Đây là lần đầu tiên Ngải Huy thấy vật ghi chép về kiếm thuật ngoài các kiếm điển. Được rồi, thực tế thì kiếm điển cũng không ghi chép về kiếm thuật mà là kiếm quyết.
Kiếm thuật khác rất nhiều so với kiếm quyết.
Bản chất của kiếm quyết là pháp quyết, là biến đổi linh lực, dùng kiếm chỉ làm vật dẫn. Còn bản chất của kiếm thuật là kỹ thuật sử dụng kiếm. Đấy mới là nguyên nhân làm cho loại binh khí này không còn được sử dụng. Có lẽ trong thời kỳ mà kiếm quyết phát triển thì kiếm thuật là cơ sở mà các kiếm tu cần biết. Thế nhưng trong thời đại tu chân thì kiếm tu lại không cần học từ kiếm thuật bởi ngay từ khi mới học, bọn họ đã không cần dùng hai tay trói buộc thanh kiếm. Chỉ cần một ý nghĩ của họ đã có thể ngự kiếm bay xa ngàn dặm, dùng ánh sáng chiếu tới cả một phương, đó mới là kiếm tu. Thế nên khi linh lực mất đi, nguyên lực thịnh hành, khi kiếm lại trở về trong tay, thì họ mới kinh ngạc phát hiện ra rằng mình đã quên đi cách sử dụng kiếm.
Kiếm, luận về chém, không bằng đao búa, còn luận về xuyên thấu còn thua xa thương mâu.
Đây, chính là địa vị đáng buồn của kiếm thuật hiện nay. Sự đào thải trong chủng loài là tự nhiên, còn sự đào thải kiếm thuật là do thời đại.
Ngải Huy không hiểu những đạo lý quá thâm ảo, song hắn lại có nhiều kinh nghiệm chiến đấu nên có thể hiểu rõ tính cực hạn của kiếm. Nếu như không có kiếm thai, hắn cũng sẽ không lựa chọn dùng kiếm thuật, và nếu không phải sau này kiếm thai có nhiều biến hóa, hắn cũng không lựa chọn. Kiếm thai cho hắn một phần ưu thế, và hắn cũng không biết số ưu thế đó sau này có thể tới đâu. Nhưng chỉ cần ưu thế hiện tại đã làm hắn cảm thấy đáng giá dành thời gian vào đó. Có thể người khác sẽ thấy lựa chọn của hắn là mạo hiểm, nhưng Ngải Huy lại không thấy vậy.
Người chỉ có hai bàn tay trắng như hắn thì tương lai có đáng giá không? Khi mà ngay cả cái mạng của hắn cũng chẳng đáng tiền thì đừng nói tới tương lai. Kẻ tứ cố vô thân như hắn, chỉ một chút lợi nhỏ cũng là cực kỳ trân quý.
Nghĩ vậy, hắn lại chậm rãi rót nguyên lực vào kiếm.
Kiếm hoàn lại tiếp tục phóng ra quầng sáng, bóng kiếm trong quầng sáng chớp động liên tục. Lần này Ngải Huy quan sát rất tỉ mỉ, thấy tốc độ rót nguyên lực vào càng nhanh thì bóng người càng nhanh, còn tốc độ rót nguyên lực càng chậm thì bóng người càng chậm.
Lão sư nói đây là ba chiêu thức riêng biệt, mỗi chiêu lại có tên riêng. Chiêu thứ nhất là 'Huyền Nguyệt', chiêu thứ hai là 'Giáng Trần', chiêu thứ ba là 'Phản Dạ Đàm', Tên của ba chiêu này hoàn toàn không dính dáng gì tới nhau, thảo nào Thành Nhu tiền bối lại cảm thấy chúng là ba chiêu riêng biệt, ngay cả Ngải Huy cũng cảm thấy nó chẳng có quan hệ gì với nhau cả.
Hắn chăm chú xem xét một lần thì phát hiện ra trong ba chiêu, chỉ có một chiêu là mình có thể học.
