Tuần lễ vàng Quốc khánh, Lý Kinh Trọc có một ngày nghỉ.
Mùng hai tháng mười, anh ở nhà đọc bản thảo《 Trấn Thái Bình 》.
Đến giờ cơm trưa Liễu Tức Phong gọi ba lần, anh mới tiếc nuối đặt bản thảo xuống, nhấc mắt lên nhận ra chỗ này thế mà không phải là phòng học ở nhà cũ, trên bàn không có chữ "chào" mình từng khắc, trước mắt cũng không có khung cửa sổ hoa mai, giờ phút này dường như anh đang ở nhầm thời không.
Liễu Tức Phong đứng dựa vào cửa phòng làm việc: "Cậu chủ ơi, cơm đã sắp sẵn lên bàn rồi, mời cậu ra xơi cho nóng."
Đây là cách xưng hô trong《 Trấn Thái Bình 》, anh em ông nội Lý Kinh Trọc suốt mấy năm đầu đời vẫn được người ta xưng cậu chủ, cơm bưng nước rót hầu hạ tận nơi.
"Ồ, mợ chủ* nấu cơm xong rồi?" Lý Kinh Trọc đứng dậy theo Liễu Tức Phòng xuống phòng ăn.
(*Trong raw tác giả ghi là "thiếu gia" và "thiếu nãi nãi", nhưng để thân thuộc với đọc cho thuận mồm hơn nên mình dùng "cậu mợ", là xưng hô tương đương trong mấy nhà địa chủ và tiểu tư sản thành thị ở VN đầu TK20, hồi xưa coi truyện đọc thấy thích quá trời.)
Bàn cơm đã đổi sang khăn trải bàn màu trà, bên trên đặt thêm một tấm trải dài như cuộn tranh thủy mặc, giữa bàn bày một cái bình đá rạn cắm hai cọng đài sen khô.
Lần lượt từ trái sang phải là cải xắt sợi xào, sườn heo hấp khoai môn, tôm nhảy trộn tỏi nhuyễn, canh gà hầm nấm tùng nhung, thịt heo xào và cơm thịt xông khói, mỗi món đều bày biện không nhiều, nhưng sắc hương vị đều có đủ.
Lý Kinh Trọc hỏi: "Đây là quy cách cơm nước nhà địa chủ à."
Liễu Tức Phong nói: "Gả vào nhà địa chủ, đành phải nhập gia tùy tục thôi."
Lý Kinh Trọc bật cười.
Đang ăn cơm, anh lại nhớ về tình tiết trong《 Trấn Thái Bình 》, liền hỏi: "Ma chết trẻ là gì thế? Ở quê thực sự có một chỗ như vậy sao?"
Liễu Tức Phong gật đầu: "Có.
Ngày ấy ít người sinh sống hơn bây giờ nhiều, đường sá cũng hoang vắng không có hàng quán gì, đôi khi đi mười mấy dặm cũng không đụng mặt một người.
Ông nội em sau khi phải gánh vác gia đình thường xuyên đi buôn bán nhỏ lấy tiền đổi lương thực, đường về nhà có băng qua một nghĩa địa, bên trong chôn cất rất nhiều người còn trẻ đã chết, bọn họ được gọi là ma chết trẻ.
Ngày đó ông nội em còn nhỏ, phải đi đêm một mình đương nhiên rất sợ.
Năm xưa tất cả mọi người đều sợ ma chết trẻ."
Lý Kinh Trọc không hiểu: "Vì sao phải sợ? Bọn họ thì có gì mà sợ?"
Liễu Tức Phong đáp: "Thời xưa rất nhiều người không được giáo dục đến nơi đến chốn...!Thật ra bây giờ cũng còn không ít người chưa được phổ cập giáo dục, em làm ở bệnh viện chắc biết rõ.
Em nghĩ đi, chết lúc tuổi còn trẻ thường vì sinh bệnh hoặc tai nạn ngoài ý muốn, hoặc có oan tình gì đó, tóm lại là không nhắm mắt xuôi tay, mọi người cho rằng những người như vậy hồn phách sẽ bất an, dễ bắt theo người qua đường chết cùng."
"Ra là thế." Lý Kinh Trọc gật đầu, lại hỏi, "Còn đoạn là cái gì? Chữ hay đặt cạnh tên đất ấy, gần trấn Thái Bình có rất nhiều địa danh có chữ đoạn."
