Editor: Gấu Lam
Chiến thần Tư Không Hàn bị một mũi tên của tiểu quốc quân ghim chặt vào cổ, máu phần phật trào ra như suối phun tung toé đầy đất, sau khi chết trên mặt còn lưu lại biểu tình kinh ngạc, phảng phất không dám tin mình thật sự sẽ chết hoặc khiếp sợ với tiểu quốc quân thâm tàng bất lộ. Bông tuyết dừng ở trong mắt hắn, chợt cùng máu loãng dung hoà với nhau.
Đao phủ sợ tới mức vội vàng quỳ xuống, sợ tiểu quốc quân muốn nhân hắn làm việc bất lợi cũng bắn một mũi tên giết chết hắn.
Pháp trường một mảnh yên tĩnh, thị vệ quỳ xuống đất cũng chưa từng đứng lên, quan giám trảm(?) cũng quỳ, máu Tư Không Hàn chạy tới tầm tay hắn cũng không dám tự tiện vọng động. Nhiếp Gia tự nhiên không để ý đến những người này, phất tay bảo người hầu kéo Quân Trường Duyệt xuống, theo đường cũ hồi cung.
(?): Hiểu nôm na là người giám sát việc xử trảm.
Một đám người quỳ trên pháp trường lúc này mới âm thầm nhẹ nhàng thở ra, cái chết của chiến thần khiến người ta thương tiếc, nhưng mới vừa rồi tiểu quốc quân thoáng lộ ra một tia sát ý lại làm kinh sợ nhân tâm. Quan giám trảm đứng lên xoa xoa máu trên tay, nhìn bộ dáng Tư Không Hàn chết không nhắm mắt thở ngắn than dài mà lắc lắc đầu, chỉ huy thị vệ nâng thi thể treo lên cửa thành.
Đường về tẩm cung vốn xa, Nhiếp Gia còn phân phó bọn thái giám nâng bộ liễn ở vương cung đặng tùy tiện du đãng, nhìn xem Thời Kham có ở vương cung hay không.
Hôm nay tuyết lớn bay tán loạn, phá lệ cực kỳ lạnh, cung nhân quét tuyết trong vương cung nội cũng không thấy mấy ai.
Quân Trường Sinh tuy thô bạo lại không hoang dâm hoành liễm, nhưng hắn cũng không vì ích lợi mà giết người, cũng không hưởng thụ xa hoa dâm dật, tiền quyền nữ nhân, hắn đều không để bụng, từ khi hai chân bị phế cho tới nay sống giống như cô hồn dã quỷ, một quân vương như vậy tự nhiên cũng không có quan lại nguyện ý đưa nữ nhi vào trong vương cung. Con nối dõi của vương thất Yến quốc đơn bạc, tiên vương cùng vương hậu mất sớm, lại bị bạo dân cướp sạch, hiện giờ vương cung to như vậy chỉ có hai vị chủ tử Quân Trường Sinh cùng Quân Trường Duyệt, trống trải tiêu điều đến cực điểm, cũng đáng thương đến cực điểm.
Tất cả đều là vì mất nước mà ra.
Tâm tình Nhiếp Gia nặng nề, quá khứ của Quân Trường Sinh, thật sự quá giống cậu.
Cậu vươn tay, lòng bàn tay tái nhợt liền rơi đầy bông tuyết.
"Thật lạnh." Nhiếp Gia chậm rãi nói, lạnh đến nỗi tưởng chừng đầu ngón tay đều đông lạnh hết.
Cậu nhớ tới đời đời kiếp kiếp trước Thời Kham luôn chấp nhất hôn đầu ngón tay cậu, không biết hắn hiện tại ở nơi nào, liệu có đi vào thế giới này không? Tâm tình nặng nề càng khiến Nhiếp Gia thấp thỏm bất an.
Ở trong vương cung tiêu điều ước chừng xoay hết một vòng, sau eo Nhiếp Gia đông lạnh đến độ sắp tê rần mới thất vọng trở về tẩm cung.
Sau khi Nhiếp Gia trở lại tẩm cung con ngươi u sầu đã hoàn toàn thối lui, lạnh giọng phân phó
xuống: "Chiêu cáo thiên hạ, Tư Không Hàn ý đồ mưu phản một tay che trời, ban chết, treo cửa thành thị chúng răn đe cảnh cáo, kẻ nào can đảm dám tế bái hắn giết không tha."
Phía dưới vâng lệnh tức khắc đi làm.
Trong nguyên tác Quân Trường Sinh chém đầu Tư Không Hàn xẻo sống Tư Không nhất tộc sau đó mọi việc thế là xong, dù sau thế trận Tư Không Hàn tạo phản còn chưa kịp giơ lên, đã bị thống lĩnh Huyền Giáp một đòn đánh tan tác. Bá tánh trong thiên hạ chỉ biết Đại vương giết chiến thần Tư Không, lại không biết vì sao phải giết. Tư Không Hàn chết chính là cọng rơm cuối cùng đè chết con lạc đà, triều thần tức giận khó bình, tiếng oán than của bá tánh dậy đất, cho nên cuối cùng Quân Trường Sinh bị giết chết quả thực là khắp chốn mừng vui.
