Mạc Uyển Dư đứng trước cổng, hít sâu một hơi rồi cố đưa cánh tay đang xách đồ nặng của mình lên gõ vào cánh cổng
Ông bà ơi, con là Đinh Mộc đây ạ.
Trong nhà đang lịch kịch bỗng chốc im lặng, chẳng còn tiếng động nào nữa.
Chờ thêm một chút, Mạc Uyển Dư lại gõ thêm lần nữa: Con về rồi đây ạ.
Trong nhà vẫn một mảnh im lặng, không ai muốn đáp lời cô.
Mạc Uyển Dư ngăn cho nước mắt không rơi xuống:Hôm nay là ngày giỗ của ba mẹ con, ông bà cho con ở đây ngày hôm nay thôi.
Tiếng bước chân trong sân vang tới ngày càng gần, cánh cổng bật mở ra, mặt bà Đinh đen như mực, không có chút vui vẻ nào khi lâu ngày gặp lại con cháu
Chúng tao đã nói không muốn nhìn thấy mặt mày rồi cơ mà.
Mày khắc chết ba mẹ mày, mày còn muốn về khắc tiếp hai ông bà già này à.
Chúng nó số khổ chết sớm để mày được nhà giàu đón về nuôi, mày còn về đây giả vờ hiếu thảo cho ai xem.
Con chỉ muốn về làm giỗ cho ba mẹ con, rồi con sẽ đi luôn.
Mắt Mạc Uyển Dư đã đỏ hoe, nhưng bà Đinh vẫn cứ đứng giữ cánh cổng, không muốn để cho cô vào.
Mày bay lên cành cao liền quên nguồn cội, nếu không phải ngày giỗ ba mẹ mày thì chắc mày cũng không thèm về nơi nghèo kiết xác này chứ gì.
Con không có.
Bà Đinh không để cô nói hết câu:Cô mang theo đống đồ đạc của cô cút về nhà họ Mạc đi, chúng tôi không dùng nổi đồ của nhà giàu mấy người.
Nói rồi bà Đinh đóng sầm cổng vào, Mạc Uyển Dư không kìm nén được cảm xúc nữa, nước mắt cứ vậy trào ra.
Mạc Uyển Dư đặt chỗ túi đồ bên cạnh cổng rồi rời đi.
Hàng xóm đã nhiều lần nhìn thấy cảnh này, cũng không lạ lẫm gì nữa.
Họ cũng thấy thương cho Mạc Uyển Dư, dù sao khi xảy ra chuyện, cô mới có ba tuổi.
Một đứa bé chưa hiểu chuyện gì xảy ra đã bị đẩy hết trách nhiệm lên đầu.
Nhưng đây là chuyện của nhà ngừoi ta, không ai có quyền can thiệp vào được.
Niềm an ủi lớn nhất có lẽ là Mạc Uyển Dư đã