Đắm mình trong sắc nắng vàng nhạt cuối ngày, tầng tầng, lớp lớp mây lãng đãng trôi vi vu. Nắng xuyên qua lớp kính thuỷ tinh trên xe bus, hắt lên tôi thành cái sắc vàng vọt, tai tái. Đưa tay hí tấm cửa kính đón chút gió, mùi gió trời xộc vào khứu giác, xâm xẩm mùi xăng của những xe con đang kẹt cứng ngoài đường, bóp kèn và chạy từng quãng ngắn trong giờ cao điểm. Xe bus bị kẹt giữa dòng xe đông như tổ kiến, ùa khắp hướng, cứ rồng rắn chạy trên biết nhiêu là con đường của thị thành. Đầu tựa trên ghế, tôi vuốt vuốt mấy lọn tóc mai bị gió cuốn tung, chỉnh Mp3 qua một bản nhạc mới, giai điệu nhẹ nhàng lan toả từ hearphone đến màn nhĩ, đôi mắt nhìn vu vơ khắp phố xá đông vui, chợt buồn. Tôi sợ nhất là rơi vào khoảng thời gian này, buổi chiều. Khi mà con người ta háo hức trở về tổ ấm của mình, mang theo niềm vui của công việc, giũ sạch mọi áp lực tan biến, họ tận hưởng cái cảm giác ấm áp thân thương bên mâm cơm đầm ấm cùng gia đình thì tôi đang cuộn mình trên gác xếp, co ro với li mì sơ sài hay một vài món ăn đơn điệu. Có ai biết được tôi - Châu Hạ Anh, con gái của một nhà ngoại giao tài ba, mẹ là một nữ tiếp viên hàng không suốt ngày bận rộn. Mang một lí lịch thanh bạch có phần danh giá, tôi bước chân vào An Đằng với tiếng tăm là một học sinh được nhận học bổng tuyển thẳng của trường. Nhưng, có ai thấy rằng, cha mẹ tôi chưa hề một lần tham gia đại hội phụ huynh học sinh, chỉ có cô của tôi thay thế. Và trong ngôi nhà khang trang mang tên sở hữu của ông Châu Chí Dũng - cha tôi, chỉ có trơ trọi một cô gái bé nhỏ tự thân xoay sở.
Tôi sống chẳng khác nào một cô nhi, dù hằng tháng vẫn có một số tiền cấp dưỡng đều đặn. Tôi chưa bao giờ xài hết chỗ tiền ấy, tiết kiệm hết mức để có đủ tiền đến Venice để thực hiện giấc mơ hội hoạ của mình. Chưa bao giờ tôi nghĩ sẽ mở lời để xin cha mẹ chu cấp cho chuyến du học đó. Có lẽ, tôi đã quen tự mình lo liệu tất cả, quen cách tự lập, quen giữ đúng lòng tự trọng của mình nên mới chả màng đến sự bảo bọc của gia đình. Tôi không ghét họ, chỉ trách họ đã xem tôi như một quả bóng, cứ đá qua, đá lại, như một gánh nặng. Tôi chả cần. Không có cha mẹ, tôi vẫn sống tốt, có điều...sẽ không còn tin nổi cụm từ "hạnh phúc" nữa. Vì họ đã khắc vào tim tôi một sự rạn nứt không tài nào hàn gắn được. Hạnh phúc là hư vô. Xa vời. Lừa dối. Và mong manh.
Mệt nhoài. Cả ngày nay tôi bị ngập trong núi công việc dày đặc. Gần như là ná thở. Không biết còn bị thầy giám thị "tra khảo" thêm lần nào nữa không. Và còn An Tử Đằng, bị quê thúi mũi như vậy chắc là ức lắm. Không chừng hắn sẽ trả thù đấy. Nhưng quan trọng là hắn có truy ra thủ phạm là ai không đã. Lạy Chúa là hắn không biết Ban Mai là chủ mưu của trò này, còn tôi là đồng phạm. Nếu không, chắc là sẽ có cuồng phong bão táp giáng lên đầu tụi tôi mất! A-men!
