Chiều ngày 9 tháng 3 năm 2003.
Tuyết ngưng.
Tại nhà Mạch Dã ở thôn Đại Oa.
Sau khi rời khỏi tổ chuyên án, tôi gọi điện cho Lý Cường, nhờ chú ấy dẫn đường, rồi lại dặn dò chú: “Đừng nói cho ông biết là cháu đến thôn, không là ông lại mắng cháu vì tội không đến thăm ông.” Lý Cường gật đầu đồng ý.
Thẩm Thư không đồng ý lái xe, nói là thôn Đại Oa bé tí, đi bộ là được rồi, hơn nữa nếu lái xe sẽ gây áp lực cho người trong thôn, có khi lại không tìm hiểu được tình hình một cách chân thực.
Lúc này tuyết đã ngưng, mặt đất, mái nhà, tán cây, đều được phủ dày một lớp tuyết trắng phau, cảnh sắc tráng lệ giữa mơ hồ giang sơn này, chỉ có thể nhìn thấy vào mùa đông ở phương Bắc.
Theo kiến nghị của Thẩm Thư, chạm dừng chân đầu tiên là nhà của Mạch Dã.
Trước khi đến đã cho thăm dò trường học nơi anh ta làm việc, biết được dạo gần đây sức khỏe anh ta không được tốt, liên tục xin nghỉ phép ở nhà.
Nhà của anh ta nằm ở đằng sau trạm lương dầu của thôn, là một căn nhà mái bằng tứ gian được lát gạch xanh ngói đỏ, tọa lạc ở trong một tòa đại viện.
Lúc gần đến cửa nhà, tôi thoáng trông thấy khuôn mặt của một người phụ nữ ngó ra từ cửa sổ nhà hàng xóm ở phía Đông, giống như đang xuyên qua lớp kính để quan sát bọn tôi vậy.
Tôi mơ hồ cảm thấy khuôn mặt ấy hình như đã gặp ở đâu rồi, đi được hai bước, đột nhiên nhớ ra, đó không phải là Lý Song Song, người đã xảy ra tranh chấp với mẹ Tứ Bình trong vụ án mà tôi xử lý vào cái lần trước khi đến thôn Đại Oa đó sao?
Tôi hỏi Lý Cường: “Kia là nhà của Lý Song Song à chú? Bà ta và Mạch Dã là hàng xóm à?” Lý Cường đáp: “Không những là hàng xóm, nghe thiên hạ nói quan hệ của bà ta với Trương Phương trước đây còn rất tốt, hai người còn suốt ngày thì thầm to nhỏ với nhau cơ.” Tôi nhìn thấy nét thăm dò trong ánh mắt của Thẩm Thư, bèn kể lại một cách đơn giản cho cậu ấy nghe về vụ tranh chấp giữa mẹ Tứ Bình và Lý Song Song mà tôi đã hỗ trợ giải quyết.
Thẩm Thư nói: “Sau khi ra khỏi nhà Mạch Dã, đến nhà Lý Song Song một chuyến xem sao, bọn họ là hàng xóm, lại còn là bạn, nói không chừng sẽ cung cấp được manh mối có giá trị.”
Đứng trước cửa nhà Mạch Dã gọi suốt một hồi mới có người bước ra, nhưng lại không phải Mạch Dã, mà là ông anh rể Trương Phàm.
Trương Phàm vội chạy đến mở cửa, áy náy nói với Lý Cường: “Chú, trong nhà mở ti-vi nên cháu không nghe thấy động tĩnh ở bên ngoài, chú đợi lâu chưa?” Lý Cường đáp: “Không sao, sao cháu lại ở đây? Mấy vị này là cảnh sát từ thành phố xuống, giúp điều tra về vụ án của Trương Phương, đến đây để gặp Mạch Dã.”
Lý Cường vừa nhắc đến tên của Trương Phương, khóe mắt của Trương Phàm lại đỏ au, ứa nước mắt, nói: “Thực sự cảm ơn mọi người, trời lạnh thế này, mọi người lặn lội từ trên thành phố xuống đây, đã vất vả rồi, nếu có thể sớm phá được án, em gái cháu ở dưới cửu tuyền cũng nhắm được mắt.
Cô cảnh sát đây, lần trước chúng ta đã gặp mặt, kể ra trong đội ngũ cảnh sát vẫn còn những người tài xinh đẹp như này nhỉ, nếu không phải tận mắt chứng kiến, tôi cũng không dám tin.” Câu nói cuối cùng của anh ta là dành cho tôi, xem ra trí nhớ của anh ta khá tốt, hơn nữa còn rất nhanh mồm nhanh miệng.
Tôi cũng tự biết rõ ngoại hình của mình, nhưng nghe anh ta khen, vẫn cảm thấy rất vui.
Người như Trương Phàm ở nông thôn bơi lội tự do giống như cá gặp nước vậy, không ngờ lại vì chăm sóc cho em gái mà sống độc thân, thật là hiếm có.
Trương Phàm lại nói: “Chú, Mạch Dã sau khi biết được tin dữ của Trương Phương thì suốt ngày ốm đau bệnh tật, nằm bẹp trên giường lò không chịu dậy.
Cậu ta sống một mình đơn chiếc, ở thôn Đại Oa này chỉ có mỗi cháu là người thân thích, hễ rảnh là cháu lại đến giúp cậu ấy nấu chút cơm, dọn dẹp phòng, không thì chú bảo cậu ta biết làm sao?” Câu nói này là để trả lời câu hỏi ban nãy của Lý Cường.
Tôi nhớ lần trước đã được Lý Cường kể, Trương Phàm và Mạch Dã cùng hợp tác mở một gánh hát nhỏ, vừa là bạn vừa là người thân, quan hệ rất tốt, xem ra việc Trương Phương gặp nạn, không khiến cho hai người xảy ra hiềm khích.
Sau khi bước vào phòng, tôi trông thấy một bố cục chuẩn nông thôn.
Sáp với góc tường phía Bắc là một chiếc giường lò to, dài 6 – 7m, đủ cho 10 người nằm ngủ mà vẫn thừa.
Những người lớn lên ở miền Nam hẳn sẽ cảm thấy lạ lẫm và hiếu kỳ với chiếc giường lò của người miền Bắc chúng tôi, thực ra đó chỉ là nơi để người xưa sưởi ấm mà thôi.
Một chiếc giường lò có mấy cái miệng lò, lửa sẽ được đốt trong miệng lò, khiến cho chiếc giường lò nóng rực, căn phòng cũng trở nên ấm áp.
Những người nằm không quen giường lò, sau một đêm ngủ trên giường, không chỉ môi khô miệng khát, có người còn bị chảy má.u cam.
Mạch Dã nằm trên giường lò, sắc mặt có chút tiều tụy, vàng mắt, môi nhợt nhạt, bộ dạng rất yếu ớt.
Thấy chúng tôi bước vào, lăn lộn bò dậy, nói: “Thanh tra Lý, mọi người ngồi đi cho ấm.” Lý Cường đáp: “Cậu đang bệnh tật thế, không phải ngồi dậy đâu, chúng tôi đến thăm một tí rồi về.”
Trong căn phòng mịt mù mùi khét của lông chim cháy và thịt kho, tôi khìn khịt mũi, hỏi: “Mùi gì vậy? Sao hắc thế.” Vu Ngân Bảo cũng tiếp lời: “Đúng thật, trên giường lò còn có người ốm, mùi này làm sao mà dưỡng bệnh được?” Trương Phàm có chút ngại ngùng bưng một đ ĩa đen ngòm đến trước mặt chúng tôi, nói: “Là