Ba mươi năm trước, trong một lần Long Tuyền Hội, Thanh Vũ Sơn trực tiếp thỉnh mời được một nhà tông môn lục phẩm nhúng tay can thiệp, kết quả tự nhiên là Thái La Tông và Tần thị đại bại chịu thiệt.
Thanh Vũ Sơn có minh hữu, Thái La Tông và Tần thị cũng có.
Thanh Vũ sơn phá hư quy củ trước, Thái La Tông và Tần thị liền cũng không cam tâm yếu thế, trong mấy lần Long Tuyền Hội sau đó, các phương minh hữu có thể nói là ngươi hát xong ta liền đăng trường, trọn cả Bách Phong Sơn không biết đã mai táng bao nhiêu xương khô tu sĩ.
Cứ vậy đấu ba, năm lần, ba bên phát hiện tiếp tục tranh đấu kiểu này đối với ai đều không có lợi, khoan nói bên thất bại tổn thất thảm trọng, dù là bên chiến thắng cũng phải chia lãi một lượng đáng kể danh ngạch tiến vào Long Tuyền, số lượng danh ngạch có thể lưu lại còn không đến hai thành.
Hơn nữa tranh đấu ở quy mô lớn như thế rất dễ dẫn phát hỗn loạn, đưa đến lượng lớn tu sĩ chiến tử, mấy lần Long Tuyền Hội kia, tổn thất của ba nhà vượt xa hẳn những lần trước đó.
Cứ tiếp tục thế này, sợ rằng truyền thừa của cả ba nhà đều sẽ bị đứt gãy.
Sau cùng do phía Thái La Tông dẫn đầu, tu sĩ cao cấp ba thế lực ngồi lại thương thảo một phen, dưới sự chứng kiến của thiên cơ, ký kết một phần khế ước.
Nội dung là ngày sau mọi người không được tìm minh hữu trợ chiến nữa, chẳng qua cân nhắc đến Thanh Vũ Sơn phải lấy hai địch một, cho nên cho phép Thanh Vũ Sơn triệu tập trợ thủ ở quanh phụ cận, đồng thời hạn định tu vi tu sĩ tham dự Long Tuyền Hội, ngoài ra ở một số phương diện khác cũng dành cho Thanh Vũ Sơn một ít ưu đãi.
Đấy không phải là vì Thái La Tông và Tần thị yếu thế, mà là bởi hai nhà đều biết, chỉ có làm như vậy mới đảm bảo môn phái mình tiếp diễn, bằng không chỉ cần thêm năm ba trường hỗn loạn quy mô lớn như mấy năm qua, không biết còn sẽ phải chết bao nhiêu người.
Thanh Vũ Sơn hiển nhiên cũng hiểu rõ lí lẽ, đủ loại điều ước được ký kết, đây đó đều rất hài lòng.
Bắt đầu từ mười lăm năm trước, Long Tuyền Hội liền thành mô thức như hiện giờ.
Về phần trợ thủ Thanh Vũ Sơn tìm tới, tự nhiên là lấy tán tu phụ cận làm chủ, bởi thế, Thanh Vũ Sơn đưa ra điều kiện tương đối hậu hĩnh, dẫn đến vô số tán tu đổ xô tới.
Mấy lần Long Tuyền Hội trước đều là Thanh Vũ Sơn chiếm ưu thế, không thể nói đại hoạch toàn thắng, song chí ít cũng chiếm được đầu to trong số danh ngạch được chia.
Nhưng lần này Long Tuyền Hội mới bắt đầu chưa tới mấy ngày, phía Thanh Vũ Sơn đã tổn thất thảm trọng, liên tiếp mất đi mấy tòa đỉnh núi.
Núi đồi lớn lớn nhỏ nhỏ trong Bách Phong Sơn lên đến tận hơn trăm, lúc trước khi ba nhà thế lực ký kết khế ước, đồng thời cũng quy định phương thức phân phối số lượng tiến vào Long Tuyền.
Đó chính là tranh đoạt quyền quy thuộc của hơn một trăm ngọn núi này!
Trong khế ước ký kết năm đó, có một đạo khế ước cấp cho Thanh Vũ Sơn ưu đãi nhất định, trong một trăm ngọn núi, Thanh Vũ Sơn chiếm giữ bốn mươi tòa, trong sáu mươi tòa còn lại, Thái La tông chiếm ba mươi lăm, Tần thị hai mươi lăm.
Nói cách khác, nếu cứ một mực bảo trì thế cục như thế đến khi Long Tuyền Hội kết thúc, vậy thì số danh ngạch tiến vào trong Long Tuyền, Thanh Vũ Sơn sẽ chiếm bốn thành, hơn nữa còn là nhóm đầu tiên được tiến vào.
Thái La Tông chiếm ba phần năm, nhóm thứ hai tiến vào.
Tần thị cuối cùng, chiếm hai thành năm.
Phân phối như thế tuy không hoàn mỹ, nhưng đây đó còn tính mãn ý.
Nhưng đây là tranh đoạt, Long Tuyền sẽ không khả năng duy trì thế cục như thế đến lúc kết thúc, từ ba ngày trước, quá trình tranh đoạt liền bắt đầu.
Trong một trăm ngọn núi, Thanh Vũ Sơn chiếm ba mươi lăm, Thái La Tông chiếm bốn mươi, Tần thị hai mươi lăm không có biến hóa, chủ yếu là mấy ngày đầu tiên Tần thị không có động tác gì, toàn là Thanh Vũ Sơn và Thái La Tông giao phong.
Trong đại điện, ngoài Ảnh Nguyệt Bàn có ba người đứng thành hình tam giác vây chung quanh, phân biệt đối ứng với ba điểm sáng trong bàn.
Người Thanh Vũ Sơn tọa trấn ở đây chính là Thang Võ, người này ước chừng trên dưới ba mươi, thân hình khôi ngô, chỉ đứng ở đó thôi liền mang đến cho người cảm giác bất động như sơn, khí huyết cực kỳ thịnh vượng.
Người Thái La Tông tới là một nữ tử phong thái yêu dã, tên gọi Hàn Già Nguyệt, phong cách ăn mặc nóng bỏng dị thường, nàng ngồi ngay ngắn trên chiếc ghế bành, hai đôi chân thon dài cứ vậy vểnh trên Ảnh Nguyệt Bàn, chân ngọc sáng bóng không chút tỳ vết, mười ngón bôi quét màu đỏ thẫm, tuyết trắng, đỏ thẫm, hai màu sắc đối lập càng thêm phần thu hút mắt nhìn, vái dài xẻ tà đến bẹn đùi căn bản không giấu được phong quang, dẫn đến đệ tử ba nhà tới lui đi qua không ngừng liếc mắt, nàng lại phảng phất nhìn như