Chương 19: Kẹo Hồ Lô Đường (1)
Trên đường lớn thời điểm này đã không còn lại mấy người, thỉnh thoảng sẽ có vài ba tên nông phu ôm trong ngực một cái bao cũ kĩ chứa đầy gạo trắng tinh vội vã chạy dưới mưa, trên đầu đội mũ rơm rách rưới căn bản không thể che chắn được bao nhiêu, bất quá bọn họ vẫn phải mau chóng trở về nhà, số gạo mà họ ra sức bảo hộ dưới lớp áo mỏng mảnh không thể để nhiễm nước, nếu không những ngày tới cả nhà họ đều phải nhịn đói.
Cả ngày hôm nay vốn dĩ thời tiết rất tốt, sáng sớm mặt trời lên cao phủ xuống những mái nhà trong thôn, cao có thấp có, cũ có mới có, tất cả đồng loạt ánh lên một tầng dương quang ấm áp dễ chịu, tiết trời vào thu tương đối mát mẻ, những cơn gió khẽ khàng lùa vào trong táng cây tạo nên hàng loạt thanh âm xào xạc giòn giã.
Thế nhưng vào lúc trời bắt đầu nhá nhem thì bất chợt đổ xuống một cơn mưa, trận mưa dữ dội như muốn cuốn trôi hết thảy những đồ vật hiện hữu trên đường, sạp bán hoa quả lúc này cũng trống trơn, nhà cửa xung quanh đều sập cửa kín mít.
Đợi trận mưa qua đi, mọi người cũng rục rịch ra khỏi nhà, trở về với không khí náo nhiệt thường nhật, đám trẻ con nô đùa nghịch nước, những sạp hàng đầy ắp đồ đạc, người đi kẻ lại mua bán đông nghịt, chung quy không khác bình thường là bao.
Xa xa trong con ngõ xập xệ phủ đầy lá rách bươm, một nhóm người túm tụm bàn tán sôi nổi, người đàn ông trung niên bụng phệ phe phẩy cái quạt trong tay, tên đầy tớ đứng bên cạnh chuyên chú cắn hạt dưa cho gã, nhìn qua liền biết là kiểu người giàu có không dễ gì chọc tới, gã đàn ông bóc hạt dưa trong tay đầy tớ bỏ vào miệng nhai nhai, cao hứng nói: "Cuối cùng cũng chết rồi, a đầu không biết phép tắc."
Gã vừa mở miệng, đám người vây quanh nhất tề quay đầu, ném cho gã một ánh nhìn khinh bỉ, lẫn trong đám đông có người lên tiếng chê trách: "Mồm miệng thật thối, nói không chừng tiểu cô nương này mất mạng tám chín phần có liên quan tới ngươi."
Gã đàn ông nghe vậy liền nổi sung, tức giận thu hồi quạt, lớn tiếng quát: "Ai? Kẻ nào vừa mới nói? Có gan thì bước ra đây, trên đường lớn còn có can đảm nói xấu Ngô thiếu gia ta, xem ngươi lợi hại thế nào!"
Gã đàn ông tự xưng là Ngô thiếu gia này vốn là con trai độc nhất của Ngô gia, Ngô Đình Hải. Ngô Đình Hải từ nhỏ đã được nuông chiều đến hư hỏng, càng lớn thì càng ngông cuồng, không coi ai ra gì, người trong thôn không có ai không muốn đập chết gã, có điều gia thế của gã không phải tầm thường, bọn họ cho dù ghét cay ghét đắng cũng không dám đơn phương đánh gã, đánh chết rồi thì cũng bị tống vào nhà lao, đánh không chết lại rước họa vào thân, một đám nông dân nghèo khổ như họ lấy đâu ra tiền bồi thường cho gã. Vì vậy bấy lâu nay gã vẫn cứ nhởn nhơ cái thói nghênh ngang gây sự mà chẳng có ai đoái hoài, cứ nhìn thấy gã thì trực tiếp giả mù giả điếc là được.
