Sau khi hay tin thiên tai đang hoành hành trên diện rộng, hoàng thượng lại không cho nhóm thái tử can dự vào nữa.
Hoàng thượng nói: "Hiện giờ ngoài kia khắp nơi tao ương, trẫm không thể phân thân, e rằng khoảng thời gian ngắn tới đây không để mắt đến chúng được, con là ca ca, phải lo cho chúng nhiều hơn."
Hoàng thượng đương chỉ nhóm tiểu a ca vẫn đang học ở Thượng thư phòng.
Thái tử nghiễm nhiên nguyện gánh nỗi lo vì đức Thánh quân, nói: Nhi thần xin làm tròn trách nhiệm, hoàng a mã giữ gìn long thể.
Sau đó liền lui xuống.
Số tấu chương của tiền triều đặt ở Dục Khánh cung cũng được dọn đi.
Sau khi về từ chỗ hoàng thượng, thái tử nhìn cái bàn trống không cả nửa buổi trời mà hơi thất thần.
Tất cả cung nữ và thái giám đứng hầu bên cạnh đều nín thở không dám hé răng.
Qua hồi dài đằng đẵng, mới nghe thái tử bình tĩnh nói: "Đi báo với Tam a ca, Tứ a ca và Bát a ca một tiếng...!thôi." Y trở ra chỗ sạp gian ngoài ngồi uống trà, một lúc có người bên ngoài vào bẩm báo: "Điện hạ, Tam a ca, Tứ a ca, Bát a ca tới rồi."
Thái tử buông chén trà: "Cho mời."
Ba người bước vào lại nhận ra thái giám không dẫn mình sang thư phòng, mà là đi qua gian phòng nhỏ ở bên.
Vừa vào đã thấy thái tử đương ngồi dưới vừng nắng, cạnh đặt một chén trà nóng, hương trà vấn vít lượn đi.
Thái tử trông thấy họ, mỉm cười bảo: "Lại đây ngồi.
Hôm nay thiện phòng nhỏ dâng bánh bột ngô rất được, các đệ cũng ăn thử xem."
Ba người lớn lên trong cung, không ai hỏi "sao hôm nay không xem tấu chương", mà đều vâng lời ngồi xuống, mỗi người một chén trà, uống trà ăn bánh trái.
Thái tử nhìn ba đệ đệ đã ăn xong một cái bánh, mới đứng dậy cười bảo: "Đi, chúng ta đi xem lũ trẻ kia sao rồi."
Tự dưng đi vào rồi lại đi ra, trước khi rời đi, Bát a ca cầm lòng không đặng ngoảnh đầu liếc qua gian thư phòng gần ngay gang tấc.
Cửa phòng khép hờ, căn phòng tối om om, chỉ có nửa vạt nắng hắt vào bên ô cửa sổ trước cửa, luồng không khí trong ánh mặt trời lơ lửng những hạt bụi.
Nhóm bốn người dạo bước sang thư phòng, trên đường đi, thái tử nói rõ: "Bên ngoài hiện nay nhiều nơi gặp nạn, hôm qua lại hay thêm một tin báo gấp.
Hoàng a mã thức trắng đêm, các vị đại nhân ở Thượng thư phòng cũng ngủ lại trong cung hàng mấy ngày trời.
Chúng ta không giúp được gì thì đừng nên tạo thêm phiền hà, vừa lúc này hoàng a mã không rảnh để ý chuyện học hành sách vở của đám bé con kia, ta bèn xin nhận nhiệm vụ này."
Những lời ấy vào tai ba người đang nghe, tự nhiên mỗi người một ý.
Nhưng bất luận thế nào, ba người đều đỡ xuôi theo lời thái tử.
Tam a ca cười nói: "Chứ còn sao? Không ai ngó ngàng, lũ bé ấy lại chẳng biến thành đàn ngựa hoang mất cương thôi."
Tứ a ca lắc đầu, nói: "Những đứa khác còn khá, chỉ Tiểu Thập Tứ là láu cá quá."
