"Làm, làm cái gì?" Tống Nhĩ Giai siết chặt áo choàng tắm, ngồi dậy, hỏi Nguyễn Trinh.
Nguyễn Trinh ngồi bên cạnh nàng: " Thoa thuốc."
Tống Nhĩ Giai sờ sờ eo cô, nhếch miệng cười rồi làm trò: "Không sao, không sao đâu, không nghiêm trọng, vài ngày nữa sẽ ổn thôi."
Nguyễn Trinh đè lấy vai nàng, dịu dàng nói:" Thoa một ít thuốc đi, vậy thì sẽ khỏi nhanh hơn."
"Vâng..." Tống Nhĩ Giai nằm xuống, úp mặt vào gối.
Nguyễn Trinh nhắc nhở: "Quần áo."
Tống Nhĩ Giai mặc một chiếc áo choàng tắm màu trắng, chỉ buộc đai lưng.
Nàng chậm rãi bò dậy, vừa cởi đai lưng vừa nhìn Nguyễn Trinh, vành tai bỗng đỏ bừng.
Nguyễn Trinh vươn tay véo nhẹ vành tai nàng:" Xấu hổ cái gì, đây cũng không phải lần đầu tiên chị nhìn thấy."
Tống Nhĩ Giai nắm lấy thắt lưng, đỏ mặt, chậm rãi nói:" "Làm sao mà giống được? Lúc đó em bao nhiêu tuổi? Bây giờ em đã 22 rồi...Khoan đã, tốt hơn hết em vẫn nên mặc một chiếc quần dài vào."
Nàng trở về phòng, thay quần jean và mặc một chiếc áo lót thể thao vào.
Kể từ khi ở nhà Nguyễn Trinh vào mỗi cuối tuần, Tống Nhĩ Giai đã mang theo rất nhiều quần áo đến đây. Dường như nàng đã xem nơi này như một ngôi nhà khác.
Sau khi thay quần áo xong, nàng bước ra khỏi phòng. Tống Nhĩ Giai ngoan ngoãn cởi áo choàng tắm rồi nằm sấp xuống.
Nguyễn Trinh rũ mi mắt, nhìn thoáng qua dáng người nàng.
Đôi chân dài miên man không tỳ vết, làn da trắng ngần...
Nguyễn Trinh nhìn sang chỗ khác, ánh mắt có chút không tự nhiên—
Thực sự trưởng thành rồi...
Không còn là một cô nhóc mười tám tuổi nữa...
"Chị nhớ nhẹ tay một chút đấy..." Tống Nhĩ Giai nằm trên sô pha, sợ Nguyễn Trinh quá tay sẽ làm mình đau.
"Có thể sẽ hơi đau, ráng chịu một chút." Nguyễn Trinh vặn nắp lọ dầu thuốc, nhỏ thuốc vào lòng bàn tay, rồi khẽ cúi người xuống, xoa thuốc cho Tống Nhĩ Giai:" Là chỗ này à?"
"Ưm...đúng chỗ rồi..." Tống Nhĩ Giai đáp, rồi lại âm thầm lẩm bẩm: Sao cuộc trò chuyện này cứ kỳ kỳ thế nào ấy...
Lòng bàn tay của Nguyễn Trinh hơi lạnh. Khi cô chạm vào làn da ấm áp và mềm mại trên eo Tống Nhĩ Giai rồi nhẹ nhàng x.oa nắn, Tống Nhĩ Giai bỗng đỏ mặt, cắn chặt môi dưới, rùng mình, nổi da gà toàn thân.
Cả hai đều không mở miệng nói chuyện, bầu không khí trong phòng khách yên tĩnh đến kỳ lạ.
Tống Nhĩ Giai nằm trên ghế sô pha, vắt óc suy nghĩ đề tài để nói.
Nguyễn Trinh lặng lẽ nhìn nàng, ánh mắt bỗng sáng ngời.
"Lần trước, chị giúp em xoa thuốc, đã là bốn năm trước..." Tống Nhĩ Giai nghĩ đến một đề tài nào đó rồi đột nhiên nói.
Nguyễn Trinh khẽ nhướng mày: "Bốn năm trước, là thời điểm em bị đánh đúng không?"
Tống Nhĩ Giai gật đầu: "Ừm, vào học kỳ hai năm lớp 12, em kéo bè kéo cánh đi đánh nhau. Tại sao lại nói rằng em bị đánh, cứ nói em đánh người ta không phải tốt hơn à?"
