Nguyễn Niệm mua vé tàu cao tốc về Yến Kinh, ban đầu hai người vốn định ở Tân Hải chơi thêm hai ngày, ai ngờ giữa chừng lại xảy ra tình huống bất ngờ.
Huống hồ cô đột nhiên nhớ ra sinh nhật của Lương Tây Văn vào ngày cuối năm, anh hình như không có thói quen đón sinh nhật, cô biết được sinh nhật của anh cũng là nhờ hôm trước khi kết hôn đi đưa đón Anne với anh, cô cầm di động của anh gọi điện, Lương Tây Văn nói cô biết mật mã khóa màn hình là sinh nhật.
Giờ này trên tàu cao tốc không đông người, cô ngồi dựa vào cửa sổ tự hỏi nên tặng anh quà gì, có thể làm chút gì cho anh, nhưng nghĩ đi nghĩ lại vẫn không biết nên tặng anh quà sinh nhật gì cho đặc biệt.
Nguyễn Niệm dựa vào cửa sổ nhắm mắt tự hỏi, bỗng nhớ ra một thứ, vội mở album, lật tìm ảnh chụp trước hôn lễ mấy ngày.
Đó là tấm ảnh chụp cây đàn tranh trong phòng làm việc của anh.
Lương Tây Văn nói bên trên mỗi cây đàn đều tên riêng, mà cây đàn đặt trên giá đó ghi là Quan Sơn Tĩnh Tâm (nhìn núi tĩnh tâm).
Lương Tây Văn từng nói đàn già rồi, Nguyễn Niệm đoán rằng có lẽ trong nhà không có dây đàn dự phòng, mà Lương Tây Văn ngày thường quá bận rộn không có thời gian đi mua, cô thầm nghĩ tặng anh bộ dây đàn mới liệu có phải là món quà tuyệt vời hay không.
Nguyễn Niệm lên Baidu tra cửa hàng nhạc cụ gần nhất, cố ý tìm cửa hàng lớn lớn, may mà 22h30 ông chủ mới đóng tiệm, gần như vừa xuống tàu cao tốc Nguyễn Niệm liền bắt taxi đi.
Lương Tây Văn gửi tin nhắn cho cô, nói bản thân phải ở nhà tổ một lúc.
Nguyễn Niệm: Ông nội ổn không?
Lương Tây Văn: Ông nội vẫn ổn, nhưng Lương Hách Khiêm thì không.
Nguyễn Niệm hỏi anh có chuyện gì, Lương Tây Văn nói chỉ là dáng vẻ đòi sống đòi chết của ai kia, bảo cô mệt thì cứ ngủ trước, anh chắc chắn sẽ về, ngày mai bọn họ lại có thể ở Tân Hải đi dạo.
Nguyễn Niệm khẽ cười, cô đã về luôn rồi này.
Khi taxi đến, trước mắt là cửa hàng nhạc cụ rất lớn, có hai tầng, chủ yếu kinh doanh nhạc cụ phương Tây, chỉ có một ít nhạc cụ dân gian.
Lúc Nguyễn Niệm tìm hiểu thấy nơi này có bán đầy đủ phụ kiện.
Cô đẩy cửa đi vào, tiếng đàn êm dịu truyền vào tai, ông chủ đang ngồi điều chỉnh dây guitar, thấy cô liền hỏi: "Chào cô, cô cần gì? Mua nhạc cụ sao?"
"Chào ông, chỗ ông có dây đàn tranh không?" Nguyễn Niệm lấy di động ra cho ông chủ xem ảnh.
"Có có, đàn tranh thường sử dụng dây B Đôn Hoàng, đàn êm tay lắm." Ông chủ đi lấy hai túi dây đàn tới so với sánh với ảnh chụp của cô, "A, đàn này thì không được rồi, đàn này tốt nhất là nên dùng loại dây cao cấp dành riêng cho nó.
Hay là cô tới chỗ chuyên về đàn tranh đi, chứ cây đàn này tôi đoán giá cũng phải lên tới hàng trăm tệ."
