Nguyên Thủy Chiến Ký

Chương 21: Cậu bị cháy rồi


trước sau

Đây là lần đầu tiên Thiệu Huyền lên núi.

Những người có địa vị càng cao trong bộ lạc thì sẽ sống càng cao trên núi.

Càng đến gần đỉnh núi, Thiệu Huyền càng cảm thấy những đứa trẻ bên cạnh, cùng với Cách và mấy chiến sĩ khác đang dẫn đầu đã không còn tùy tiện như khi dưới núi nữa, trở nên rất thận trọng.

Khi nhóm Thiệu Huyền đến thì cũng đã có không ít người vây quanh lò lửa, người dân sống dưới chân núi đứng rất xa lò lửa, chỗ đứng cũng phân bố theo nơi ở, nơi ở càng cao thì sẽ càng đứng gần đống lửa hơn.

Cũng may là đứng xa lò lửa nhưng địa thế lại cao, miễn cưỡng cũng có thể quan sát được tình hình bên dưới.

Bộ lạc có tổng cộng bao nhiêu người?

Trước đây thì không biết nhưng hiện giờ trong lòng Thiệu Huyền cũng đã có khái niệm cụ thể rồi.

Nghi thức hôm nay của bộ lạc, mọi người đều bắt buộc phải đến tham dự, cho dù bạn có ốm đau, bệnh tật gì cũng phải có mặt tại hiện trường. Thiệu Huyền tính nhẩm số lượng phải hơn nghìn người, chắc cũng tầm khoảng một nghìn rưỡi.

Đối với Thiệu Huyền mà nói thì hơn một nghìn người cũng không phải con số lớn, nhưng mà từ khi đến bộ lạc này đến giờ lần đầu tiên anh chứng kiến có nhiều người như thế, không khí rất náo nhiệt.

Trên đỉnh núi có một khu đất trống, trong khu đất trống có một cái hố lớn, trong cái hố đó là một ngọn lửa đang phất phơ trong gió.

Lò lửa.

Đây là lần đầu tiên Thiệu Huyền nhìn thấy lò lửa của bộ lạc, khác xa với tưởng tượng của anh.

Thiệu Huyền từng thắc mắc rằng, tại sao lò lửa của bộ lạc lại ở trên đỉnh núi, đó là nơi lạnh nhất trên núi, hon nữa bộ lạc cũng đã có máy đánh lửa rồi, còn giữ lửa để làm gì? Mỗi khi có người nhắc đến lò lửa đều mang theo một thái độ rất thành kính, nhìn lên đính núi với sự kính trọng không dễ lung lay.

Nghe người trong bộ lạc nói lò lửa liên quan mật thiết đến sự tồn vong của bộ lạc. Còn về chuyện có liên quan nhau như thế nào thì Thiệu Huyền chưa từng lấy được thông tin từ ai cả, đành tự mình quan sát rồi tìm lấy đáp án vậy.

Bãi đất trên đỉnh núi rất rộng, đủ chỗ cho tất cả mọi người.

Cái hố chính giữa có bán kính tầm bốn, năm mét, thế nhưng ngọn lửa bên trong đang sáng chỉ bằng ngọn nến bình thường, không sáng gì cả, cảm giác chỉ cần gió thổi qua là tắt. Hơn nữa Thiệu Huyền cũng không thấy củi hay bất cứ vật dẫn cháy nào trong lò lửa cả, dưới ngọn lửa kia cũng không thấy bất kỳ vật thể dẫn cháy nào.

Đó là nơi để giữ lửa cho lò lửa.

Vây quanh lò lửa có một hàng rào gỗ, hàng rào cao bằng đầu người, rất thô, trên mỗi cột gỗ có để một chậu đá, bên trong chậu có để thịt tươi, hoa quả, trứng chim,… chắc là vật tế.

Kế bên hàng rào gỗ cũng có người đứng, nghe mọi người bàn tán, Thiệu Huyền biết được, những người đó là những người có khả năng săn bắt cao nhất trong các đội săn, một số vẫn còn trẻ, một số cũng đã tuổi trung niên, tổng cộng có năm mươi người.