Đương nhiên, hiện tại Nhiếp Gia chiêu cáo thiên hạ nguyên nhân Tư Không Hàn chết, nói vậy triều thần cùng bá tánh cho dù không muốn tin tưởng, hoặc là nói bọn họ có biết âm mưu phản nghịch của Tư Không Hàn chưa thành đã chết, hắn vĩnh viễn là chiến thần trong lòng bá tánh, vì dân mà chết, chết dưới sự độc tài của bạo quân, đáng là anh hùng lưu danh sử sách.
Sáng hôm sau, Nhiếp Gia truyền người tới hỏi chuyện: "Đêm qua có người dưới tường thành trộm bái tế nghịch tặc Tư Không?"
Thị vệ quỳ xuống đất nói: "Hồi Đại vương, chưa phát hiện bất luận dấu vết gì."
Nhiếp Gia lười biếng vung tay lên, xoay người ngủ, thị vệ vội thối lui.
"Dân." Nhiếp Gia châm chọc câu môi cười.
Anh hùng của các ngươi bị treo ở ngoài cửa thành, chịu cảnh dãi nắng dầm mưa ưng điểu mổ thịt, mấy chục vạn bá tánh Trác Lộc thành tới lá gan tế bái sinh hồn cũng không có, lại treo lòng tôn trọng tiếc hận ở ngoài miệng cái rắm ấy.
Lòng Nhiếp Gia tràn đầy lệ khí, nằm một hồi lại ngủ mất.
Hôm nay tuyết ngừng, trời nắng hơi ấm áp chút, chân Nhiếp Gia cuối cùng không còn đau nữa. Chuông bạc trong tẩm điện cũng bị tháo xuống hết, toàn bộ nội điện tức khắc chỉ còn một cái giường, trống trải lạnh băng đến độ nói chuyện có hồi âm lại cũng cực kỳ lạnh, Nhiếp Gia nửa đêm vì hai đầu gối đau mà tỉnh lại nhịn không được gọi người nâng hai cái lò đặt ở mép giường, lúc này khó khăn lắm mới nằm tới sáng ngày hôm sau.
Cậu nằm ở trên giường một hồi lâu, không ngủ, cũng không đứng dậy, nằm đó lẳng lặng nghe thanh âm thiêu đốt trong lò than mà không biết suy nghĩ cái gì.
Lúc này lão thái giám đi vào, quỳ xuống đất nói: "Khởi bẩm Đại vương, Tĩnh Vương điện hạ cầu kiến."
Nhiếp Gia lạnh nhạt chuyển động đôi mắt nhìn qua, "Nó không phải muốn tự sát tuẫn tình sao, còn chưa chết à?"
Lão thái giám nhất thời ngơ ngẩn, không nghĩ tới tiểu quốc quân ngày thường cực kỳ thiên vị đệ đệ duy nhất Tĩnh Vương điện hạ lần này lại thờ ơ với sinh tử của Tĩnh Vương m.
" Bảo nó lăn đi." Nhiếp Gia không kiên nhẫn chau mày lại.
Lão thái giám không dám cãi hắn, vừa thấy biểu tình chủ tử không vui, nhất thời một câu cũng không dám khuyên vội vàng rời khỏi tẩm điện.
Nhiếp Gia phiền lòng thật sự, vừa lăn long lóc vừa lật lật, đưa lưng về phía cửa điện phát ngốc. Bên ngoài nắng đã lên tận ba sào, cậu cũng không đứng dậy càng không ăn sáng, chỉ ở trên giường lăn qua lộn lại một buổi sáng, hơi hơi nhăn lại mày dài không hề lơi lỏng.
Không bao lâu, Nhiếp Gia tựa hồ nghĩ tới cái gì, cắn răng nói: "Người đâu."
Một tiếng này của cậu gọi cực nhẹ, người hầu đứng ở ngoài điện căn bản không nghe được, lúc này lại có mấy đạo hắc ảnh bỗng chốc từ hạ xuống, dàn thành hàng ngang quỳ một gối trước giường, tư thế khom lưng uốn gối nghe lệnh cũng tràn ngập huyết tinh nồng đậm, vừa nhìn đã biết là năm tên sát phôi(?).
"Đại vương có gì phân phó?" Một bóng đen trong đó nói.
Nhiếp Gia chống thân thể, ánh mắt theo thứ tự đảo qua mặt năm tên Huyền Giáp trước mắt, sau đó khe khẽ thở dài. Huyền Giáp thân mặc võ y đen nhánh, eo đeo lãnh binh, trên mặt mang theo bịt mặt che khuất miệng mũi, thấy không rõ bộ dáng nhưng chỉ cần nhìn hai mắt bọn họ Nhiếp Gia là có thể phân rõ ra mỗ một người có linh hồn Thời Kham hay không.
Trước mắt năm người này không có.
Nhiếp Gia thất vọng rất nhiều, trong lòng bất an càng nặng nề hơn.
"Rửa mặt đi." Nhiếp Gia nhẹ giọng nói.
Cậu suy nghĩ nửa ngày, cảm thấy Thời Kham rất có khả năng chính là một trong những Huyền Giáp. Huyền Giáp tổng cộng có 21 người, trong đó năm người lưu ở vương cung bảo