Thái tử cười ha ha, nói: "Lão Tứ ơi là lão Tứ, chẳng trách sao hễ thấy đệ là lão Thập Tứ khiếp hồn."
Bát a ca cũng cười góp vui, nói: "Vừa khéo, lần trước lão Cửu nhờ đệ tìm giúp nó một cuốn sách, để lâu rồi đệ quên khuấy đi, hôm nay không thể lười biếng thêm nữa."
Đến Thượng thư phòng, lũ trẻ kia vừa học xong nửa tiết, kéo nhau ra ngoài nghỉ giải lao.
Thập a ca, Thập Tam a ca và Thập Tứ a ca không sợ nóng, đương xúm xít ở khoảng đất trống trước Thượng thư phòng chơi đánh quay, dây quay bổ từng nhát kêu vun vút.
Chúng nhìn thấy các anh lớn đến đây đầu tiên, bèn vội chạy lại chào hỏi.
Thái tử ôn tồn: "Sáng nay học có tập trung không? Có bị thầy mắng không?"
Ba tiểu a ca nhất tề đáp: "Tập trung lắm!Tập trung lắm! Thầy còn khen nữa kia!"
Thái tử xoa đầu lần lượt từng đứa một, xắn tay áo bảo: "Đã vậy, Nhị ca sẽ thưởng cho các đệ, trổ tài chơi cho các đệ xem hay!" Y nhận sợi dây quay thái giám đưa, không biết cổ tay vung lên kiểu gì, sợi dây khéo léo móc lấy con quay, ba con quay dưới đất đều như sống dậy xoay tít vòng vòng, chốc thì cả ba con xếp thành hàng ngang, chốc lại đứng thẳng một hàng dọc.
Thái tử còn biết bổ dây cho từng con bay vụt lên trời, rồi lại tuần tự rơi xuống, và lại còn quay tiếp được.
Ba đứa bé hiếm khi được xem cách chơi đẳng cấp thế này, đứa nào đứa nấy nhiệt liệt vỗ tay cổ vũ, khiến mấy a ca trong phòng ló ra xem cả, đứng quây thành vòng tròn xem thái tử biểu diễn trò đánh con quay.
Tam a ca và Tứ a ca đứng một bên.
Tam a ca nói: "Chiêu này của thái tử thực là cao thâm khôn lường, lão Tứ, đệ có được không?"
Tứ a ca nói: "Tam ca khỏi phải nói đệ, hay là huynh lên thử xem?"
Tam a ca cười khà khà, phe phẩy cây quạt bảo: "Trò này thì Tam ca của đệ bí chết mất thôi." Nói xong ngửa đầu nhìn trời, giơ quạt che trên đầu, bảo: "Hôm nay sao nóng lạ lùng."
Từ hôm ấy trở đi, hằng ngày đúng ba giờ sáng là thái tử sang thư phòng, khi thầy giảng bài thì y ngồi yên ở cạnh lắng nghe; thầy giảng xong, y mới đi xuống hỏi từng đứa em đã hiểu bài hay chưa? Những đứa mới tập viết đều được y nắm tay dạy viết, đến cả Bát a ca cũng được y tận tình dạy một lần, cầm tay dạy viết hẳn một trang chữ trước mặt đám tiểu a ca.
Làm hôm sau Bát a ca đã nghiêm túc nộp ngay năm mươi trang chữ, từ đó không còn dám viết qua loa cho có lệ nữa.
Để xếp giờ xen kẽ với thái tử, Tam a ca và Tứ a ca đổi lịch thành mỗi ngày mười giờ mới vào cung, học bài với bọn đệ đệ, đi bắn cung, dùng điểm tâm.
Trên triều thì lại bận tíu tít cả lên.
Hoàng thượng đã bắt đầu cắt giảm khẩu phần ăn, hậu cung theo đó giảm bớt chi tiêu.
Phủ đệ của đại thần trong kinh hẳn nhiên phải noi gương trên mà làm.
Phủ Tứ a ca, phúc tấn cũng lên tiếng rằng cần giảm các khoản chi tiêu.
