Cao Đống đã nhiều năm không đích thân thẩm vấn ai, sau khi tội phạm bị bắt về quy án, đều có nhân viên chuyên thẩm vấn lo liệu.
Thẩm vấn phạm nhân là một công việc rất hao tổn sức lực, thường là vài người luân phiên thẩm vấn suốt mấy ngày mấy đêm để khiến đối phương dần dần mất hết tinh thần mới chịu khai ra. Tất nhiên có lúc nhân viên thẩm vấn không kiên nhẫn được lâu sẽ áp dụng một số biện pháp đặc biệt, nói chung, một khi đã vào đây thi đối phương sớm muộn gì cũng phải hợp tác.
Người làm lãnh đạo sẽ không tự mình đi thẩm vấn, nhưng lần này Cao Đống lại phá lệ muốn đích thân thẩm vấn Lý Vệ Bình.
Do bất ngờ bị bắt nên sau đó tâm trạng của Lý Vệ Bình thay đổi nhanh chóng, trở nên lầm lì và hầu như không nói tiếng nào. Cao Đống không vội vã, ông lịch sự sai người lấy nước cho anh ta uống.
Một nhân viên lập tức đưa ly thủy tinh vào, Cao Đống lắc đầu rồi bảo đổi ly sứ. Ông nghĩ đến khẩu súng có đạn mà Lý Vệ Bình nhét trong túi, anh ta đã lên tinh thần chuẩn bị tự sát, đưa ly thủy tinh vào sẽ rất nguy hiểm, mà ông thì không muốn mạo hiểm.
Viên cảnh sát cấp dưới lại đem chiếc ly sứ đến đưa cho Lý Vệ Bình uống nước. Hai tay anh ta bị còng trên ghế, vẻ mặt cứng đờ, hai mắt thất thần, cả người tỏ ra rệu rã và đầy tuyệt vọng.
Cao Đống mím chặt môi, ngồi đối diện và nhìn chằm chằm vào anh ta. Viên cảnh sát cấp dưới đứng bên cạnh thấy lãnh đạo không nói gì, đương nhiên cũng không dám mở miệng mà chỉ kiên nhẫn đứng kế bên chờ.
Cứ như thế hơn 10 phút sau, Cao Đống mới mở miệng, giọng nói không chút biểu cảm: "Có thể nói được chưa?"
Lý Vệ Bình từ từ ngẩng đầu lên, để lộ nụ cười đau khổ: "Tôi..." Anh ta ho một tiếng, miễn cưỡng cất lời: "Tôi... tôi muốn hút thuốc."
"Hãy mở một tay ra cho anh ta." Cao Đống nói với cấp dưới của mình, đồng thời bước tới trước mặt Lý Vệ Bình, móc một bao thuốc lá còn nguyên từ trong túi ra, cẩn thận xé hộp giấy rồi đặt trước mặt anh ta, sau đó để chiếc bật lửa xuống, ngẫm nghĩ một hồi, lại lấy ra một phong kẹo thông họng, đặt lên tay vịn của ghế ngồi, thở dài: "Hút đi, hút ít thôi."
Ông quay lại ghế ngồi của mình với vẻ mặt u ám, nhìn Lý Vệ Bình nửa giờ trước và bây giờ hoàn toàn là hai người khác nhau: "Hôm trước biết tôi định kiểm tra chiếc Buick màu xanh, sao anh không bỏ trốn? Tưởng tôi không điều tra ra được à?"
Lý Vệ Bình châm một điếu thuốc, hít một hơi thật sâu, dường như đã lấy lại được chút tự chủ và chấp nhận được hoàn cảnh hiện tại, liền hắng giọng: "Định đánh liều một phen xem sao, thử vận may thế nào, có lẽ kéo dài thêm chút thời gian nữa thì sẽ đợi được đến lúc kết thúc vụ án. Trốn ư? Ha ha, với tôi, trốn có khác gì với chết đâu chứ."
Cao Đống hít mũi, ông hiểu rất rõ, một người phải vất vả lắm mới có được ngày hôm nay như Lý Vệ Bình, nếu bỏ trốn sẽ xem như tội phạm bỏ trốn cả đời, ngày nào cũng sống trong lo sợ quả là chẳng khác gì với cái chết.
Khi lập ra kế hoạch này, chắc anh ta nghĩ rằng sẽ không thể điều tra ra được mình, nếu thật sự điều tra ra được anh ta thì có ngụy trang thế nào cũng vô ích.
Hôm qua lúc kiểm tra điện thoại di động của Lý Vệ Bình và biết được anh ta chỉ đi về giữa Bạch Tượng và thành phố Thiệu Hưng, Trương Nhất Ngang đầu óc lơ ngơ còn nghi ngờ rằng nếu hung thủ thật sự là Lý Vệ Bình, từng chi tiết của cả quá trình gây án đều đã suy nghĩ cặn kẽ không một chút sơ hở, thì tại sao ngay cả một chi tiết nhỏ là chiếc điện thoại của mình lại không xử lý, để họ điều tra được anh ta không hề đi Thượng Hải. Một là vì cảnh sát hình sự phải mở máy 24/24, hai là Lý Vệ Bình hiểu rất rõ, nếu thật sự một ngày nào đó hướng điều tra nhắm vào anh ta thì mọi sự ngụy trang đều vô ích, bởi chỉ cần điều tra được chiếc Buick màu xanh trong tiệm sửa xe là chiếc nào, thì sẽ kiểm tra được chiếc Buick màu xanh ban đầu từ đâu đi tới thông qua thiết bị giám sát dọc đường và như thế Lý Vệ Bình vẫn không trốn thoát được.