Nguyễn Trinh tăng thêm lực xoa bóp:" Đánh nhau mà em cũng tự hào à?"
"Đau...em sai rồi..." Tống Nhĩ Giai cau mày và cầu xin sự thương xót: "Em đã sớm cải tà quy chính, không đánh nhau nữa."
Học kỳ hai của năm lớp 12, đó là lần cuối cùng nàng kéo bè kéo cánh đánh nhau.
Một cuộc đánh nhau giữa một đám trai gái hư hỏng. Nguyên nhân của vụ việc không gì khác ngoài việc ai chửi ai và vài câu chửi thề, ai giật bồ của ai, hoặc chẳng có lý do gì cả, chỉ vì nhìn thấy mặt đối phương liền khó chịu, cho nên muốn cầm vũ khí đánh nhau.
Để củng cố sức mạnh, mọi người thường mang theo gậy gộc và dao. Cuộc ẩu đả không đến mức phải tẩn nhau vỡ đầu chảy máu mà chỉ để uy hiếp đối phương. Dù sao thì cả đám cũng đã 16 tuổi, không ai muốn đánh đến mức để cảnh sát bắt đi.
Cả đám cũng nói qua cái gọi là "quy luật của giang hồ". Trong cuộc hỗn chiến giữa nam và nữ, nắm đấm của đàn ông chỉ nhắm vào người đàn ông. Còn đám con gái xô xát nhau chủ yếu chỉ làm những hành động như giật tóc và cào mặt.
Tống Nhĩ Giai có dáng người cao gầy, tay dài chân dài, nhanh nhẹn và hoạt bát, trông rất xinh đẹp nhưng lời nói lại rất thô lỗ, thường dễ gây thù với người khác và bị lũ bạn xấu lôi kéo vào các cuộc ẩu đả.
Nàng rất thích làm đẹp, vì thế trước khi đánh nhau, nàng thường nhấn mạnh với đối phương:" Mày không được cào vào mặt tao. Nếu mày không cào, tao sẽ nhẹ tay với mày."
Loại lời nói này chỉ mang tác dụng ngược lại. Đối phương trực tiếp vươn tay túm lấy mặt nàng. Nàng nhanh chóng nắm lấy cổ tay đối phương, vặn lại rồi đẩy ngã xuống đất.
Ngoại trừ lần trước nàng không đánh Nguyễn Trinh trong quán cà phê Internet ra, thì trong một đám nữ sinh lưu manh, Tống Nhĩ Giai thường không có đối thủ. Khi những người khác đụng phải nàng, họ thường bị đánh tơi tả.
Lần đó, một cô gái bất ngờ mắng mỏ: "Mày nắm cái gì mà nắm? Mày là đồ biế.n thái đồng tính luyến ái!"
Ngày thường, Tống Nhĩ Giai đã nghe đủ thứ lời lẽ bẩn thỉu chó má. Nhưng nàng chưa bao giờ bị mắng mỏ là đồ biế.n thái đồng tính luyến ái. Tống Nhĩ Giai bỗng dưng ngơ ngác:" Mày nói cái gì?"
Nữ sinh kia chửi ầm lên:" Tao nói mày là thứ bi.ến thái đấy! Đồ đồng tính! Con nhỏ thường xuyên ở bên mày và giao đồ ăn thức uống cho mày là bạn gái của mày đúng không? Hai đứa bây là một lũ biế.n thái, không thích nam mà lại đi thích nữ." Cô ta chế nhạo, giơ tay lên miệng và hét vào mặt đám đông: "Tao nói cho tụi bây biết, Tống Nhĩ Giai là một đứa đồng tính biế.n thái, nó thích con gái đấy!"
Tống Nhĩ Giai cười lạnh hai tiếng. Nàng thẳng tay tát cô ta một cái rồi đẩy cô ta xuống đất, cưỡi lên người để trấn áp cô ta. Sau đó, nàng lại tát cô ta hai cái, còn lấy dao găm trong túi ra, đưa đến bên miệng cô ta, nhìn chằm chằm vào cô ta rồi mở miệng uy hiếp:" Tao muốn thích ai thì cứ thích người đó đấy, muốn hẹn hò với phụ nữ thì cứ hẹn hò đấy, ĐMM, mày có quản được tao không? Đm, mày yêu thầm bà mày à? Miệng mày rộng thật đấy! Lại lắm mồm nữa, tao sẽ đập nát cái miệng của mày."
Cô ta sợ hãi đến mức khóc ré lên.