Trên mặt những người này cũng được vẽ những hoa văn như Cách vậy, điều khác biệt là hoa văn trên mặt họ không chỉ có một màu đen, còn có màu trắng và màu đỏ, ăn mặc cũng “trang trọng” hơn, có người trên đầu còn mang cả sừng nai, to hơn rất nhiều sừng của những người mà Thiệu Huyền thấy được trên đường đi, to đến nỗi có thể nhốt người đó vào trong bộ sừng ấy.

Ngoài chiến sĩ mang sừng nai kia ra thì những người khác cũng không chịu thua, Thiệu Huyền nghĩ bụng những người anh nhìn thấy trên đường đến đây đã khoa trương lắm rồi, không ngờ mấy người ở đây còn khoa trương hơn.

Bỗng nhiên, những tiếng ồn xung quanh trở nên im bặt, Thiệu Huyền nhìn qua.

Là thủ lĩnh và thầy phù thủy đến, những chỗ họ đi qua, người dân đều đứng hai bên nhường đường rất kính cẩn.

Thủ lĩnh cũng đội trên đầu đôi sừng rất lớn, còn thầy phù thủy thì xuất hiện đơn giản hơn, không mang theo những đồ dùng quá đỗi phô trương, chỉ cầm theo một cây trượng, lưng hơi khòm, mặc trên người một bộ quần áo may từ da thú màu xám.

Đây là lần thứ hai Thiệu Huyền nhìn thấy thầy phù thủy, cũng không khác lắm so với khi anh nhận nuôi Caeser.

Gần tám mươi đứa trẻ, độ tuổi từ mười đến mười bốn, đi theo sao thủ lĩnh và thầy phù thủy, đến đứng gần lò lửa.

Thiệu Huyền nhìn thấy bốn đứa trẻ trong hang, bao gồm cả Mạc Nhĩ.

Trước đây trong hang bọn nó ngang tàng bao nhiêu thì hiện giờ ngoan ngoãn yên tĩnh bấy nhiêu, đầu tóc cũng chải chuốt gọn gàng, mặc áo khoác may từ lông thú. Từ khi Thiệu Huyền quen biết chưa bao giờ nhìn thấy chúng sạch sẽ như thế cả.

“Lượng trẻ em năm nay nhiều thật đấy.” Mấy người xung quanh bàn tán.

“Đúng đấy, năm ngoái tầm ba mươi, bốn mươi đứa, năm nay tăng lên gấp đôi.”

“Đây là điềm lành, có nhiều máu mủ gia nhập như thế, bộ lạc của chúng ta sẽ ngày càng lớn mạnh.”

“…”

Người xung quanh đang bàn tán thì bọn trẻ xung quanh Thiệu Huyền cũng nhỏ tiếng qua lại, ngưỡng mộ thật đấy, biết đến khi nào thì mình mới được đứng vào chỗ đấy.

Thủ lĩnh tên là Ngao, ông là một người rất cường tráng, nghe nói thực lực được xếp vào ba người giỏi nhất bộ lạc.

Ngao nói vài câu, nói về thu hoạch của năm nay, kế hoạch của năm tới, gia tăng sĩ khí cho các chiến sĩ. Kiếp trước Thiệu Huyền nghe rất nhiều những bài phát biểu tương tự thế này nên không có cảm giác gì cho lắm, ngược lại những người bên cạnh thì có vẻ rất kích động, lúc thủ lĩnh kết thúc còn giơ tay hét lên hai tiếng, mấy đứa trẻ cũng hét theo đến đỏ cả mặt mày.

Sau khi thủ lĩnh phát biểu xong thì đến phần của thầy phù thủy. Chính Lễ chủ yếu là do thầy phù thủy tổ chức.

Hơn tám mươi đứa trẻ đứng vây quanh lò lửa, chúng còn đứng gần lò lửa hơn cả những chiến sĩ đã đứng cạnh hàng rào cột gỗ lúc nãy.

Thầy phù thủy cầm cây trượng, còng lưng, đến bên lò sưởi, giang hai tay, bắt đầu ngâm nga.

Hiện trường kích động lúc nãy bỗng dưng trở nên căng thẳng, ai cũng ngậm chặt miệng, không dám thở mạnh, chỉ sợ làm ảnh hưởng đến tiếng ngân nga bên kia.