Có cái bướu thịt khiến người thợ sửa xe ấn tượng cũng là do anh ta không gặp may. Nhưng cứ cho là không có chuyện này đi nữa, anh ta lọt lưới hay không cũng là vấn đề thời gian mà thôi, có lẽ sẽ không quá 3 ngày.
Lúc này, điều khiến Cao Đống không thể nghĩ ra đó là tại sao Lý Vệ Bình lại phạm tội.
"Nói tôi biết, tại sao anh lại làm như vậy?"
Lý Vệ Bình hít mạnh một hơi thuốc, cười đau khổ: "Nếu tôi nói là vì chính nghĩa xã hội, ông... có tin không?"
Cao Đống lắc đầu: "Không tin."
"Tôi thấy chướng mắt trước việc thu phí tùy tiện của Phòng Công thương."
Cao Đống vô cảm: "Bọn họ đã thu tiền của anh chắc? Có đâu, chướng mắt cái con khỉ!"
"Tôi không phải vì bản thân mình, tôi vì cả xã hội này."
Cao Đống lắc đầu nguầy ngoậy: "Đừng giở trò này với tôi."
"Có lẽ ông rất khó tin, rất khó lý giải, nhưng tôi làm vậy, chính là vì xã hội, tôi muốn trừng trị việc thu phí tùy tiện của bọn súc sinh ở Phòng Công thương này. Tôi không hề muốn đẩy mình lên tầm vĩ đại gì, nhưng tôi quả thật rất chướng mắt. Là một cảnh sát hình sự, một năm tôi tiếp xúc với bao nhiêu xác chết? Một năm làm việc bán sống bán chết mà tôi kiếm được mấy đồng đây? Còn bọn người của Phòng Công thương thì sao?"
"Thu nhập một năm của anh cũng không phải là ít, 200.000 làm sao xài cho hết, nhà cửa xe cộ đều do cơ quan cấp. Muốn trừng trị Phòng Công thương ư? Hừ, việc bọn họ thu tiền chẳng liên quan gì đến anh cả, chuyện này không đến lượt anh ra mặt đâu!" Rõ ràng là Cao Đống chẳng tin cách nói này của Lý Vệ Bình chút nào.
"Phải, tôi thừa nhận, cuộc sống của tôi cũng tạm được. Có lẽ chính vì cuộc sống quá thoải mái nên tôi luôn muốn làm chút gì đó. Con người sẽ không so bì với người kém hơn mình mà chỉ nhìn vào những người có cuộc sống tốt hơn mình. Tôi luôn cho rằng việc bỏ ra và nhận lại phải tương đương với nhau. Dĩ nhiên, từng tuổi này rồi, tôi đáng ra phải có được nhận thức sâu sắc về hiện thực xã hội, nhưng trong lòng vẫn không bình tĩnh được. Có lẽ là do làm cảnh sát, có lẽ là cảm giác chính nghĩa có sẵn trong lòng, tôi nghĩ mình giống như ông trời, luôn muốn thực hiện việc chính nghĩa cho xã hội. Tôi thường tự nhủ, đừng nghĩ vậy, nhưng sự thôi thúc của nội tâm ngày càng mạnh mẽ, thậm chí tôi cảm thấy không thể kìm nén được sự kích động của việc phạm tội. Năm ngoái lúc điều tra vụ án hạ độc của Phòng Công thương, khi tôi thẩm vấn Vương Hồng Dân, ông có biết ông ta nói thế nào không? Ông ta bảo không hiểu đầu tôi chứa cái quái cái gì mà lại đi nghi ngờ ông ta và kêu tôi tẩy não trước đi rồi hãy quay lại, ông ta còn tát tôi một cái nữa."
"Ông ta đánh anh?" Cao Đống hơi bất ngờ, vì rất khó tưởng tượng ra một người được công nhận là tốt tính như Vương Hồng Dân lại đi tát Phó Công an Huyện. Ông hơi nheo mắt lại: "Chính vì một câu nói và một cái bạt tai của Vương Hồng Dân đã chọc điên anh, nên anh phải gϊếŧ anh ta cho bằng được?"
"Không, nói đúng hơn là không hoàn toàn như vậy. Tôi học ngành Tâm lý, cũng biết tự mổ xẻ bản thân, tôi thấy mình căm ghét Phòng Công thương làm điều sai trái trong xã hội là nguyên nhân chính, còn Vương Hồng Dân là tác nhân bên ngoài, là ngòi nổ thúc đẩy việc tôi gϊếŧ người. Không chỉ là Vương Hồng Dân, bản mặt của những kẻ