Sáng ngày 13 tháng 3 năm 2003.
Trời quang.
Tại nhà của người chăn dê Quan Thượng Võ.
Sau khi Sở Cảnh sát huyện Đại Oa công bố vụ án đã được phá, những người trong ngành như chúng tôi rơi vào tình thế khó xử, tiếp tục ở lại không chỉ vô cớ xuất binh, mà còn trở thành trò cười cho Trương Thao Quang và những kẻ khác.
Nhưng nếu vì thế mà rời đi, bất luận thế nào cũng không cam tâm, giương mắt nhìn một vụ án oan, người có lương tri sẽ không thể nào dung thứ.
Dù sao thì Trương Thao Quang cũng vẫn kính nể Thẩm Thư, nhất là cảm thấy bất an với những điểm tình nghi mà Thẩm Thư đề xuất.
Có lẽ anh ta cho rằng mấy người ở Sở cảnh sát chẳng qua là muốn cướp công, lấy lại chút thể diện, sau khi đưa Quan Thượng Võ trở về huyện, bản thân anh ta không lập tức rời đi, mà lưu lại thôn Đại Oa, lấy danh nghĩa điều tra bổ sung, thu thập chứng cứ, nhưng thực ra là dồn tinh lực chính lên mấy người chúng tôi, không ngừng thề thốt, bảo đảm sẽ để “lãnh đạo Sở thành phố” lập công đầu, muốn qua đó để lôi kéo chúng tôi về chung một chiến tuyến với anh ta.
Đó là phong cách làm người và phương thức làm việc mà anh ta đã được nghe quen tai, nhìn quen mắt từ nhỏ, nếu bắt anh ta thay đổi góc độ tư duy vấn đề, e còn khó hơn bắc thăng lên trời.
Thẩm Thư mượn gió bẻ măng, lấy danh nghĩa bổ sung chứng cứ, lưu lại ở thôn Đại Oa thêm hai ngày.
Nhưng khi chúng tôi không ôm bất cứ một hy vọng nào để khám xét nhà của Quan Thượng Võ, thì lại có một phát hiện ngoài ý muốn.
Nhà của Quan Thượng Võ là một căn nhà gạch bùn, là căn nhà gạch bùn duy nhất trong cả thôn Đại Oa, tọa lạc dưới chân núi.
Căn nhà gạch bùn lụp xụp rách nát, mái nhà bị sập mất một nửa, được chống đỡ bởi mấy cái cột gỗ.
Cửa nhà không khóa, mở he hé, nghe nói Quan Thượng Võ đến khóa nhà cũng không có mà dùng.
Mở cửa vào phòng, một mùi ẩm thấp mục nát xộc thẳng vào mũi, mái rơm trên nóc nhà gần như chạm vào tóc, tạo cho người ta cảm giác bí bách ức chế.
Căn nhà được chia làm hai gian, gian ngoài là nhà bếp, nồi niêu xoong chảo để không nguội ngắt, xem ra đã nhiều ngày không nấu nướng.
Trên bàn bếp có một thứ đen thui to bằng nắm tay, mọc đầy rong rêu, không nhìn ra bộ dạng ban đầu, chắc là màn thầu, bánh ngô hay một món ăn tương tự nào đấy.
Bước vào bên trong, trước mặt là một cái giường lò, trên giường lò được giải chiếu, mấy chiếc ga trải trường đen đúa nhớp nháp vứt lộn xộn.
Trên nền nhà có hai chiếc hòm, một cái ghế đã bị tróc sơn, trông vô cùng rách rưới.
Ngoài ra không còn một gia cụ nào khác.
Nếu không phải tận mắt chứng kiến, tôi gần như sẽ không tin, ở cái thế kỉ 21 này, vẫn còn có người ăn lông ở lỗ như người nguyên thủy thế này.
Tuy tôi và Thẩm Thư đều cho rằng Quan Thượng Võ không phải hung thủ, nhưng trong quá trình khám xét căn nhà chúng tôi vẫn làm hết sức tỉ mỉ toàn diện, không dám để lọt một manh mối.
Căn nhà không có dấu hiệu lau chùi và dọn dẹp, nếu quả thực Trương Phương bị giam giữ ở đây, bất luận thế nào cũng sẽ để lại một chút manh mối.
Khi tôi lật cái chiếu ở trên chiếc giường lò lên, bụi bay mù mịt, mấy con sâu ẩn mình dưới chiếu bị dọa cho bò tán loạn.
Những con sâu ấy to béo, da đỏ hồng hào, khiến tôi nổi hết cả da gà.
Đang định đặt cái chiếu trở lại chỗ cũ, bỗng nhiên phát hiện ở khe chiếu có mấy sợi tóc dài, áng chừng khoảng hơn 30cm, là tóc của phụ nữ.
Đã từng có phụ nữ nằm nghỉ trên chiếc giường lò nhà Quan Thượng Võ.
Nếu đặt vào nhà khác, mấy sợi tóc dài trên chiếu, không đáng để mà hốt hoảng ngạc nhiên, có thể là của chủ nhà nữ, nếu không có chủ nhà nữ, có thể là người thân hoặc khách đến chơi nhà để lại.
Nhưng mà, ở nhà Quan Thượng Võ, phát hiện này cần phải được xem xét thận trọng.
Quan Thượng Võ không vợ, không con gái, không người thân, không bạn bè.
Người trong thôn xa lánh, đến đàn ông cũng không tới nhà ông ấy để chơi, phụ nữ lại càng không dám bén mảng.
Cuộc sống của ông ấy cô đơn và vô vị, giống cái ở bên cạnh ông ta chỉ có mấy con dê cái mà ông ấy chăn thả.
Vậy sợi tóc dài trên giường ông ta là của ai?
Phát hiện này đã kích động tôi, sau đó tôi đã lục tung căn phòng ốc sơ sài này lên, đến cả những góc khuất và bẩn thỉu nhất cũng không bỏ qua.
Kết quả, ở trong một cái hòm, giữa đống quần áo, mũ mão, giày dép bừa bộn, tôi tìm thấy một chiếc qu@n lót nữ nhăn nhúm, là một chiếc qu@n lót được may bằng sợi nhân tạo có in hình hoa mẫu đơn.
Thẩm Thư và Trương Thao Quang đi cùng tôi đều tròn mắt.
Điểm khác biệt là, trong ánh mắt