Nguyễn Niệm biết đàn của Lương Tây Văn không rẻ, không ngờ giá lại cao như vậy.
"Ông có biết chỗ nào ở Yến Kinh bán loại dây đàn đó không?"
"Cô cứ đi dọc theo con đường này, phía trước có một cửa tiệm tên Thính Thiền, ở đó chỉ bán nhạc cụ dân gian cao cấp, lần trước có thấy thương hiệu của đàn tranh này, ông chủ còn là một người chơi nhạc cụ dân gian nổi tiếng, cô tới đó chắc chắn có."
Nguyễn Niệm gật đầu, cảm ơn ông chủ xong liền chạy đi, may mà cửa tiệm không xa, vị trí cũng khá gần tây giao.
Nguyễn Niệm đứng ở ngã rẽ nhìn nhìn, tiếp tục đi về phía trước là tây giao, đối diện đều là những tứ hợp viện xưa cổ.
Cửa hàng này nằm ngay ngõ nhỏ, vách tường ốp bằng gạch xanh ngói, bên trên treo một thẻ bài nhỏ viết bốn chữ Thính Thiền Quốc Nhạc.
Nguyễn Niệm đẩy cửa đi vào, sân không lớn nhưng khắp nơi tràn ngập màu xanh, tùng bách và thủy tùng đan xen, phong cách có nét tương tự tây giao.
Mặt tiền cửa hàng không nhỏ nhưng lại khó phân biệt đây có phải cửa hàng nhạc cụ chuyên nghiệp hay không, trông nó giống phòng triển lãm tư nhân hơn thì phải.
Vừa vào nhà liền có thể thấy một bàn trà bằng gỗ, bên trên bày biện mấy câu sáo trúc, ấm trà tản ra khói nghi ngút, bầu không khí tràn ngập hương đàn nhè nhẹ.
Trên vách tường pha lê có treo mấy cái giá bằng gỗ bày đàn tranh và tỳ bà trông rất đặc biệt.
Bên phải có một trà thất nhỏ che bằng một tấm bình phong, Nguyễn Niệm thử qua thăm dò.
Không ngờ lại gặp người quen.
Một người đàn ông mặc áo sơ mi trắng, bên ngoài khoác áo khoác màu đen đang ngồi điều chỉnh nhị hồ.
Nguyễn Niệm sửng sốt, không ngờ lại là Hạng Tinh Dật.
"Chị dâu?" Cậu ta gác nhị hồ xuống, đứng dậy chào hỏi, nhìn nhìn lại không thấy Lương Tây Văn.
Nguyễn Niệm xấu hổ: "À...!Tự tôi tới đây, không ngờ là cậu."
Hạng Tinh Dật có vẻ là người ít nói, thoạt nhìn chỉ khi ở cùng Lục Thiệu Lễ với Lương Tây Văn mới cởi mở hơn.
Hạng Tinh Dật đi pha trà, mời cô ngồi: "Chị dâu có chuyện gì sao?"
"Là thế này, ngày mai là sinh nhật của Lương Tây Văn, tôi không biết tặng anh ấy quà gì, đột nhiên nghĩ tới trước đây anh ấy nói đàn tranh của mình già rồi nên tôi muốn tặng anh ấy một bộ dây đàn, tôi vừa mới đi cửa hàng nhạc cụ phía trước, ông chủ nói không có, bảo tôi tới đây xem thử."
Nguyễn Niệm khá căng thẳng, Hạng Tinh Dật mặt không cảm xúc ngồi đối diện khiến cô có cảm giác ngăn cách giữa hai thế giới.
Cũng không biết...!Cậu ta chỉ đơn giản là không thích nói chuyện hay là không muốn nói chuyện với cô.
Hay là hành động của cô...!Có hơi khó hiểu?
"Là cây Quan Sơn Tĩnh Tâm đúng không?" Hạng Tinh Dật có đôi mắt đào hoa, lúc nhìn người ta lại không lộ nhiều cảm xúc nên càng toát lên vẻ lạnh lùng.
"Đúng vậy."
"Anh ấy đã bảy tám năm không đàn, dây đàn sớm đã hỏng rồi, có điều thân đàn vẫn còn nguyên vẹn."
