Dù sao thì cũng rất nhiều người kiêng dè Nam Khương.
Có một câu nói rất hay là: Đừng ai gây sự với Miêu, Tăng, Đạo!
‘Miêu’ đứng vị trí đầu tiên, đủ để thấy vị trí của Nam Khương đối với đám đông.
Thường những người có thể tránh thì họ tuyệt đối không đi gây sự với người Nam Khương.
“Đúng vậy! Bà của tôi bảo tôi tới đây!”, Bạch Doanh gật đầu đáp lại.
Ông cụ Diệp nhìn chăm chăm Bạch Doanh: “Bà của cô tên là gì?”
“Ân Phương Vũ!”
Cái tên vừa vang lên đã khiến đồng tử ông cụ co lại.
Bao năm trôi qua, thế nhưng nghe thấy tên của người xưa vẫn khiến lòng ông dậy sóng.
“Giống! Cô thật giống bà ấy khi trẻ!”, ông cụ thở dài mỉm cười.
Lúc này Bạch Doanh lấy từ trong túi ra một chiếc khăn màu trắng, bên trên có thêu chữ: “Bà nói tôi đưa cái này trả cho ông!”
“Đây là…lẽ nào năm ấy người bà ấy chọn là tôi sao?”
“…”
Khi còn trẻ, có ai mà chưa từng liều mạng, nỗ lực vì tình yêu chứ.
Có nuối tiếc thì mới là thanh xuân.
Thời ông cụ còn trẻ, nước Hạ vẫn còn trong giai đoạn nghèo khó.
Dù là cậu ấm cô chiêu thì cũng không khá hơn bao nhiêu, nhất là những người được đi học đều phải về các vùng quê kiến thiết thôn làng.
Ông cụ Diệp cũng được điều động tới Nam Khương.
Khi đó Nam Khương chẳng có công trình kiến thiết gì, đến cả bóng đèn điện cũng không phải nhà nào cũng có.
Vì vậy họ tới đó để giải quyết vấn đề điện đóm cho người dân rồi tính tiếp.
Khi còn trẻ, ông cụ Diệp cũng là người hăm hở xông pha với mong muốn làm nên nghiệp lớn.
Hai bên qua lại thế là nảy sinh tình cảm với bà của Bạch Doanh.
Sau này do một loạt các nguyên nhân mà ông cụ Diệp phải quay về nhà, còn bà của Bạch Doanh cũng vì lý do gì đó mà không thể rời khỏi Nam Khương.
Tình cảm một khi xa cách sẽ nảy sinh khoảng cách, lâu dần sẽ tự dưng phai nhạt.
Chuyện cũ của mười năm trước hiện về như thước phim, đôi khi nghĩ lại cảm thấy vô cũng thật có ý nghĩa.
Có người từng nói con người ta một khi tới tuổi bảy mươi thì tất cả chỉ còn là hồi ức.
“Đi theo tôi!”, ông cụ Diệp khẽ day thái dương nói với Bạch Doanh.
Ông quản gia cũng rất tinh ý, lập tức bước tới nói chuyện với Hoa Phong để tránh bầu không khí ngượng ngùng.
Có thể làm đại tổng quản ở nhà họ Diệp thì chắc chắn phải là người có thực lực.
Tới phòng sách.
“Nói đi, bà cô bảo cô tới nhà họ Diệp làm gì! Không phải chỉ bảo cô đưa chiếc khăn này tới chứ? Đã mấy chục năm trôi qua, những chuyện sến súa như này tự mình biết là được, sao còn nói cho thế hệ con cháu chứ?”, ông cụ Diệp đứng bên cửa sổ khẽ thở dài.
Ông đã nói như vậy thì Bạch Doanh cũng không giấu giếm nữa: “ông Diệp, tôi muốn mượn bảo vật trấn gia của nhà họ Diệp! Ngọc xá lị!”
“Cái gì!”
Ông cụ Diệp bỗng trở nên cảnh giác: “Ngại quá, tôi không có, ngọc xá lỵ đã không còn từ lâu, nhà họ Diệp chúng tôi cũng đi tìm khắp nơi!”
“Không thể nào, trước khi tôi tới đã đi nghe ngóng, ngọc xá lị vẫn còn ở trong nhà họ Diệp! Tôi chỉ cần một phút, nếu không phải là thứ tôi cần tìm thì tôi sẽ trả lại ngay!”, Bạch Doanh cuống cuồng chộp tay ông cụ khẩn cầu: “Cầu xin ông, viên ngọc đó cực kỳ quan trọng với Nam Khương chúng tôi!”
“Chỗ của các cô làm sao vậy?”
Nói tới đây Bạch Doanh trở nên ủ rũ, cô ngồi phịch xuống ghế sô pha: “Nam Khương bị thiên tai, hoạn nạn.
Giờ ở đó bị đại hạn, lâu lắm rồi không có mưa, hơn nữa còn xảy ra một loại bệnh rất kỳ lạ, cả người xuất hiện ban trắng, không bao lâu thì chết”.
“Tôi có nghe nói về hạn hán ở Nam Khương, không phải phía trên đã tiến hành làm mưa nhân tạo rồi sao?