Chiều hoàng hôn ngày 20 tháng 3 năm 2003.
Trời quang
Tại thôn Đại Oa, thành phố Sở Nguyên.
Lý Cường nhìn thấy chúng tôi, có chút ngạc nhiên hỏi: “Sao bọn cháu lại tới đây? Đúng lúc lắm, chú đang tính không biết có nên gọi điện cho bọn cháu hay không, Mạch Dã mấy nay không thấy đâu rồi.”
Tôi có chút kinh ngạc: “Mạch Dã không thấy đâu rồi? Sao chú phát hiện ra?” Lý Cường đáp: “Hôm qua Lý Song Song đến đồn cảnh sát để tìm chú, nói mấy ngày nay gánh hát nhỏ đang tập diễn ở trong thôn, nhưng không thấy Trương Phàm và Mạch Dã lên sân khấu, gọi điện cho Trương Phàm, cậu ta bảo đang ở ngoài bán giống nên không về kịp.
Điện thoại của Mạch Dã thì không ai bắt máy, đến nhà cậu ta tìm hai ngày liền nhưng cửa đều khóa.
Mạch Dã đã sống trong thôn nhiều năm, chưa từng nghe nói cậu ta có bạn bè người thân ở ngoài, nên chắc không phải đi la cà đó đây.
Với cả, tuy bây giờ là cuối Đông đầu Xuân, nhiệt độ buổi tối vẫn còn rất thấp, nếu quả thực ra ngoài, kiểu gì cũng phải nói một tiếng với hàng xóm xung quanh, để lại chìa khóa, nếu không trong nhà có đồ gì bị đông hỏng mất chứ chả đùa.
Lý Song Song đi hỏi khắp một vòng quanh thôn, nhưng không ai biết tung tích của Mạch Dã đâu, bà ta không yên tâm, nên đến đồn cảnh sát để báo án.
Tối qua chú đến nhà Mạch Dã thì không thấy người, sáng nay lại ghé qua một chuyến, cửa vẫn khóa chặt, xem ra cả đêm qua không có ai về.
Chú lo lắng cậu ta xảy ra chuyện gì, đang định không biết có nên nói cho cháu không, thì hai cháu đã đến.”
Thẩm Thư nghe Lý Cường nói xong, khẽ dậm nhẹ lên sàn, như muốn biểu đạt cảm xúc tiếc thương khi “đến chậm một bước”, nói: “Đi, chúng ta đến nhà Mạch Dã.”
Trời xẩm tối, thôn Đại Oa bị bao trùm bởi màn đêm tĩnh mịch, ống khói của nhiều nhà đang nhả thứ khói bếp màu đen ngòm, tỏa ra sự thân thiết và ấm áp của khói lửa nhân gian.
Nhưng ai mà ngờ được, trong cái hòa nhã an yên này, thôn Đại Oa rốt cuộc tiềm ẩn biết bao mối nguy hiểm mà không ai hay biết, biết bao sự giế.t hại tàn nhẫn má.u lạnh đây?
Nhà Mạch Dã tối om và yên ắng, một ổ khóa to tướng khóa chặt cánh cổng lại, ngăn cách hai thế giới trong ngoài, giống như đã lâu rồi không có người ở, đoạn tuyệt với trần gian.
Thẩm Thư áng chừng cái ổ khóa kia rồi nói: “Nhảy vào trong.”
Tường sân cao gần đầu người, lại không có chỗ để dẫm lên, muốn nhảy vào trong cũng không phải dễ.
Thẩm Thư đứng dưới đẩy tôi và Lý Cường, dùng hết sức bình sinh mới trèo qua được tường.
Lý Cường có chút ngại ngùng, bảo nếu mình còn trẻ, bức tường này căn bản chẳng là gì với chú ấy.
Thực ra tôi và Thẩm Thư đều không quan tâm đ ến những gì chú ấy nói, trong sân tối đen như mực, yên ắng đến rợn người, chúng tôi dò dẫm tiến về trước, tôi cảm giác tim mình như muốn nhảy ra ngoài, lòng bàn tay lạnh toát.
Cửa nhà cũng bị khóa như vậy, chỉ là ổ khóa nhỏ hơn một cỡ.
Nhìn qua lớp cửa kính vào bên trong, tối om chẳng thấy gì.
Thẩm Thư thấp giọng đề nghị: “Cạy cửa xông vào?” Tôi có chút do dự, đáp: “Được không? Vậy là xâm nhập trái phép đó.” Lý Cường nói: “Có gì mà không được, ở quê không như thành phố, không chú trọng thế đâu, cứ cạy cửa xông vào, có gì chú chịu trách nhiệm.” Thẩm Thư lẩm bẩm một câu: “Việc đặc biệt thì phải xử lý theo cách đặc biệt, nơi này xa xôi vương pháp không quản tới, cũng không có chỗ nào để xin lệnh khám nhà.” Cậu ta lôi từ trong túi ra một chùm chìa khóa, chọn ra một chiếc có kích cỡ phù hợp, c ắm vào ổ rồi vặn trái vặn phải, chưa đến một phút, đầu khóa liền bật “cạch” một tiếng.