Liễu Tức Phong giải thích: "Đoạn là để chỉ một khu vực đất bằng rộng lớn.
Thật ra em có thể đoán được địa hình từ tên một vài địa danh, thú vị lắm.
Chỗ nào có tên XX Đoạn nhất định là rất bằng phẳng, còn nếu là YY Thung thì sẽ là thung lũng giữa núi."
Lý Kinh Trọc vỡ lẽ: "À, vì thế nên chữ cuối địa danh như bồn, đường, lĩnh, thủy...!thật ra đều căn cứ theo địa hình nơi đó mà đặt.
Anh mà không nói em sẽ không chú ý đâu."
(Bồn 盆 là vùng trũng xuống như cái chậu, đường 塘 là bờ bao, bờ đê, lĩnh 岭 là dãy núi, đường núi, thủy 水 là nơi có nước như sông rạch)
"Bởi vì thời nay đã đô thị hóa gần hết, nơi nào cũng như nơi nào mà vẫn tiếp tục sử dụng địa danh cũ, tuy trong thành phố có nhiều chỗ tên là XX Lĩnh, YY Thung, nhưng nơi đó lại đặt trung tâm thương mại, ngân hàng, khách sạn, ga tàu điện ngầm...!Người ở đó dùng quen rồi, lâu dần cũng không còn thắc mắc tại sao nữa." Liễu Tức Phong mỉm cười, trong mắt lóe lên ánh sáng nhạt, "Thắc mắc mới thấy thú vị, tạm gạt qua những thứ rập khuôn trước mắt, tưởng tượng lại lề thói phong lưu đã mất đi."
Lý Kinh Trọc nhìn Liễu Tức Phong, bỗng nhiên cảm giác như có ai gảy sợi dây đàn trong lòng kêu "tưng" một tiếng, khiến toàn thân anh chấn động.
Cảm giác lúc đọc《 Trấn Thái Bình 》chính là thế này.
Khuôn sáo đơn điệu mỗi ngày trở nên phai nhạt, còn thứ lề thói phong lưu đã chết bỗng dưng sống dậy, không phải sống quay quắt èo uột, mà chân chính mãnh liệt hồi sinh ——
Giữa khoảng sân vuông vức trồng một gốc đinh hương cổ thụ cao to râm mát, cành lá sum suê duỗi ra khỏi giếng trời.
Bên khung cửa sổ gỗ mắc bó ngải cứu khô, ngọn đèn dầu chưa thắp treo trên tường, trước cửa sổ là một vị tiên sinh đang đọc sách bằng ánh sáng tự nhiên chiếu xuống sân.
Thợ cắt tóc dạo cõng theo cái rương gỗ, gõ cửa từng nhà trong Trấn Thái Bình chào mời, đến chạng vạng anh ta mới ghé vào nhà họ Lý, cạo mặt cắt tóc cho tiên sinh.
"Tiên sinh không cần trở về dạy học nữa đâu." Thợ cắt tóc nói, "Thành Trường Sa bị lửa lớn cháy sạch rồi."
Lý Kinh Trọc nghe thấy tiếng chung trà trong tay tiên sinh rơi xuống đất, vỡ tan.
"Cậu chủ ơi, đang suy nghĩ gì thế?" Liễu Tức Phong cười gọi Lý Kinh Trọc, "Ăn cơm đi."
"À." Lý Kinh Trọc gắp một miếng sườn heo, vẫn như đang suy tư chuyện gì.
Liễu Tức Phong thấy anh như thế mãi, liền hỏi: "Vẫn nghĩ về《 Trấn Thái Bình 》?"
"Ừm." Lý Kinh Trọc gật đầu, ngẫm nghĩ chốc lát rồi nói, "Đang nghĩ vì sao em có thể tiến vào...!thời không của nó.
Ngôn ngữ đúng là rất...!kỳ diệu."
Một mảnh đất, những năm tháng xưa cũ cứ thế sống dậy trên từng trang bản thảo.
Người làm được điều này không chỉ đơn giản là từng nghe qua chuyện nhà họ Lý, Lý Kinh Trọc thậm chí cảm thấy nó không còn là chuyện nhà mình nữa, mà đó chính là một phần lịch sử.
Liễu Tức Phong chỉ đảm nhiệm công việc nâng tấm rèm lên để cho anh tùy tiện đi vào xem một chút, còn nhìn thấy những gì, hoàn toàn do bản thân anh quyết định.
