Dạo gần ngành kinh tế phát triển nhanh đến chóng mặt, đòi hỏi các công ty các tập đoàn lớn ra sức phát triển bắt kịp xu thế nếu không thì bị bỏ mặt lại nhanh chóng mất.
Vụ việc này là do khu dân sinh Phú Hoà khánh thành, kéo theo xung quanh đó bắt đầu phát triển ồ ạt mất kiểm soát ở vùng lân cận ấy.
Miếng bánh béo bở này cộng thêm việc nhà nước mắt nhắm mắt mở để cho các tập đoàn tự do cạnh tranh với nhau.
Dù thắng hay thua thì mọi nguồn lợi đều vào túi của quan chức cấp cao sở tại cả.
Những vùng đất gần khu quy hoạch này ào ạt tăng giá nền đất nhanh chóng, tiền nhảy lên tiền khoảng cách thời gian chỉ tính bằng giây thôi.Lúc bấy giờ, mọi người đổ xô đi mua đất khiến giá cả trên thị trường tăng chóng mặt.
Có những thời điểm, một mảnh đất gần sát khu dân cư được bán với giá 20 triệu đồng với một km2 giá trị hiện nay và ước tính gấp 7 lần thu nhập hằng năm của một người bình thường ở các vùng trọng điểm phát triển kinh tế quốc gia.
Đứng trước tình thế giá cả bất ổn này khiến cho Tang Thị và HT, là hai đầu não kinh tế và nắm trọng điểm của khu dân sinh Phú Hoà này ảnh hưởng không hề nhỏ chút nào, nhất là HT.
Những vùng đất ở phía Đông dự án nhanh chóng bị bán và đẩy giá lên rất cao trong khi các vùng phía Tây chỉ bằng một phần mười ở đây thôi.
Sự biến động thất thường này ảnh hưởng đến không chỉ các tập đoàn lớn như HT, Tang Thị và các công ty, tập đoàn nhỏ khác.
Do không thể chịu được nền thuế đất ở đây quá lớn khiến cho các công ty không đủ khả năng để mà vay ngân hàng trong khi số nợ trước đó càng thêm tiền lãi nữa.
Thế là đất càng khiến cho các tập đoàn đầu tư về lĩnh vực này càng thêm phá sản nhưng mà cái ngành dịch vụ tư vấn lại nổi như nấm mọc sau mưa vậy.
Chỉ cần đến mấy khu vực gần đó thì thấy cứ mười người thì đã hơn mười một người môi giới này.
Cái hiện tượng nền đất tăng nhanh chóng này làm ta nhớ đến hiện tượng hoa tulip những năm đầu của thế kỷ 17*, cũng vì như thế mà đã gây ra nền kinh tế thị trường bất ổn như vậy.
*Hội chứng hoa tulip:hiện tượng hoa Tulip xuất hiện tại Hà Lan vào khoảng giữa thế kỷ 17 được xem là bong bóng kinh tế đầu tiên trong lịch sử thế giới.
Lúc bấy giờ, mọi người đổ xô đi mua hoa tulip khiến giá hoa trên thị trường tăng chóng mặt.
Có những thời điểm, một củ Tulip hiếm được bán với giá 750.000 USD giá trị hiện nay và ước tính gấp 6 lần thu nhập hằng năm của một người bình thường.
Tuy nhiên, thị trường hoa tulip bất ngờ sụp đổ vào tháng 2 năm 1637.
Nhà đầu tư bán tháo hoa tulip trong cơn hoảng loạn khiến giá giảm mạnh xuống còn 1% giá trị lúc trước.
Chỉ trong chốc lát, tài sản của nhiều người bốc hơi và lợi nhuận ảo trên giấy tờ bị xóa sạch.
Nhiều nhà phân tích kinh tế đã đưa ra hai vạch đích cuối cùng của hiện tượng này.
Thứ nhất theo hướng tích nếu cứ cái đà này tăng đến chóng mặt về giá cả nền đất thì đẩy tỉ giá ở đây tham gia hàng ngũ cổ tức cao nhất thế giới, thu hút các nguồn lợi khác nữa.
Nhưng mà đánh giá theo hướng này không được khả quan cho lắm dù có như thế thì hậu quả môi trường vô cùng nghiêm trọng, thậm chí đời sống con người sau đó cũng bị ảnh hưởng theo do cơ sở vật chất được đẩy mạnh.
Thứ hai theo lối tiêu cực thì đây có thể là hiệu ứng bướm bướm,(còn gọi là bong bóng) một khi mà nó ra thì nền kinh tế sẽ chết