Sau khi dạy dỗ xong, Tống Nhĩ Giai đứng dậy, đá cô ta vài cái, sau đó đánh người tiếp theo.
Bời vì lời nói của cô ta, nàng đánh có chút hời hợt, còn bị đánh vài cái vào mặt, tóc cũng bị túm lấy. Trong khi đánh người sau, cô ta bỗng dưng cầm lấy thanh gỗ, hung hăng đập nàng từ phía sau. Nàng ôm lấy đầu, khi quay đầu lại thì cô ta lại cầm thanh gỗ vung về phía chân và đồi gối, khiến nàng loạng choạng khuỵu xuống. Cô ta thuận thế lấy thanh gỗ đánh liên tiếp vào người nàng.
Vì sợ xảy ra chuyện, người bên cạnh vội vàng ngăn cô ta lại: "Đủ rồi đủ rồi, đừng đánh đến mức vào viện chứ! Sẽ bị bọn cớm bắt đấy!"
Tống Nhĩ Giai chỉ cảm thấy chóng mặt và đau dữ dội sau đầu. Nàng dựa vào tường, khó khăn đứng lên, vừa đứng dậy thì chân đã mềm nhũn ra, rồi lại ngã xuống.
Tiếng còi xe cảnh sát vang lên từ xa, cả đám chạy loạn khắp nơi.
"Mẹ nó, ai báo cảnh sát vậy!"
"Cảnh sát đến! Cảnh sát đến!"
"Chạy đi!"
"Muốn chạy thì tụi bây cứ chạy đi, ai chạy là ch.ó đẻ!"
...
Thanh niên thích mở miệng thể hiện. Tuy miệng nói không chạy nhưng thân đã cưỡi lên chiếc xe moto và chở theo hai ba người phi nước đại rồi.
Một nhóm người trong hẻm rải rác như chim và thú.
Lúc trước, Tống Nhĩ Giai cũng là người bỏ chạy khi nghe thấy tiếng còi. Nhưng lúc này nàng bị đánh đến không thể cử động. Có một vài chị em đến đây để xem xét:" Nhĩ Giai, có ổn không đấy?"
"Nhĩ Giai, mày còn có thể đứng dậy được không?"
"Tụi tao đưa mày đến bệnh viện nhé?"
Tống Nhĩ Giai dùng một tay ôm lấy đầu, tay còn lại vẫy vẫy với bọn họ, thấp giọng nói:" Mọi người trốn trước đi... đợi cảnh sát đi rồi hãy
đến, kẻo bị họ bắt rồi phải nhờ bố mẹ đến bảo lãnh..."
Tiếng còi xe cảnh sát càng lúc càng gần, mấy chị em nhanh chóng chuồn mất.
Tống Nhĩ Giai dựa vào tường, đầu óc choáng váng, toàn cơ thể đều cảm thấy đau rát. Cơn đau khiến nàng chửi tục trong lòng, nhưng vẫn không quên kiểm tra xem có vết thương hở nào không.
Không chảy máu, không chấn thương...
Nàng thở phào nhẹ nhõm, chợt nhận thấy tiếng còi chợt xa chợt gần, cuối cùng càng ngày càng xa.
À, chỉ tình cờ đi ngang qua, không phải đến vì bọn họ...
Nàng dựa vào góc tường, nhắm mắt lại, đợi đám chị em tốt quay lại đón rồi thầm nghĩ: Có lẽ mình phải đến bệnh viện để kiểm tra một chút, đau đầu quá...
Nàng đợi một lúc lâu nhưng không thấy ai đi qua con hẻm hẻo lánh này, cũng không có người quay lại đón mình.
Tống Nhĩ Giai mở mắt ra, nhìn bầu trời xám xịt. Nàng chịu đựng đau đớn, đỡ vách tường để đứng dậy và bước từng bước ra ngoài.
Nàng vừa đi vừa nghĩ, nàng đã từng đối xử tốt với những người đó...
Nàng và những người đó quen nhau từ khi học cấp 2. Lúc kéo bè lũ đi đánh nhau, nàng cũng là người dẫn đầu. Nàng là người chi nhiều tiền nhất cho các bữa tiệc tùng. Nếu ai bị bắt nạt, nàng cũng là người đầu tiên tìm họ để tính sổ. Nếu ai hỏi vay tiền, nàng cũng không nói một lời mà chi tiền cho họ...
Nàng thực sự coi họ như bạn bè của mình, nhưng không một ai trong số những người bạn đó quay lại đón nàng.
