Hai người ở nhà một ngày.
Còn hai tuần nghỉ phép, thật ra Nguyễn Niệm không có kế hoạch gì.
Cô không hẳn là người thích du lịch, chẳng qua chỉ muốn đến thành phố có biển mà thôi.
Thế nên khi Lương Tây Văn hỏi cô muốn đi đâu không, cô suy nghĩ nữa ngày mới nói được cái tên của một thành phố biển, chính là Tân Hải, thành phố cô học đại học.
Tân Hải rất gần, chỉ cần ngồi tàu cao tốc chưa đến một tiếng là tới.
Bốn năm học đại học Nguyễn Niệm rất ít bạn, cũng không tham gia hoạt động xã hội, nơi xa nhất cô đi là ngồi phương tiện công cộng đến quán ăn hoặc quán nước nào đó, dù rảnh rỗi, cô cũng chỉ ra ngoài khoảng nửa ngày rồi về nhà.
Nguyễn Niệm nói: "Tân Hải, Thanh Đảo hoặc Cổ Lãng Tử."
Nguyễn Niệm chỉ có thể nghĩ được mấy thành phố biển này.
Lương Tây Văn đồng ý.
Thật ra anh không cần nhanh chóng quay lại đi làm, dù sao cũng mệt mỏi nửa tháng, đồng thời cũng muốn Nguyễn Niệm có thời gian nghỉ ngơi, vì thế hai ngày tiếp theo họ vẫn ở nhà.
Nguyên tắc của Lương Tây Văn là lúc nghỉ ngơi sẽ không làm việc, nhưng Nguyễn Niệm cứ ôm khư khư ngồi một góc trong phòng khách, Lương Tây Văn cũng chỉ đành mang laptop của mình ra xem giấy tờ Thời Lâm gửi.
Nguyễn Niệm mở hộp thư cá nhân, vốn không ôm hi vọng gì, dù gì bên công ty của người ta cũng đã đưa ra thông báo: Hai tuần không trả lời nghĩa là trả bản thảo.
Đây đã là tuần thứ ba, cô bỗng nhận được hồi âm của biên tập cơ quan ngoại ngữ Yến Kinh, yêu cầu cô bổ sung thông tin liên lạc để bàn chi tiết.
Nguyễn Niệm giật mình, không từ chối thẳng nghĩ là có cơ hội?
Cô không dám nghĩ nhiều, thêm wechat của đối phương, còn chưa kịp coi xong một clip ngắn, đối phương đã nhắn một tin.
Nguyễn Niệm nhấp vào, do dự gửi icon xin chào.
Biên tập viên: Chào cô Nguyễn, tôi là biên tập viên của cơ quan ngoại ngữ, cô cứ gọi tôi Hỏa Hỏa là được.
Nguyễn Niệm: Chào Hỏa Hỏa.
Hỏa Hỏa: Là thế này, tổ biên tập của chúng tôi đã xem đoạn dịch ngắn của cô, cảm thấy cô khá có tiềm năng, bản dịch có cảm xúc riêng.
Cô có phiền nếu chúng tôi yêu cầu cô dịch một bài khác để xem xét thêm được không?
Nguyễn Niệm thụ sủng nhược kinh: Được được, dịch gì vậy?
Hỏa Hỏa: Trong thông tin cô có ghi mình muốn dịch tiểu thuyết văn học châu Âu, cô có thể tự chọn đoạn ngắn, một chương nhỏ là được.
Hỏa Hỏa: Nhưng phải báo trước với cô một tiếng câu văn cần gãy gọn, bởi vì ngoài những hạng mục tái bản, công ty của chúng tôi đang có vài hạng mục văn học châu Âu còn chưa có bản dịch chính thức, do vậy người đảm nhận hạng mục này cần có bản lĩnh.
Nguyễn Niệm: Được, không thành vấn đề.
Hỏa Hỏa: À còn nữa, chúng tôi cần thêm một bản sao chứng chỉ dịch thuật CATTI2 của cô.
Nguyễn Niệm: Ok ok, tuần sau tôi sẽ gửi.
Hỏa Hỏa: Rất mong chờ được hợp tác với cô Nguyễn.
Nguyễn Niệm ngồi ôm laptop, cười ngu ngơ.
Đây là niềm vui không dễ có được.
Trước khi vào đại học, quan điểm Quý Sương dạy cô đều là "Con bắt buộc phải thi vào học viện ngoại giao, sau này làm ở ngoại giao hoặc đại sứ quán", hay là "Học ngoại giao hoặc quan hệ quốc tế, chỉ được học hai ngành này, những thứ khác con đừng hòng nghĩ".
Thời điểm đó Nguyễn Niệm rất thích đọc tiểu thuyết nước ngoài, cô thích Jane Austen, DH Lawrence, Zola và Milan Kundera, nhưng Quý Sương chưa bao giờ cho phép cô đọc mấy thứ này, bởi vì để không bị Quý Sương "đột kích kiểm tra", Nguyễn Niệm chỉ đọc bản tiếng Anh, Quý Sương cảm thấy như thế cũng tốt nên ngầm đồng ý cho cô xem.
