VIỆT PHỤC
– – 0 – –
Không biết có nàng nào ở nhà ta mê Việt phục không nè, Việt phục vẫn đang phát triển và hy vọng sẽ càng ngày càng tiến xa được nhiều bạn trẻ cũng như nhiều bản bè nước ngoài biết đến.
Hôm nay đọc được dự án Việt Y Dệt Sử của Colere nguồn https://www.facebook.com/duanvanhoaColere/ nên ta reup lên đây lưu lại nhân tiện share cho mọi người hiểu hơn về Việt phục cũng như sử ta.
Trang phục truyền thống Việt Nam, một khía cạnh văn hoá gắn liền chặt chẽ với đời sống của người dân Đại Việt từ quá khứ cho đến hiện tại. Với chủ đề Việt phục, qua chuỗi bài viết này, Colere sẽ cùng các bạn vén bức màn khám phá từng chặng đường phát triển trong lối ăn mặc của cha ông ta, cũng như đưa đến một góc nhìn mới dành cho cổ phục Việt Nam trong xã hội hiện đại ngày nay.
Hiện đại nối tiếp truyền thống, thực tại nối liền quá khứ, bạn đã sẵn sàng cùng Colere quay ngược khung cửi thời gian?
137022212_174562644458486_7633508761382720464_n
|TỔNG QUAN VỀ TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM|
Với một bề dày lịch sử văn hiến, trang phục truyền thống Việt Nam mang vô vàn tinh hoa của thời đại, được thể hiện qua hình dáng, kích thước, màu sắc, họa tiết của những bộ y phục và phụ kiện ( mão, nón, trang sức, hài, … ) tiêu biểu của từng thời kỳ.
Từ xa xưa, người Việt đã biết trồng dâu nuôi tằm và chính từ đó nghề dệt ra đời. Từ những tấm vải lụa, người phụ nữ Việt đã khéo léo sử dụng đôi tay của mình tạo thành những trang phục đầu tiên, mà cụ thể đó là chiếc áo yếm và váy đụp.
Theo chiều dài lịch sử, Việt Nam có nhiều loại hình trang phục truyền thống đại diện cho từng thời kỳ. Từ những bộ trang phục cung đình thời Lý – Trần – Lê bị ảnh hưởng từ tư tưởng Đế vương và quan niệm Hoa di của các triều đại phong kiến Trung Hoa, cho đến thời kỳ của những chiếc áo Ngũ Thân và áo Nhật Bình.
Đặc biệt, người Việt đã có một cuộc thiên di lớn về phương Nam. Tại đây, để thích ứng với khí hậu khô nóng của Nam Bộ, người Việt đã sáng tạo ra một loại trang phục gọi là áo bà ba, cùng với phụ kiện đi kèm tạo thành một hình ảnh đặc trưng, hài hòa với tự nhiên.
Hơn cả, với lịch sử nhiều thăng trầm, từ chiếc áo tứ thân, ngũ thân đến áo dài Raglan, áo dài Lemur, áo dài Trần Lệ Xuân,… áo dài truyền thống Việt Nam đã và đang mang trong mình sứ mệnh tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ Việt, thể hiện sâu sắc bản sắc văn hóa.
Hiện nay, sự xâm nhập các loại hình thời trang trên thế giới vào Việt Nam sẽ là thách thức cho những trang phục truyền thống. Vậy nên vấn đề được đặt ra vào thời điểm hiện tại là chúng ta cần phải làm gì để giữ gìn, lan tỏa nét đẹp của trang phục truyền thống Việt Nam?
Với sứ mệnh đem văn hóa truyền thống đến gần hơn với mọi người, đặc biệt là giới trẻ, Colere sẽ cùng các bạn chu du trên chuyến hành trình khám phá một trong các khía cạnh của văn hoá Việt Nam – Việt phục nhé!
| VIỆT PHỤC THỜI LÊ: GIAO LĨNH – VIÊN LĨNH |
GIAO LĨNH
Giống với nhà Trần, vào thời kỳ nhà Lê, Giao lĩnh là loại trang phục phổ biến nhất của nước ta. Giao lĩnh là loại áo có sáu thân, cổ giao nhau và được mặc cùng thường (váy). Nhà Lê thịnh hành hai loại Giao lĩnh là Giao lĩnh vạt dài và Giao lĩnh vạt ngắn.
Giao lĩnh vạt dài có vạt dài quá đầu gối, dành cho cả nam lẫn nữ và khi mặc sẽ được phủ bên ngoài thường. Đặc biệt phụ nữ khi mặc Giao lĩnh vạt dài sẽ xoã tóc, chỉ buộc ở cuối đuôi tóc. Ngược lại, Giao lĩnh vạt ngắn có vạt chỉ dài đến ngang hông, khi mặc sẽ quây thường bên ngoài như Hakama của Nhật và tóc được búi thành búi Chuỵ Kế. Đặc biệt vào cuối thời Lê, Giao Lĩnh vạt ngắn được phủ bên ngoài thường thành nhiều lớp, kèm theo khăn lụa phủ đầu, trở thành một phong cách mới lạ thời bấy giờ.
Khác với các nước khác, Giao lĩnh vạt ngắn quây thường của Việt Nam có thường bên ngoài ngắn hơn thường bên trong, lộ ra hai lớp váy. Hay Giao lĩnh thời Lê có cổ cong võng, trên thường không có nếp gấp trong khi thường của Minh và Triều Tiên lại có.
VIÊN LĨNH
Một loại trang phục khác cũng được sử dụng vào thời Lê là Viên lĩnh, một loại áo dạng cổ tròn, khi mặc chỉ lộ ra cổ áo giao lĩnh lót bên trong. Giống với Giao lĩnh, Viên lĩnh cũng có hai loại là Viên lĩnh vạt dài và Viên lĩnh vạt ngắn với cách mặc tương tự. Duy chỉ Viên lĩnh có một dạng