Đó là chiêu đầu tiên, 'Huyền Nguyệt'. Bởi vì chỉ có vận chuyển nguyên lực trong Huyền Nguyệt là liên quan tới Tả hữu thủ cung, còn hai chiêu còn lại đều yêu cầu cao hơn về cảnh giới, càng cần nhiều cung hơn. Giáng Trần, ngoài song thủ cung còn cần Địa cung, việc tu luyện Địa cung rất khó khăn, trong thời gian ngắn Ngải Huy không thể học được. Còn Phản Dạ Đàm càng phức tạp hơn, ngoài chân tay bốn cung còn cần mở Thiên cung nữa. Hơi thất vọng, song chỉ suy nghĩ một chút Ngải Huy đã thoải mái trở lại, có thể học một chiêu đã là không tệ rồi, chứ ai lại rảnh rỗi đi sáng lập một môn kiếm thuật dành riêng cho người mới bắt đầu chứ?
Chỉ là với hắn, Huyền Nguyệt còn quá phức tạp. Đây là lần đầu tiên hắn thấy một chiêu thức như thế. Những chiêu hắn từng học trước đây đều đơn giản như 'Ngư Củng Bối' chẳng hạn. Tuy hắn còn chưa học được ba chiêu trong Kiếm Hoàn này nhưng chỉ cần nghiền ngẫm nghiên cứu đã giúp hắn mở rộng tầm nhìn hơn nhiều. Cảm giác mà ba chiêu trong Kiếm Hoàn này mang tới chính là sự tinh tế, tinh tế trong tất cả các phương diện. Ví dụ như lộ tuyến vận chuyển nguyên lực chẳng hạn, có rất nhiều điểm cần lưu ý, lộ tuyến phức tạp hơn, tốc độ lưu chuyển nguyên lực cũng không giống nhau mà có lúc chậm lúc nhanh. Ngoài ra còn cần phối hợp hô hấp với tứ chi nữa. Nói cách khác thì muốn sử dụng chiêu này cần phối hợp chặt chẽ giữa nguyên lực, hô hấp và động tác với nhau, phối hợp càng hoàn mỹ thì uy lực chiêu thức càng cao. Quá nhiều chi tiết khiến cho Ngải Huy không khỏi táp lưỡi, thực quá phức tạp!
Độ khó của chiêu Huyền Nguyệt đã vượt quá mức tưởng tượng của Ngải Huy, thế mà độ khó khi sử dụng còn cao hơn. Điều kiện sử dụng trong thực chiến còn hà khắc hơn, trong hoàn cảnh nguy hiểm, làm thế nào nắm chặt thời cơ để đối mặt với địch nhân vân vân. Theo những kinh nghiệm chiến đấu trước đây thì Ngải Huy thường thích những chiêu thức đơn giản có khả năng vận dụng linh hoạt dễ dàng kia hơn. Thế nhưng hắn cũng hiểu rõ khuyết điểm của mình, đó chính là thiếu một chiêu thức có uy lực mạnh, có khả năng nhất kích tất sát.
Trước mắt, ba chiêu thức này chính là sát chiêu của hắn!
Tuy rằng còn chưa học được, nhưng hắn có thể tưởng tượng ra uy lực của nó. Hắn cảm thấy lão sư nói đúng, Thành Nhu tiền bối là một thiên tài chân chính.
Không thể không nói, Ngải Huy xem nhiều kiếm điển như thế cũng không uổng phí. Tuy rằng không thể tu luyện kiếm điển nhưng dẫu gì cũng là kết tinh trí tuệ của vô số tu chân giả trong trăm vạn năm, chỉ những kiến thức trong đó cũng giúp hắn có những kiến giải của riêng mình. Thế nên vừa nhìn hắn đã biết ở nơi ba chiêu trong Kiếm Hoàn là nhiều sự tinh tế tụ hợp lại, cuối cùng bùng phát ra.
Quả thực rất lợi hại!
Đôi mắt Ngải Huy sáng rực lên, hắn cố nén cảm giác kính động, bắt đầu chăm chú đọc.
Trên bầu trời thành Tùng Gian.
Một chiếc xe quân nhu đang gào thét lao trong không trung, bên trên các học viên đều trầm tĩnh ngồi ngay ngắn.
"Rất vinh hạnh có thể kề vai chiến đấu cùng mọi người, ta là Sư Tuyết Mạn, là đội trưởng của mọi người. Hi vọng chúng ta có thể ở chung vui vẻ, nhiệm vụ này cũng chính là bài thi tốt nghiệp của mọi người."
Nếu Ngải Huy ở đây chắc chắn sẽ giật mình bởi giọng nói này giống hệt với giọng của cô bé quán mì.
Sư Tuyết Mạn mặc một thân y phục chiến đấu màu trắng, tư thế oai hùng hiên ngang, mái tóc dài đen nhánh bị gió