Hạng Tinh Dật đứng dậy vào trong, bảo cô đợi một lát.
Nguyễn Niệm nói không sao.
Trong lúc Hạng Tinh Dật vào trong, một mình cô ngồi ở trà thất nhìn khắp nơi.
Cô hình hình như không biết nhiều về Lương Tây Văn lắm, thật ra chính cô cũng không chắc...!Đã bảy tám năm Lương Tây Văn không đàn, cô tặng dây đàn liệu có mạo phạm anh không.
Nhưng hình như anh lại rất quý cây đàn đó.
Nếu không thân đàn đã không mới tỉnh, không có chút vết nứt như vậy.
Thân đàn vốn làm bằng gỗ, rất dễ khô nứt, cần duy trì độ ẩm trong nhà, còn phải bảo dưỡng thường xuyên.
Nguyễn Niệm đang nghĩ ngợi, Hạng Tinh Dật đã cầm một hộp gỗ đi ra, thoạt nhìn rất quý.
Anh đặt cái hộp trước mặt cô, bảo cô mở ra.
Nguyễn Niệm duỗi tay nhận lấy, bên trong có hai mươi mốt ngựa đàn cùng dây đàn.
"Cây đàn kia là do ông nội của tôi đặc biệt làm cho anh ấy, năm đó ông nội anh ấy tới tìm ông nội của tôi, nói muốn tặng anh ấy cây đàn, là quà sinh nhật lần trước của Lương Tây Văn, tính ra..." Hạng Tinh Dật suy nghĩ, "Cũng gần hai mươi năm rồi."
Nguyễn Niệm không biết trả lời thế nào: "Anh ấy...!Anh ấy liệu có tức giận không?"
Hạng Tinh Dật rót cho cô ly trà: "Anh ấy rất ít khi tức giận."
"..." Thật ra Nguyễn Niệm muốn hỏi đây liệu có phải một món quà sinh nhật hợp lý không.
Hạng Tinh Dật nhìn thấu suy nghĩ của cô: "Chị cứ thử xem, bây giờ tuy anh ấy không đánh đàn nhưng chắc là cũng không đến mức từ chối.
Nếu chị muốn xem, chỗ tôi có cái đ ĩa CD quay lại lúc anh ấy đánh đàn khoảng bảy tám năm trước, là Lục Thiệu Lễ thuê người quay."
"Bảy tám năm trước?"
"Ừ, khi đó trường chúng tôi có cuộc thi về âm nhạc, ai đứng nhất sẽ nhận được một khoảng tiền lớn, vốn dĩ chúng tôi không định tham gia nhưng không biết sao Lục Thiệu Lễ lại tức giận, thời ấy người học nhạc cụ phương Tây và nhạc cụ dân gian như nước với lửa, Lục Thiệu Lễ nhờ tôi và Lương Tây Văn sửa nhạc khúc giúp anh ấy, cuối cùng kéo chúng tôi thành lập ban nhạc tạm thời."
Nguyễn Niệm kinh ngạc, hơi khó tưởng tượng ra cảnh đó.
Hạng Tinh Dật đứng dậy: "Chị về sớm đi, tôi có việc bận rồi."
Nguyễn Niệm cũng không muốn làm phiền cậu ấy, đóng hộp gỗ đàn lại.
Cô muốn trả tiền, Hạng Tinh Dật lại nói cái hộp đó đã được cất giữ ở đây nhiều năm, vốn là ngựa đàn và dây đàn dành riêng cho Lương Tây Văn.
Trước khi cô đi, Hạng Tinh Dật nói: "Giúp tôi chuyển lời chúc mừng sinh nhật với anh ấy, đây là lần thứ hai Lương Tây Văn có sinh nhật."
Nguyễn Niệm mỉm cười cảm ơn.
Hạng Tinh Dật đứng bên cửa sổ, cảm thấy hơi kỳ lạ.
Hình như đây không phải là hôn nhân "không có tình yêu" mà họ tưởng tượng.
Nguyễn Niệm vẫn nhớ sinh nhật của Lương Tây Văn.