Nắng cứ nhạt, nhảy múa tung tăng trên những ngón tay. Quầng dương bò về bầu trời phía Tây, để cả góc trời đằng đó sáng bừng, cam đỏ, như đổ máu. Xa dần, những toà cao ốc chen chúc nhau dần che khuất quả bóng lửa đó. Xe chạy chậm. Trên xe đa phần là học sinh. Chúng chuyện trò líu ríu, vui vẻ, mà tôi chả nghe thấy gì. Tai tôi đang gắn earphone. Tôi quan sát khắp nơi. Bên ngoài đường, những bảng hiệu quảng cáo đã sáng đèn, lấp lánh. Nắng sắp tắt hết rồi.
Chiếc xe cứ lề mề lăn bánh. Đến khi nó dừng ở trạm, tôi xốc ba lô của mình lên, chậm chạp len người qua đám đông, uể oải từ từ xuống xe.
Nắng ôm trọn lấy con người yếu ớt, táp vào dáng tôi thành một vệt bóng ngã dài, cao lêu nghêu. Đảo chân trên con đường quen thuộc theo cái cách lảo đảo, nhàn hạ. Tôi lừ đừ như cá ngợp nước. Đi từng bước, từng bước, đến khi phát hiện mình đã dừng trước cổng nhà.
Lục đục kiếm chìa khoá. Mở cổng. Tôi muốn ôm ngay cái giường thân thương mà âu yếm.
Sực nhớ một điều rất quan trọng: Tôi phải áp giải ăn trộm tới đồn công an!
Quên mất, không biết cái tên tâm thần ra sao rồi. Chết chưa nhỉ? Tôi cột hắn từ sáng tới giờ. Hắn không chết vì đói khát cũng chết vì không thể "giải toả nỗi buồn" được (nói toẹt móng lợn ra là phải...nhịn việc đi vệ sinh). Ái da, hi vọng là tên đó vẫn còn thoi thóp, mắc công tôi dính tới tội ngộ sát nữa là nguy!
Vác ba lô chạy xồng xộc lên gác, tôi không thèm tháo giày mà bơi thẳng lên phòng. Áp tai vào cánh cửa gỗ, có tiếng ro ro của quạt máy, vài tiếng sột soạt nho nhỏ, vậy là tên đột nhập chắc còn "cứu được".
Tôi vặn tay cầm của cửa một góc 180 độ, nhẹ nhàng, ti hí, rón rén, mon men từ từ mở cửa ra.
1... 2... 3... Cọt kẹt... Cọt kẹt...
Ba lô rơi phịch xuống đất, mặt tôi nghệt ra, mắt trợn ra như thồi lồi, há hốc mồm, chết đứng tại chỗ.
Zoom lại cái quang cảnh căn phòng xinh xắn của Châu Hạ Anh hiện giờ:
Dưới sàn, tá lả truyện tranh đủ thể loại đã từ tủ sách đáp xuống nền, cái úp xuống sàn, cái quăng ngửa, bị gió thổi sột soạt. Vỏ chuối năm, bảy trái ném khắp nơi, cái đáp thẳng lên drap giường màu hồng, cái đáp tới đầu bé gấu ú mập của tôi luôn. Vỏ bánh snack ăn xong, bừa bộn khắp trên kệ tủ lẫn bị gió cuốn vào gầm giường. Vài cái bánh quy bơ ăn lỡ dở bị kiến bu kín mít. Quả táo ăn hết chỉ còn cái lõi qua thời gian dài đã thâm đen, chờ kiến "rước" đi theo mấy cái bánh tròn. Khắp dưới sàn rơi vã.i hạt sơ ri từa lưa. Và cái xác đồng hồ báo thức vẫn nằm dưới sàn gỗ.
Nhìn chung, phòng tôi giờ y hệt cái bô rác công cộng. Lộn xộn và nhếch nhác vô cùng. Tôi là chúa ghét sự bừa bãi, ai đã phá banh phòng của bổn tiểu thư?
Tôi cuồng cuồng nộ khí, nắm tay thành nắm, hậm hực tìm kẻ phá hoại.
Chưa kịp định thần, một thứ đen đen, tròn tròn, cưng cứng đáp tới đầu tôi. Đau điếng.
"Cốp!"
- Ái da! - Tôi ôm trán, mặt đen như Hắc Vô Thường, cúi xuống xem đó là gì. Thì ra là hạt của trái vải ăn xong bị kẻ nào đó quăng đi chẳng cần lưu tâm đến sự sạch sẽ xung quanh. Kẻ nào? Đứa nào cả gan thế? Mi tới số với bà rồi!
Tôi mang nửa con mắt có vác