Tôi thở phào một cái, nói: “Mấy vụ án trộm cắp cạy cửa vào phòng ở thành phố chúng ta có phải do cậu làm đúng không?” Thẩm Thư đáp: “Chỉ vì mấy đồng bạc đó, cô nghĩ tôi sẽ ra tay sao?” Lý Cường nhìn Thẩm Thư, không nói gì, biểu cảm không rõ là thán phục hay ngạc nhiên.
Tiên Hiệp Hay
Thẩm Thư dùng cùi chỏ để đẩy cửa hé một nửa, tiên phong bước vào trong, tôi đi giữa, Lý Cường bọc hậu đằng sau.
Căn phòng tối om, xòe tay không thấy năm ngón, Thẩm Thư vặn mở chiếc đèn cường quang, đứng ở gian ngoài chiếu lên chiếu xuống một lượt, thấy không có gì khác thường mới tiến vào trong, mò mẫm để tìm công tắc đèn.
Căn phòng yên ắng.
Một chiếc giường lò, tấm lót giường màu tím nhạt được thêu bằng máy phẳng phiu sạch sẽ, tủ quần áo được sắp xếp gọn gàng trên sàn nhà, ti-vi và ghế so-fa góc chữ L.
Mọi thứ đều ngăn nắp, giống như chủ nhân chỉ tạm thời bỏ đi, chốc nữa sẽ quay lại vậy.
Tôi và Lý Cường đều không biết nên làm gì, dù sao cũng là xông vào nhà người khác, kể cả là cảnh sát, lại đang chấp hành công vụ, cũng khó tránh khỏi cảm giác không thoải mái.
Tôi nói: “Có thể Mạch Dã chỉ đi ra ngoài thăm người thân thôi, một hai ngày nữa sẽ tự khắc về.”
Thẩm Thư không tiếp lời, lại bước vào gian ngoài, bật đèn, lúc trở ra trên tay cầm một cái đ ĩa đen thùi lùi, là món chim sẻ nướng mà Mạch Dã thích, do để lâu ngày, cộng với nhiệt độ trong phòng quá thấp, chim sẻ vừa khô vừa cứng.
Thẩm Thư nói: “Trông có vẻ đã để được mấy ngày rồi.” Lý Cường đáp: “Mạch Dã nói anh ta rất thích món này, nướng xong mà lại để đấy không ăn.” Thẩm Thư nói: “Đến một con anh ta cũng không ăn, lần trước khi tôi và Thục Tâm đ ến, cái đ ĩa này có 13 con chim, bây giờ vẫn còn 13 con.” Tôi hỏi: “Cậu đếm qua rồi à?” Thẩm Thư đáp: “Đếm rồi, không thiếu một con, có thể anh ta không hề thích ăn chim sẻ, chỉ làm bộ để mời chúng ta ăn.” Tôi ngạc nhiên hỏi: “Làm bộ? Tại sao phải thế?”
Thẩm Thư không đáp lại, bước đến trước giường lò, nói: “Tôi cứ thấy cái giường này có gì đó không ổn, Thục Tâm, cô có để ý không, từ lần trước chúng ta đến, tấm lót giường này vẫn chưa được giặt, nhưng lại bị đảo chiều rồi, trước đây ba con hươu sao này hướng mặt về mép giường, giờ lại quay lưng về mép giường.” Tôi chợt hiểu ra, đáp: “Tấm lót giường này dài 7 – 8m, xem chừng không hề nhẹ, một mình Mạch Dã, cơ thể lại gầy còm, chưa chắc đã có tâm trạng và sức lực để mà xoay chuyển nó.” Thẩm Thư nói: “Chính thế, chúng ta thử lật nó lên xem bên dưới là cái gì.”
Ba người chúng tôi hợp lực, cuộn tấm lót giường lại, thấy bên dưới có một miếng bạt dầy cộp, kéo miếng bạt ra, bên dưới là một cái chiếu đã bị nướng đen.
Cuộn cái chiếu lại, bên dưới là chiếc lò được xây bằng gạch bùn, đen ngòm, khói bụi và mùi khét đập thẳng vào mắt và mũi.
Chúng tôi nhảy xuống dưới, quan sát chiếc giường lò, trên bề mặt được trát một lớp bùn đen dầy, có hai chỗ được trát xi-măng rộng chừng 1m, trong đó có một cái hình như vẫn chưa khô, nhìn rất chướng mắt, như kiểu hai miếng vá vậy.
Thẩm Thư hỏi Lý Cường: “Theo chú, bên dưới hai miếng xi-măng đó là gì?” Lý Cường trầm ngâm đáp: “Còn là gì được nữa, hốc lò chứ sao.” Tôi bất mãn, nói: “Chú ba, Thẩm Thư chưa từng sống ở vùng quê miền Bắc, sao mà biết hốc lò là gì, chú giải thích tử tế cho cậu ấy hiểu đi.” Thực ra, tuy tôi về quê không ít lần, nhưng cũng không quá rõ hốc lò là cái gì.