Nguyễn Niệm về tây giao, giờ này không còn bánh kem để mua nữa, chỉ có thể mua một miếng bánh tam giác.
Dù sao sinh nhật vẫn nên có nghi thức của sinh nhật.
Lương Tây Văn vẫn chưa về, cô đặt cái hộp lên bàn, mở đ ĩa CD lên.
Chất lượng phân giả này đúng là của bảy tám năm trước.
Đoạn mở đầu do chính Lục Thiệu Lễ quay, thời đại học Lục Thiệu Lễ vẫn có cái nét kiêu ngạo ấy.
Trước khi bắt đầu buổi biểu diễn, anh ta đưa ngón giữa về phía máy quay: "Tôi sẽ cho các cậu biết thế nào là âm nhạc truyền thống Trung Quốc."
Đó là trường trung học cơ sở.
Cảnh phía sau được chỉnh sửa một chút, chớp mắt đã quay sang sảnh hòa nhạc theo phong cách phương Tây.
Cây đàn tranh quen thuộc đặt ở góc tối, ở giữa có tấm bình phong che ánh sáng, một bóng người ngồi ở đó, cho dù không lộ mặt cô cũng biết đó là ai.
Biểu diễn cùng còn có hai người khác, sân khấu không lên đèn.
Đoạn dạo đầu rất chậm, Nguyễn Niệm nhìn đôi tay thon dài trắng nõn nhẹ nhàng gảy đàn, giai điệu xuất sắc, đoạn luyến láy thần bí quỷ dị khiến người nghe sởn gai óc.
Tay phải anh gảy đàn, động tác nhẹ nhàng nhưng đầy uy lực.
Cho dù anh không lộ mặt nhưng vẫn rất giống trong tưởng tượng của cô, mỗi một động tác nhấc lên hạ xuống đầy thong dong khí chất.
Tốc độ giai điệu dần tăng lên, dần có thêm sức mạnh, đầu ngón tay đeo móng gảy màu nâu, lúc đàn tạo ra âm thanh trong trẻo mà sắc bén, sau đó làn điệu đi vào đoạn cao trào như cát vàng tang thương đầy trời, nhưng tiếng trống thời Đường.
Lúc này Nguyễn Niệm mới nhận ra đây là một khúc nhạc cực kỳ khó chơi, Hành giả.
Có điều đây là bản cải biên kết hợp với tỳ bà và sáo trúc.
Như một vị khách lữ hành băng qua sa mạc, gặp phải đống đổ nát của quốc gia cổ xưa, sự thịnh vượng trước đây lần nữa tái hiện ngay trước mắt.
Ở đoạn cao trào, tiếng đàn tranh vô cùng mạnh mẽ, trước mắt như hiện lên con đường tơ lụa phồn hoa thời ấy, ngay sau đó giai điệu chậm lại, tiếng sáo trúc lấn át, thanh tao mà sắc nét cứ như thương nhân Ba Tư và phương Đông vào nhau, văn hóa phương Đông và phương Tây hòa quyện.
Tiếng tỳ bà nhẹ nhàng cùng tiếng sáo linh hoạt kết hợp với đàn tranh mang đến giai điệu khó tả.
Nguyễn Niệm đắm chìm vào bản cải biên, máy quay không mãi quay Lương Tây Văn mà chỉ có vài giây.
Bóng dáng anh không ở trong bóng tối nhưng chỉ có thể nhìn thấy bàn tay chơi đàn.
Khúc nhạc kết thúc, Nguyễn Niệm vẫn còn đắm chìm trong đó.
Di động của cô đổ chuông, Nguyễn Niệm mới hoàn hồn, thấy là dãy số của Lương Tây Văn, cô cuống quít nghe máy: "Anh sắp về nhà chưa?"
"Em về nhà rồi?" Lương Tây Văn kinh ngạc, "Anh mới rời khỏi nhà tổ.
"..." Lúc này Nguyễn Niệm mới nhận ra bản thân vừa lỡ miệng.
Lương Tây Văn không vạch trần cô: "Anh về ngay."
"Em chờ