Thiệu Huyền không hiểu thầy phù thủy đang hát gì, không giống với loại ngôn ngữ mà bộ lạc sử dụng, âm điệu cũng rất kỳ quái.

Nhưng mà, điều kỳ lạ vẫn còn ở phía sau.

Theo tiếng hát của thầy phù thủy, ngọn lửa trong lò sưởi nhảy nhót rồi cuộn trào, không có bất kỳ vật thể dẫn cháy nào mà ngọn lửa cháy càng ngày càng lớn, lan ra xung quanh, ngọn lửa càng cháy càng cao, lan ra đến vách lò sưởi,
rồi bao vây cả lò sưởi trong hố, thân lửa cao đến ba mét, từ từ hiện ra một hình ảnh được tạo nên từ lửa, càng ngày càng rõ ràng, ngọn lửa tạo thành hai đường thắng nối liền rồi cùng bẻ cong về một phía, tạo thành hai cái sừng, bên ngoài sừng còn có lửa bao quanh.

Đó chính là đôi sừng tô-tem của bộ lạc.

Ba ngọn lửa trong lò lửa, ngọn lửa đầu tiên – Lửa tô-tem!

Lửa tô-tem, tô-tem xuất hiện!

Không chỉ bên phía lò lửa xuất hiện hình ảnh tô-tem, mà trên người những chiến sĩ ở đây cũng xuất hiện những hoa văn tô-tem nữa.

Ai cũng nhìn theo hướng lò lửa, ánh mắt thành kính.

Bầu trời đã hoàn toàn bước vào đêm, hai mặt trăng cũng đã xuất hiện trên nền trời. Thế nhưng lúc này trên đỉnh núi lại được ngọn lửa trong lò lửa thắp sáng, chiếu sáng xung quanh, nhuộm lên nền trời một màu đỏ rực.

Tiếng ngân nga của thầy phù thủy không dừng lại mà ngày càng cao hơn, tiếp theo đó, là tiếng trống xen vào, còn mang theo tiết tấu đặc biệt, trong đó còn có âm thanh tiếng gõ của xương và đá.

Có người vỗ trống da thú, tiếng vỗ lúc cao lúc thấp, thế nhưng tiếng trống lại rất khác so với những tiếng trống mà kiếp trước Thiệu Huyền đã được nghe.

Tiếng gõ xương, đập đá, gõ trống.

Những chiến sĩ đứng bên cột gỗ cũng bắt đầu động đây, hòa vào tiếng nhạc, từng người một cách nhau một khoảng cách nhất định rồi vậy thành hình tròn nhảy múa theo tiếng ngâm nga của thầy phù thủy.

Đây là điệu múa cổ từ khi thành lập bộ lạc truyền lại đến giờ.

Thiệu Huyền nhớ lại lời của người bạn học khảo cổ kiếp trước: “Rất nhiều bộ lạc đều có điệu múa cổ của riêng họ, cũng là một phần nghi thức rất quan trọng trong lễ tế của mỗi bộ lạc, nó chứa đựng lễ nghi đặc thù của bộ lạc mà thời gian và hoàn cảnh lúc đó tạo nên, cũng truyền tả sự sùng bái của người trong bộ lạc với tổ tiên của mình. Loại điệu múa này ai cũng có thể múa ai cũng có thể học nhưng cũng phải làm theo những điều mà người xưa truyền lại.”

Mà hiện giờ những người đang nhảy múa quanh đốm lửa nếu không phải tinh anh của bộ lạc thì cũng là người được bộ lạc đồng ý có đủ tư cách nhảy điệu múa cổ trong hoạt động Tế Bái.

Tuy rằng những động tác rất hài hước trong mắt Thiệu Huyền, thế nhưng người trong bộ lạc ai cũng muốn một lần được trải nghiệm điệu múa đặc thù đó. Lúc trong hang Thiệu Huyền cũng chưa từng nghe qua có đứa trẻ nào muốn được trở thành người múa điệu múa cổ trong hoạt động Tế Bái cả.