Lý Cường đáp: “Có gì khó hiểu đâu.
Một chiếc giường lò, đầu này nối với bếp, đầu kia nối với ống khói, hốc lò nằm ở giữa, nối bếp với ống khói, nếu không thì khói đi ra từ đâu?” Thẩm Thư không bận tâm đ ến ngữ khí của Lý Cường, lại hỏi: “Như chiếc giường lò to như này, cần mấy cái hốc lò?” Lý Cường đáp: “Tùy người ta thích sao thôi, hai cái ba cái đều được.” Thẩm Thư nói: “Cháu đang nghĩ, liệu có phải hai chỗ trát xi-măng này không kín, khói lọt ra ngoài nên mới phải bít nó lại không?” Lý Cường “hì” một tiếng rồi đáp: “Cái đó cần phải nói nữa sao.” Trong suy nghĩ của chú ấy, đây đều là những kiến thức đời thường, nhưng tôi và Thẩm Thư không hiểu, mới thấy lạ lùng.
Thẩm Thư suy nghĩ một hồi rồi bảo: “Đào cái giường lò này lên.” Lý Cường giật nẩy mình, nghi ngờ mình nghe sai, hỏi: “Cậu muốn làm gì cơ?” Thẩm Thư nhắc lại lần nữa: “Chúng ta đi tìm công cụ, đào cái giường lò này lên.” Lý Cường đáp: “Thẩm đội trưởng, đây không phải trò đùa đâu, cậu đào lên làm gì? Chúng ta cạy cửa xông vào, chỉ cần không động vào đồ của chủ nhà, thì ở vùng nông thôn này không bị coi là điều gì to tát.
Nhưng đào giường lò lên thì không, thế là phá hoại tài sản, nếu Mạch Dã mà truy tố, chúng ta đều phải chịu trách nhiệm.” Ngữ khí của Thẩm Thư vẫn kiên định, nói: “Nếu bị truy tố, tôi sẽ chịu trách nhiệm.”
Tôi thấy Thẩm Thư cố chấp như vậy, dường như hiểu ra điều gì, nói: “Thẩm đội trưởng, có phải cậu đang nghi......?” Thẩm Thư đáp: “Đúng, tôi nghi ngờ th.i th.ể của Trương Phương đang được chôn dưới cái giường lò này.” Nghe đến đây, tôi không khỏi rùng mình, lúc này ngoài trời tối đen như mực, gió Bắc thét gào, ánh đèn trong phòng u ám, nghĩ đến cảnh tượng có một th.i th.ể đang nằm yên ắng ở ngay bên cạnh, tôi không khỏi rùng mình sợ hãi.
Lý Cường lại càng không hiểu cậu ta nói gì, đứng ngơ ngác nhìn Thẩm Thư.
Thẩm Thư tiên phong ra ngoài tìm công cụ, tôi và Lý Cường mơ mơ màng màng bám theo sau.
Ba người mượn ánh trăng ảm đạm để đi vòng quanh sân một lượt, tìm ra xẻng và cuốc, cầm lên tay.
Lúc này, đột nhiên Thẩm Thư hét lên: “Ai? Mau ra đây.” Tôi bị dọa cho mất hồn, xém chút nữa thì quẳng xẻng cuốc trong tay xuống đất, trách Thẩm Thư: “Có người bị dọa mà chế.t đấy, đêm hôm khuya khoắt, tự nhiên cậu hét toáng lên làm gì vậy?”
Chưa dứt lời, bỗng một bóng người lướt qua cổng chính, một giọng nữ run rẩy cất lên: “Thanh tra Thục Tâm đó à? Là tôi, Lý Song Song đây, từ xa trông thấy nhà Mạch Dã sáng đèn nên tôi mới đến xem.
Cậu cảnh sát ban nãy tinh mắt thật, tôi mới lộ đầu ra, đã bị cậu ta trông thấy rồi, hét toáng lên làm chân tôi đến giờ vẫn còn run đây.”
Tôi xá.ch cuốc xẻng đi về phía cổng, trong tay có đồ nên cũng bạo dạn hơn hẳn, đứng cách cánh cổng lớn nhìn ra, thấp thoáng thấy được bóng dáng đen ngòm của một người phụ nữ, liền hỏi: “Bác đến đây làm gì? Không có việc của bác đâu, mau về đi.” Lý Song Song đáp: “Tôi về ngay, mà các cô đang làm gì ở đây thế?” Tôi nói: “Có việc, bác mau về nhà đi.” Tôi phớt lờ bà ta, quay lại cùng Thẩm Thư bước vào phòng.
Bà người nhảy hết lên giường lò, vây quanh cái hốc lò được trát xi-măng kia, Lý Cường vẫn có chút không yên tâm, hỏi: “Đào thật à? Ở quê, đào giường lò nhà người khác là chuyện lớn đấy,