Trang phục mùa hè năm nay tạm không làm, nhưng đồ cho tiểu cách cách và Lý thị thì vẫn làm như lệ cũ, hai người này một người là đứa con duy nhất trong phủ, đâm ra không thể cắt giảm; một người đang có mang, cũng không bớt đi được.
Lý Vi đợi chờ gần nửa tháng, kết quả hay tin hết phải ăn ít, rồi thì là phải tiêu ít lại.
Mỗi thế thôi á?
Có hời hợt quá không!!!
Ngọc Bình thấy nàng vẫn chưa chịu bỏ cuộc, khuyên đi đốt nhang thì ngày nào nàng cũng đi rồi, người trong hậu viện đều đi cả, nàng không đi hiển nhiên là không ổn.
Nàng ta khuyên Lý Vi cứ thắp hương, niệm Phật, dốc hết tấm lòng là được.
Đi cái con khỉ!
Lý Vi không chấp nhận được mấy thứ giả dối sáo rỗng thế này!
Ngọc Bình nói: "Chủ tử ơi, chủ tử kính yêu của nô tỳ ơi.
Cái khác người mặc kệ được, nhưng phải xem Tứ a ca, phúc tấn làm thế nào chứ? Bình thường người hiểu chuyện, biết lẽ bao nhiêu, sao lúc này lại bướng rồi?"
Thực sự chỉ còn nước đi thắp nhang thôi à? Trong phủ không thèm phát cả cháo luôn đấy à?
Lý Vi đỏ mắt.
Lần đầu tiên nàng cảm giác được rõ ràng rằng mình đã bị người ta nhốt lại.
Không chỉ là tự do cá nhân, mà còn là tự do tư tưởng.
Lúc ở hiện đại nàng cũng chỉ là một con sâu gạo, nhưng vì có internet nên không hề bị tách rời với thời đại, và chẳng một ai hạn chế nàng làm gì.
Làm sâu gạo ở cổ đại suốt mười mấy năm, khi ở Lý gia cũng không thấy mình bị gò ép ở đâu, nhưng ngay bây giờ đây, nàng cảm nhận được rồi.
Nàng được gả cho nhà người, từ đây nàng đã trở thành một món đồ.
Hết thảy mọi chuyện đều phải làm như những gì người khác yêu cầu, dẫu có muốn làm vài chuyện tốt thôi, cũng phải răm rắp nghe theo người khác.
Ngọc Bình thấy nàng không cố chấp nữa, vừa thoáng thả lỏng lại phát hiện tinh thần cách cách bỗng chốc xuống dốc.
Làm sao nên nỗi này? Đang mang thai đấy! Hơn nữa nếu Tứ a ca sang đây bắt gặp, thể nào cũng gán cho cách cách tội hờn oán cho xem.
Có điều dạo này Tứ a ca bộn bề lắm việc, chắc không sang đây đâu nhỉ?
Ngọc Bình mới khấn xin Tứ a ca tuyệt đối đừng đến, Tứ a ca đương lúc rảnh đã đến ngay.
Vừa vào cửa trông thấy nét mặt Lý Vi bất thường, như là phải nín nhịn điều gì trong bụng.
Chàng quét mắt qua Ngọc Bình hầu hạ trong phòng, thấy cung nữ này cũng lộ vẻ hoang mang, lo lắng nhìn Lý thị.
Hai người dắt tay nhau ngồi xuống, chàng liếc Tô Bồi Thịnh.
Hắn liền kéo Ngọc Bình ra ngoài.
Tô Bồi Thịnh kéo Ngọc Bình ra khỏi phòng, nói: "Ngày thường nom cô cũng gọi là có mắt, sao hôm nay đứng đực trong phòng thế kia? Không thấy Tứ gia muốn trò chuyện với Lý chủ tử nhà các người hay sao?"
Ngọc Bình sốt ruột giậm chân, song không dám để lộ nửa câu nào, đành cúi đầu nhận lỗi.
Tô Bồi Thịnh cũng nhận ra e là a đầu này đang giấu giếm điều gì cho Lý cách cách, nhưng Tứ a ca muốn biết, giấu kiểu gì đặng?