Anh đã sớm cảm thán kinh ngạc trước sức mạnh của ngôn từ, nhưng đến giờ vẫn chưa thể rõ giới hạn của nó rốt cuộc nằm ở đâu.
"Có phải vì anh dùng nhiều tiếng địa phương trong truyện nên mới như thế không nhỉ..." Lý Kinh Trọc giống như đang hỏi Liễu Tức Phong, lại giống như đang tự lẩm bẩm, "Đúng mực, ừ, là dùng từ rất ý nhị đúng mực." Nói đến đây, anh lại hỏi, "Viết truyện bằng phương ngữ có khó không? Phải giữ đúng phong vị vùng miền, nhưng đồng thời phải để độc giả bình thường xem hiểu.
Hơn nữa có rất nhiều từ địa phương em nói được, nhưng căn bản chưa từng nghĩ từ đó viết ra thế nào.
Nhưng anh thì lại tìm được hết."
"Kỳ thật bây giờ có rất nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu về tiếng địa phương, sách vở cũng không thiếu.
Em không viết ra được bởi vì từ nhỏ đến lớn em luôn dùng tiếng phổ thông, nếu em đi hỏi những người lớn tuổi cỡ ông nội em sẽ thu hoạch được nhiều lắm.
Đến lúc đó em sẽ nhận ra có vài thứ đã bị chúng ta ném lại phía sau vì cảm thấy quá quê mùa, nhưng chỉ cần tìm hiểu căn nguyên nguồn gốc, sẽ lập tức thấy chúng trở nên cực kỳ lịch sự tao nhã." Liễu Tức Phong gắp thức ăn cho Lý Kinh Trọc, "Hồi cấp hai chắc em từng học《 Kỷ Hợi tạp thi* 》của Cung Tự Trân rồi, lúc đọc lên nghe có hơi không tự nhiên đúng không? Hạo đãng ly sầu bạch nhật tà, Ngâm tiên đông chỉ tức thiên nhai.
Không hề vần, đành chịu thôi, bởi vì Cung Tự Trân không nói tiếng phổ thông, em phải dùng tiếng Ngô đọc mới thấy đúng.
Còn cái này nữa," Liễu Tức Phong nhìn đôi đũa trong tay mình, "Một chiếc đũa, phương ngữ của Trấn Thái Bình nghe như chữ nhất cử đọc trại, thật ra viết là thượng trúc hạ giả của chữ đũa**, không khác gì ngôn ngữ viết.
Anh viết một chiếc đũa tức là chỉ có đúng chiếc đũa, đây mới gọi là Thái Bình phong lưu."
*Kỷ Hợi tạp thi 己亥雜詩: tuyển tập thơ tạp viết năm Kỷ Hợi của Cung Tự Trân, học giả, thi sĩ làm quan thời Đạo Quang nhà Thanh TK19
(Hai câu lão Liễu đọc lấy từ "Kỷ Hợi tạp thi kỳ 05", dịch là Cuồn cuộn ly sầu chiều xế bóng, Ra roi đuổi ngựa hướng chân trời - bản dịch trên thivien.net)
**Từ "đũa" 箸 có nửa trên là chữ trúc 竹, nửa dưới là giả 者
Đột nhiên cảm xúc trong lòng Lý Kinh Trọc lên xuống phập phồng, ngực chất chứa muôn vàn năm tháng xưa cũ.
Ăn cơm xong, anh quay về phòng làm việc đọc tiếp bản thảo《 Trấn Thái Bình 》.
Lúc đọc đến dòng "Hết quyển thứ nhất" đột nhiên cực kỳ tiếc nuối, anh lại lật trang sau, phát hiện vẫn còn quyển thứ hai, lập tức vui mừng xem tiếp.
Một vài tình tiết trong tiểu thuyết đúng là rất quen thuộc, nhưng càng có nhiều chuyện anh chưa nghe ai kể bao giờ.
Đọc một mạch câu chuyện, không biết từ khi nào ngón cái và ngón trỏ đã cầm đến trang bản thảo cuối cùng.
Lý Kinh Trọc chưa chết tâm lại lật tờ giấy kia lên, phía dưới thật sự chỉ còn mặt bàn trống rỗng.
"Liễu Tức Phong." Anh cầm