Cô từng có một ước mơ, hy vọng bản thân có thể đọc tiểu thuyết mọi lúc, được phiên dịch tiểu thuyết mình thích.
Nhưng năm ấy cô lại không có duyên với đại học ngoại ngữ Thượng Hải và ngoại ngữ Bắc Kinh, thế nên mới chuyển sang học ngôn ngữ Anh.
Lúc đó Quý Sương tức đến mức nổi điên, cứ bắt cô học lên thạc sĩ.
Nguyễn Niệm không có suy nghĩ đó, chỉ muốn thoát khỏi sự khống chế của Quý Sương, thỉnh thoảng nhận dịch tài liệu, thỉnh thoảng dịch báo, có đôi khi dịch tài liệu học thuật, cũng coi như tích lũy được ít kinh nghiệm, trong thời gian học đại học cô còn thi lấy chứng chỉ CATTI, có thể coi là chuẩn bị cho chính mình.
Dù sao muốn làm phiên dịch tác phẩm văn học cũng cần các chứng chỉ liên quan.
Trời xui đất khiến, sơ yếu lý lịch sau tốt nghiệp gặp chút khó khăn, cuối cùng chỉ đành dựa vào chứng chỉ CATTI này và chuyên ngành tiếng Anh để vào Bác Thế.
Thật ra dịch tác phẩm nước ngoài rất khó, bởi vì trong nước đã có nhiều bản dịch của các tiền bối bán ra rất chạy, bản dịch vô danh bán ra rất dễ thua lỗ, hơn nữa muốn mua bản quyền tác phẩm gốc rất khó, nếu dịch tác phẩm của tác giả không nổi tiếng, dịch ra cũng chưa chắc bán được mấy quyển.
Mà nguyên nhân quan trọng nhất là Nguyễn Niệm không học ngoại ngữ thứ ba, cơ hội dịch thuật càng ít.
Thế nên chỉ cần làm nghề phiên dịch, cô đã thỏa mãn.
Hiện tại bên công ty văn học nước ngoài hồi âm, với cô chính là một cơ hội cực kỳ lớn.
Thấy cô đột nhiên hân hoan, Lương Tây Văn hỏi: "Cười gì đấy?"
Nguyễn Niệm ôm laptop đi chân trần tới chỗ anh: "Lương Tây Văn, em hai mươi ba tuổi có hai tin tốt, một là kết hôn với anh, hai là em hình như có cơ hội dịch tiểu thuyết rồi! Nếu thuận lợi, cho em được nhận nhuận bút đầu tiên, em sẽ mời anh đi ăn một bữa thật ngon!"
Lương Tây Văn bật cười: "Được, chờ em."
Nguyễn Niệm ngồi cạnh anh, hỏi: "Bên cơ quan văn học nước ngoài Yến Kinh cho em cơ hội gửi bản thảo bảo em dịch một đoạn ngắn, theo anh em nên dịch gì đây?"
Lương Tây Văn nhớ cô từng nhắc tới Jane Austen, vì thế kiến nghị: "Em có thể miêu tả về Catherine trong Tu viện Northanger hoặc đoạn kinh điển của Darcy trong Pride and Prejudice.
Anh thấy em rất giống Catherine, lời văn sẽ rất có cảm xúc, còn về tác phẩm Pride and Prejudice, em có thể dịch đoạn miêu tả diễn biến tâm lý của Elizabeth
Nguyễn Niệm mỉm cười, lại gần ôm hôn cổ Lương Tây Văn: "Em cũng nghĩ tới Jane Austen, tác phẩm của bà ấy rất đặc biệt.
Anh biết không, Charlotte Bronte từng nhận xét rằng câu văn của Jane Austen bình thường không góc cạnh, nhưng em lại thấy các tác phẩm của Jane Austen như câu chuyện cổ tích dành cho phái nữ vậy.
Elizabeth độc lập, kiên cường, có cái nhìn tích cực về tình yêu.
Còn Catherine dịu dàng, tốt bụng.
Jane Austen là nữ tác giả em thích nhất thời học sinh, truyện của bà ấy không có những tình tiết gay cấn, nhưng từ những câu văn đời thường, em vẫn có thể cảm nhận được thế giới mà Jane Austen xây dựng.
Thật ra lúc đầu em muốn dịch truyện của các nữ tác gia, nhưng hình như thị trường không lớn lắm, hoặc là các tác phẩm của họ sớm đã có những bản dịch nổi tiếng, hoặc là có nhiều người không thích văn học nữ quyền."
"Nhưng em vẫn có thể làm mà." Lương Tây Văn nghiêm túc nhìn cô, "Em muốn làm thì cứ làm đi.
Nói thế nào nhỉ..."
"Dạ?"
"Niệm Niệm, nữ quyền không phải cần em đi kêu gọi gi cả, cũng không cần em thay đổi hoặc bắt người ta chấp nhận, mà là em của hiện tại có một cơ hội dịch những câu văn mang theo sức mạnh này, có thể giúp một vài người thoát khỏi gông xiềng đã tốt lắm rồi." Lương Tây Văn xoa đầu cô, "Em muốn làm gì thì cứ