Tới gần Trung Thu, trên đường vô cùng náo nhiệt.
Không chỉ có đồ ăn la liệt đủ loại, còn có đủ loại hoa đăng với đèn lồng.
Thanh Thư ra ngoài cùng Phó Nhiễm, mua một hoa đăng hình con thỏ nhỏ trên đường.
Về đến nhà, nàng lại cầm theo đèn lồng hình thỏ nhỏ đi xem An An.
Đủ tháng rồi ngũ quan An An cũng nảy nở hơn, mày rậm mắt to, mà trông lại không giống Cố Nhàn với Lâm Thừa Ngọc lắm.
Cố lão thái thái nói An An giống Cố lão thái gia đã mất, câu này được Cố Nhàn đồng tình.
Vào phòng thấy An An còn ngủ, Thanh Thư cười tủm tỉm điểm cái mũi An An: "Lại ngủ, thật là một con heo nhỏ mà."
Gần như mỗi lần tới đây, An An đều đang ngủ.
Đứa nhỏ này ngày nào cũng ăn ngủ ngủ ăn, đặc biệt dễ nuôi.
Theo như lời Trần ma ma nói, An An hoàn toàn chẳng giống đứa nhỏ thiếu tháng.
Nếu không phải nhìn có hơi gầy nhỏ, thì cũng không khác lắm so với đứa bé bình thường.
Đặt hoa đăng hình con thỏ con ở cạnh giường nhỏ, Thanh Thư cười nói: "Tỷ tỷ mua hoa đăng cho muội, muội mở mắt ra là có thể nhìn thấy."
Vú nuôi cười nói: "Cô nương thật là một tỷ tỷ tốt." Đại cô nương tuổi còn nhỏ lại vô cùng kiên nhẫn, rất hiếm thấy.
Ra khỏi phòng xong thì Thanh Thư lại đến xem Cố Nhàn, bởi vì Cố lão thái thái yêu cầu Cố Ngàn ở cữ hai tháng.
Bởi vậy, bà còn chưa hết tháng ở cữ.
Thanh Thư trông thấy mặt mày Cố Nhàn đều như ngậm ý cười, hỏi: "Mẹ, chuyện gì làm người vui như thế?"
Cố Nhàn cười nói: "Cha con gửi thư đến."
Mỗi lần nhận được thư của Lâm Thừa Ngọc, nàng đều vui mừng khôn xiết.
Nụ cười ở trên mặt kia, dường như có thể phát sáng.
Nghe xong lời này Thanh Thư lại mất hứng, nhưng nàng vẫn đáp lại: "Mẹ, người có thể cho con xem thư cha viết không?"
Cố Nhàn hơi do dự, nhưng vẫn lấy thư dưới gối ra cho Thanh Thư xem.
Thấy Thanh Thư thô lỗ mở thư, Cố Nhàn vội nói: "Con nhẹ tay chút, đừng làm rách."
Khóe miệng Thanh Thư giật giật, nhận mệnh rồi nhẹ nhàng mở ra.
Sau khi xem xong, trong mắt Thanh Thư lướt qua một tia khinh thường.
Tổng phong thư này chia làm ba đoạn, đoạn thư nhất ông ta kể ông ta nhớ nhung ba mẹ con các nàng như thế nào, cũng nói đến chuyện sang năm cả nhà có thể đoàn tụ, đoạn thứ hai thì nói Lâm lão thái thái là người có tuổi rồi nên có chút hồ đồ, khuyên bình thường Cố Nhàn chớ so đo với bà, đoạn thứ ba nói đến một ít hiểu biết của hắn ở Kinh Thành, còn cố ý nói đến một quán cơm, nói đồ ăn bên trong mùi vị đặc sắc rất có phong vị của quê hương, có điều giá cả hơi đắt, còn nói là chờ Cố Nhàn đến Kinh Thành sẽ dẫn nàng đi ăn.
Cố Nhàn nói: "Cha ngươi ở Kinh Thành sống khổ quá rồi, đến cả cơm tiệm cũng ăn không nổi."
Thanh Thư lập tức hỏi: "Mẹ, trong nhà không có nhiều tiền, ruộng cho thuê phải sau mùa thu hoạch mới bắt đầu thu lại được."
"Ta còn một ít trang sức, lấy ra cầm trước vậy." Nói xong, Cố Nhàn áy náy nhìn Thanh Thư, nói: "Thanh Thư, những thứ đó vốn là để dành cho con làm đồ cưới."
Kết quả, giờ đã hao hụt hơn nửa.
Thanh Thư mỉm cười nói: "Trai ngoan không ăn cơm riêng nhà, gái ngoan không mặc quần áo lúc gả.
Mẹ không cần lo lắng cho ta, đồ cưới của ta sau này ta tự kiếm."
Cố Nhàn thấy Thanh Thư không ngại thì rất vui, nhưng vẫn trách móc: "Cái đứa nhỏ này nói ngốc nghếch gì đấy? Con mới bao tuổi mà đã nói chuyện kiếm tiền."
Khoảng thời gian này Cố Nhàn trải qua như ý, vậy nên hồi phục cũng vô cùng tốt.
Vào lúc này, Thanh Thư cũng không dám làm bà tức giận: "Mẹ, ta phải đi học bài rồi.
Không thuộc bài, đến mai tiên sinh sẽ đánh vào tay đó."
Cố Nhàn cười nói: "Vậy con đi đi!"
Tới buổi tối, Cố Nhàn nói với lão thái thái việc muốn cho Thanh Thư về thôn Đào Hoa qua tết Trung THu.
"Mẹ, ta phải ở cữ không thể về thôn Đào Hoa mừng Trung Thu, người ngoài cũng biết sẽ không nói gì.
Nhưng Thanh Thư mà không về, vậy thì có chút khó nói."
Chiếu theo ý của Cố Nhàn, Thanh Thư lại thật ra là thay mặt nàng về chơi tết.
Cố lão thái thái nói: "Ngươi không sợ người Lâm gia lại bắt nạt Thanh Thư ư?"
Trong lòng bà không hề muốn Thanh Thư quay về thôn Đào Hoa chút nào, lần nào về đó cũng chẳng có chuyện tốt lành gì.
Cố Nhàn đúng thật là không lo lắng gì: "Còn bắt nạt nó? Nó đừng bắt nạt người ta là tốt rồi."
Nàng vẫn cảm