Tiết tấu âm luật cũng rất quỷ dị, nếu như chỉ cho phát ra một đơn âm thì nếu không cao đến mức chói tai cũng rất âm trầm, thế nhưng chúng được phối với nhau trong hoàn cảnh này thì lại rất hòa hợp, khiến cho người ta cảm thấy chỉ nên như thế này, dưới cảnh tượng thành kính này chỉ nên đi kèm với tiết tấu âm luật này mà thôi.

Thế nhưng so với điệu múa cổ và âm luật kỳ lạ thì Thiệu Huyền chú ý vào những đứa trẻ đứng kế bên lò lửa hơn.

Trong lúc những chiến sĩ được chọn vây quanh đống lửa múa điệu múa cổ, ngọn lửa đó dường như càng cháy cao hơn, có rất nhiều đốm lửa bay ra ngoài.

Đúng rồi, là bay ra ngoài.

Những ngọn lửa, những khóm lửa từ trong lò sưởi nối tiếp nhau bay ra không trung.

Ngọn lửa thứ ba trong lò lửa - lửa bay

Những đứa trẻ đang đứng gần lò lửa không có đứa nào tránh xa ra cả, vẫn đứng yên cung kính ở đó, mặc cho những đốm lửa vây quanh.

Thiệu Huyền mở to mắt đứng nhìn, những đốm lửa sau khi rơi trên người những đứa trẻ không hề làm chúng bị thương, cũng không đốt cháy quần áo mà như đi thẳng vào cơ thể của chúng.

Lửa càng hòa vào nhiều thì sẽ dẫn đến biến hóa, một số đứa trẻ trên thân thể đã bắt đầu xuất hiện hoa văn của chiến sĩ tô-tem, những đốm lửa càng nhiều thì hoa văn sẽ càng nhiều, cũng càng ngày càng rõ hơn và hoàn chỉnh hơn.

Dường như những ngọn lửa đó không chỉ bao vây những đứa trẻ đã được thầy phù thủy lựa chọn mà còn tản ra tập trung vào chỗ những người dân, chỗ Thiệu Huyền ngồi cũng có rất nhiều đốm lửa bay đến.

Nhìn thấy càng ngày càng nhiều đốm lửa đi tới, theo phản xạ Thiệu Huyền rất muốn trốn đi, nhưng mà vẫn phải ép bản thân bình tĩnh lại, dù sao những người khác cũng không động đậy, chắc cũng không có hại như bản thân đang tưởng tượng.

Đúng thật khi tiếp xúc với những ngọn lửa Thiệu Huyền chỉ cảm nhận được một hơi ấm rất dễ chịu chứ không hề bị thương.

Thế thì yên tâm rồi, Thiệu Huyền tiếp tục quan sát phía bên kia lò lửa, không quan tâm đến những đốm lửa kéo đến càng lúc càng nhiều. Những đứa trẻ đứng cạnh lò sưởi là những đứa trẻ rất may mắn của năm nay, chúng sẽ hấp thụ năng lực của những đốm lửa trong lò sưởi để thức tỉnh lực tô-tem. Không biết là ba đứa trẻ trong hang và Mạc Nhĩ đứa trẻ nửa thuộc về hang động kia có thức tỉnh thành công hay không.

Đang suy nghĩ thì Đồ ngồi kế bên Thiệu Huyền gấp rút nhỏ tiếng gọi tên anh.

“A… A Huyền! A Huyền!”

“Cái gì?” Thiệu Huyền định thần lại, thu tầm mắt từ phía lò lửa về, phát hiện những đứa trẻ xung quanh nhìn mình như đang gặp ma vậy.

“Sao thế?” Thiệu Huyền nghi hoặc, lúc nãy chăm chú xem quá nên không để ý xung quanh.

Mấy đứa trẻ bên cạnh hoảng hốt lùi ra sau nhìn Thiệu Huyền.

Đồ nuốt nước bọt, nói: “Cậu… cậu bốc rồi…”

“Bốc cái gì?” Thiệu Huyền mơ hồ, nói cái gì vậy trời? Tôi bốc cái gì vậy?

“Cậu… bốc cháy rồi…”

trước sau
Bình luận văn minh lịch sự là động lực cho tác giả. Nếu gặp chương bị lỗi hãy "Báo lỗi chương" để BQT xử lý!
Sử dụng gói vip bạn sẽ được phép tắt hết quảng cáo khi đọc truyện