Trong phòng, Tứ a ca và Lý Vi ngồi bên nhau, vì trời nóng nên hai người không kề sát vào, mà chỉ nắm tay.
Lý Vi cho dâng trà và bánh ngọt, nhắc chuyện những món bánh ô mai, bánh đậu đỏ mà thiện phòng đưa sang đều rất ngon.
Sau đó chẳng buồn hé miệng nữa.
Ngày xưa tính nết nàng ra sao, Tứ a ca là người rõ nhất.
Chàng không hỏi thẳng, nắm tay nàng nhẹ nhàng xoa nắn, đưa lên bên môi khẽ hôn.
Chỉ chốc lát sau, Lý Vi đã không kìm nén nổi nữa, hơi ấm ức nhìn sang chàng.
Thế là có chuyện muốn xin chàng à?
Tứ a ca không nhịn được nghĩ xem gần đây có chuyện gì lại làm nàng thấy ấm ức, liền nhớ ra trước đó chàng từng nhắc với phúc tấn cho người nhà của mấy vị cách cách vào đây thăm nom.
Song thời gian này do bận quá, hình như phúc tấn vẫn chưa có dịp nào làm được.
Chàng bèn nói: "Muốn gặp người trong nhà à?"
Lý Vi mở mịt sững ra, chàng vừa nhìn, biết ngay là đoán sai, vậy thì là chuyện gì?
Bên này, Lý Vi đã đáp theo lời chàng: "Đúng là hơi muốn, nhưng dạo gần đây nhiều chuyện quá, thời tiết lại oi bức, đợi khi mát trời hẵng gặp vậy." Nàng đúng thật là không phải quá muốn gặp người của Lý gia.
Có lẽ vì xưa kia đi học không được gặp người nhà khi sáu tháng, lúc một năm đã thành quen, thêm nữa nàng cũng chẳng phải con nít thật, nên không quá bện hơi gia đình.
Người trưởng thành vốn đã biết tự lập.
Tứ a ca "ừ" tiếng, nhéo khuôn cằm nhỏ nhắn của nàng: "Vất vả lắm gia mới tranh thủ sang đây thăm nàng được, nàng đối xử với gia như thế à?" Nhìn bộ mặt phụng phịu ấy kìa.
Chàng nói thế, Lý Vi nhăn mày ngay, mặt hầm hừ hờn dỗi: "Gia, ngoài kia gặp thiên tai, thiếp muốn lấy ít bạc đi mua ít đồ đưa ra đấy."
"Ồ." Tứ gia không ngờ nàng sẽ nhắc chuyện ấy, nói: "Ít bạc của nàng vẫn nên giữ dưới đáy rương thôi.
Bên ngoài có người lo việc này rồi, nàng có lòng thì năng vào tiểu Phật đường thắp mấy nén hương."
Nói xong lại nghĩ, Tứ a ca hơi ngẩn người, hỏi nàng: "Sao nàng lại muốn làm việc này?" Quyên bạc cho nạn dân à? Nghe có hơi hoang đường, viển vông đấy.
Phận gái chốn khuê phòng gặp một tiểu a đầu khóc than cảnh đời, người ta khóc hai tiếng đã cho mấy lạng bạc và nửa xấp vải.
Mấy vạn nạn dân chỉ có thể khiến họ sợ hãi mà ngủ không yên, biết thắp hương cầu phúc đã là được rồi.
Quyên bạc ư? Mới nghe lần đầu.
Lý Vi bèn bảo trước đây hễ vào mồng một, mười lăm, ngày Phật đản, và cả năm thiên tai, nhà nàng đều sẽ làm ít bánh bao đưa đến cửa chùa miếu phân phát.
"Hóa ra là vậy, nền nếp Lý gia rất khá." Tứ a ca hài lòng gật đầu, Lý Vi vội bảo: nghĩ là trong cung gặp chuyện này, nhất định phải làm rất nhiều thứ, nàng thấp bé sức mọn, đành quyên mấy chục lạng