Đợi một lúc lâu cũng không có ai bước ra, đám người nhao nhao liếc mắt nhìn quanh, còn kẻ nghĩa hiệp vừa mới chất vấn Ngô Đình Hải dường như đã rời đi, xem ra tuy rằng ai nấy đều đối với gã có bất mãn nhưng lại không hề có ý định lộ diện, bọn họ chỉ có thể nấp phía sau nói lên suy nghĩ của mình, căn bản không dám trực diện nói trước mặt gã.
Ngô Đình Hải cười khẩy, dùng khóe mắt liếc nhìn đám người mặt mày nhăn nhó đứng quanh gã, nói: "Cũng chỉ là một tên chuột nhắt. A Cường, đi thôi."
A Cường đem mớ hạt dưa còn lại bỏ vào trong tay áo, lập tức theo sát phía sau Ngô Đình Hải li khai đám đông ồn ã.
Vị cô nương quần áo tươm tất có vẻ là tiểu thư nhà khá giả cầm trên tay một cái giỏ trúc đứng bên đường nhìn sang, đầu mày không tự giác chau lại, nàng nói: "Đứa trẻ này bị làm sao vậy?" Nàng chỉ tay về phía con ngõ kia, nơi đó vừa dơ bẩn vừa bốc mùi hôi thối nồng nặc khiến người ta ngửi thấy liền muốn nôn, dưới đất lại có một tiểu hài nhi tóc tai tán loạn đang nằm sấp, trải qua một trận mưa y phục trên người đều dính sát vào cơ thể để lộ cả thân hình gầy còm gần như chỉ có da bọc xương.
Lão bà bán bánh gần đó chậc lưỡi, đau lòng nói: "Đứa bé này quả thực đáng thương, phụ mẫu đều mất sớm, mấy năm nay lang bạc trên đường xin ăn, kết quả sáng hôm nay phát hiện đã chết..."
"Nhị thẩm, bán cho ta một cái bánh." Người phụ nữ trung niên tìm trong túi mấy đồng bạc để lên sạp bánh của lão bà, nhịn không được cũng đưa mắt đánh giá đứa trẻ nọ: "Không phải ta độc mồm nhưng chết rồi cũng xem như một ân huệ đối với nó, bệnh tật theo thân suốt nhiều năm, người thân càng không nói, ta chưa từng thấy ai đến tìm nó, ở trên đường xin ăn bữa đói bữa no, thật sự khiến người ta xót thương."
Vị cô nương nọ không cùng hai người bọn họ nói chuyện, nàng xuyên qua đoàn người đi tới con ngõ, lấy trong giỏ trúc ra một cái bánh bao đặt xuống trước người tiểu hài: "Mong rằng kiếp sau ngươi sẽ có một cái gia." [1]
[1] Gia: Nhà, vị cô nương này nói như vậy với ý mong muốn kiếp sau tiểu hài sẽ có một gia đình hạnh phúc.
Tiểu hài xấu số nọ gọi là Hoàng Di, năm nay vừa vặn được mười tuổi, mệnh của đứa trẻ này kể ra cũng rất khổ, lúc lên bốn phụ mẫu đều không may mắc bệnh qua đời, để lại một mình nó không ai nương tựa. Thoạt đầu những người ở cạnh nhà vì có chút giao tình với phụ mẫu nó cũng giúp đỡ chăm sóc, đến khi nó được bảy tuổi có thể tự đi xin ăn thì không có ai quản nữa, huống hồ trong nhà bọn họ còn có hài tử, không thể cùng một lúc lo nhiều như vậy, cho nên mỗi người chỉ đành nhắm mắt làm ngơ.
Mùi tử thi thối rữa kíƈɦ ŧɦíƈɦ khứu giác của người đi đường, nhưng loại mùi này cũng chẳng phải mùi hương gì đặc biệt, càng khiến người ta muốn ngay lập tức nôn hết toàn bộ những gì vừa ăn xong ra ngoài. Mà thi thể Hoàng Di cũng bắt đầu xuất hiện ruồi nhặng bu bám, người trong thôn vốn không muốn chú ý tới,