mỹ vô hà tạm dịch là “Một người một cõi, đẹp đẽ vô cùng”.
Tất nhiên không thể gọi là thơ được, tối đa cũng chỉ là vài ba câu nịnh hót mà thôi.
Hàn Kỳ lại nhướng mày lần nữa, cong khóe miệng khẽ cười nhìn Thôi Đào.
Thôi Đào nhìn về phía Hàn Kỳ, sau đó nhúng bút vào mực lần nữa rồi vung tay vẽ vài nét, vẽ ra sợi dây treo ngọc bội trên 1 cành đào.
“Thế nào? Có ý cảnh không?” Lúc Hàn Kỳ gật đầu, Thôi Đào cười ha hả nói, “Có nghĩ là “Chàng bị em níu chặt rồi” đấy.”
Vốn Hàn Kỳ nghe câu hỏi của Thôi Đào, trong đầu lập tức nghĩ ra 1 câu thơ rất có ý cảnh, nhưng nghe Thôi Đào nói câu sau thì không khỏi bật cười, đến cả tách trà trong tay cũng lung lay vẫy một chút nước ra ngoài.
Hàn Kỳ đặt tách trà lại lên bàn, lấy khăn lau tay
Trước đây chàng cứ nghĩ người vợ mà mình cưới sau này ắt cũng sẽ xuất thân từ gia đình khoa bảng, chàng sẽ cùng nàng ấy chấp bút viết văn, đàm thi thư, phụ phong nhã.
Ai ngờ mọi chuyện lại diễn ra thế này, trong lúc làm những chuyện phong nhã thế này mà nàng còn có thể nói ra nữa lời “tục” như thế, nhưng không hề khiến người ta cảm thấy khó chịu, thậm chí còn cực kỳ hứng thú, khiến lòng người vui vẻ, vui đến mức muốn ôm lấy bé con này nhấc bổng lên cao.
Hàn Kỳ cũng chấp bút, viết 3 câu đơn giản bên cạnh câu của Thôi Đào: Đào chi yêu yêu, chước chước kỳ hoa, nghi gia thất*.
(*) Tạm dịch: Cành đào xanh tươi, đóa hoa rực rỡ, hợp làm vợ.
Thôi Đào thấy câu này liền cong mày cười rộ lên.
Xem ra hiện tại Hàn Kỳ đã rất muốn dẫn nàng về nhà, thành gia lập thất rồi.
“Giờ đã qua bài kiểm tra chưa?” Hàn Kỳ đặt bút xuống, đột nhiên ôm lấy Thôi Đào từ phía sau, cắn vào tai trái của nàng rồi hỏi.
“Lục lang hư quá, rõ ràng ban nãy còn thẹn thùng lắm cơ mà.”
Thôi Đào nghiêng đầu liền bị Hàn Kỳ ôm lấy, 2 má hơi ửng hồng, nàng ngoan ngoãn rời mắt đi, bộ dạng mỉm cười ngượng ngùng trông như hoa đào rực rỡ vậy, xinh đẹp mê người.
“Con thỏ nóng lên cũng sẽ cắn người mà,” Giọng nói của Hàn Kỳ khàn khàn, khẽ hôn lên vành tai của Thôi Đào một chút, giọng lại càng khàn hơn, “Sớm đã bị em ép tới điên rồi.”
Xời, trước kia lúc ở đại lao cũng đều là chàng bắt nạt em cơ mà! Thôi Đào thầm tính toán nợ cũ trong lòng nhưng không nói gì, chỉ xoay người lại, cúi đầu rồi dùng ngón tay chọc vào ngực Hàn Kỳ, khiến chàng lại càng “phát điên” hơn.
Hàn Kỳ kìm lại, nắm lấy ngón tay nghịch ngợm của Thôi Đào.
Cả hai đột nhiên nhìn nhau, Thôi Đào dần dần tiến lại gần môi Hàn Kỳ.
Đôi mắt đen láy của chàng nhìn Thôi Đào, gần như nín thở —
Bên ngoài bỗng có tiếng gõ cửa, Trương Xương thông báo cơm nước đã chuẩn bị xong xuôi rồi.
Thôi Đào lập tức chạy vào buồng trong trốn, lúc Hàn Kỳ không thấy được, trên mặt lộ ra một nụ cười xấu xa.
Đôi mắt Hàn Kỳ khẽ loé lên, lúc quay lưng mở cửa trên khoé miệng cũng hiện lên một nụ cười không rõ hàm ý.
Trương Xương đã hầu hạ Hàn Kỳ nhiều năm, tất nhiên tự hiểu bữa cơm tối nay là mời ai.
Hắn cũng không hỏi sao người không đi vào từ cửa chính, chỉ im lặng bày cơm nước và rượu Lưu Hương ướp lạnh rồi lặng lẽ lui xuống.
Thôi Đào đứng từ xa đã ngửi thấy mùi thơm của rượu, quả nhiên không ngoài dự đoán, Hàn Kỳ đã chuẩn bị một loại rượu tuyệt hảo rồi.
Nghe xong tên rượu, Thôi Đào không khỏi cảm khái, “Em nghe nói Sắc Vi Lộ và rượu Lưu Hương là loại rượu ngon nhất, 1 bình đến 10 vạn còn không mua được, là lễ vật đặc biệt trong cung cơ đấy.”
“Đúng vậy, là của Quan gia ban cho.” Hàn Kỳ vừa rót rượu cho Thôi Đào vừa đáp.
“Sao Quan gia lại vô cớ ban rượu cho chàng vậy?” Thôi Đào bưng chén rượu được rót đầy lên, hít một hơi thật sâu để ngửi, màu rượu trong vắt, mùi rượu nồng đậm, đúng là không hổ rượu ngon cực phẩm trong truyền thuyết.
“Ta viết sổ gấp nói vài lời, ngài ấy đọc xong tức giận nửa ngày rồi ban cho rượu này.” Hàn Kỳ giải thích.
Thôi Đào đang kính Hàn Kỳ, không nhịn được mà