Trời đổ mưa, hạt mưa rơi xuống và đập vào người khiến lòng Tống Nhĩ Giai như chìm xuống vực sâu.
Nàng khập khiễng đi đến lối vào của con hẻm. Nguyễn Trinh cầm ô, lạnh lùng nhìn rồi bước từng bước về phía nàng, mỉa mai châm chọc:" Vẫn chưa bị đánh chết à? Còn thở sao?"
Tống Nhĩ Giai dính đầy nước mưa. Nàng nhìn về phía Nguyễn Trinh, chóp mũi bỗng trở nên chua xót. Nước mưa và nước mắt dính đầy trên mặt, nhỏ giọng nhận sai:" Em sai rồi...Sau này em sẽ không bao giờ đánh nhau nữa..."
Nguyễn Trinh bước đến, bế Tống Nhĩ Giai dưới tán ô. Cô đánh giá mặt mũi bầm dập và sưng tấy của nàng, sau đó thở dài rồi bắt xe đưa nàng đến bệnh viện để kiểm tra.
Kết quả kiểm tra cho thấy não bị chấn động nhẹ.
Nguyễn Trinh định gọi 110, nhưng Tống Nhĩ Giai liền chạm vào chiếc băng gạc trên đầu và ngăn cô lại:" Chúng em đều kéo bè kéo phái đánh nhau. Cảnh sát ở khu vực trường số 8 đã quen với chuyện này rồi, cũng không ai mất mạng nên thường chỉ dạy dỗ vài câu rồi gọi bố mẹ đến bảo lãnh."
Nguyễn Trinh hỏi: "Cứ để như vậy à?"
Tống Nhĩ Giai đau đến nỗi nhe răng trợn mắt, nhưng vẫn không quên mỉm cười với Nguyễn Trinh:" Ăn miếng phải trả bằng miếng. Trước đây em đã đánh người khác, hôm nay bị đánh lại thì cứ xem như gậy ông đập lưng ông đi."
Vì giường bệnh chật cứng nên Tống Nhĩ Giai đã bị đuổi khỏi bệnh viện sau nhiều giờ theo dõi trong phòng cấp cứu.
Nàng bị đánh đến mức mặt mũi bầm tím bầm xanh nên không dám về nhà. Vì thế, nàng đành quấn lấy Nguyễn Trinh, muốn ở lại ký túc xá của Nguyễn Trinh vài đêm.
Nguyễn Trinh không lay chuyển được nàng, vì vậy cô đành phải gọi điện và nói với Tống Uy rằng Tống Nhĩ Giai muốn trải nghiệm cuộc sống ở ký túc xa tại trường Đại học trước và sẽ ở lại ký túc xá của cô một tuần. Tống Uy đã mắng Tống Nhĩ Giai qua điện thoại, nhưng vì tin tưởng Nguyễn Trinh nên bà cũng không phản đối.
Đêm đó, Tống Nhĩ Giai theo Nguyễn Trinh trở về ký túc xá tại trường Đại học của cô.
Ký túc xá có bốn người. Một người bạn cùng phòng đang ở ký túc xá nội trú của bệnh viện, một người bạn khác đang thực tập ở bệnh viện khác, người còn lại đã chuyển ra ngoài ở.
Chỉ còn lại Nguyễn Trinh trong ký túc xá.
Buổi tối, Tống Nhĩ Giai nằm trên giường trong ký túc xá của Nguyễn Trinh. Nàng chỉ mặc quần l.ót và áo ngực, còn Nguyễn Trinh vừa thoa thuốc lên người nàng, vừa mắng mỏ nàng không biết kết bạn.
Nàng bị cô mắng đến khóc bù lu bù loa.
Nhìn thấy nước mắt của nàng, Nguyễn Trinh liền ngậm miệng lại.
Sau khi thoa thuốc xong, Tống Nhĩ Giai nhanh chóng mặc quần áo vào. Nguyễn Trinh lấy một cây đàn guitar ra và dỗ dành nàng như một đứa trẻ:" Đừng khóc nữa, chị sẽ đàn cho em nghe."
Cô ngồi thẳng trên ghế, ôm lấy đàn guitar, những ngón tay thon dài, trắng nõn tung tăng trên đấy.
Tống Nhĩ Giai nghe tiếng đàn liền nín khóc rồi hỏi: "Đây không phải là bài hát phun nước sao?"
Mỗi sáng đi học, nàng đều gặp xe phun nước phát ra giai điệu này. Nó đi theo phía sau nàng để quét dọn sạch sẽ cung đường.
Mỗi khi nghe giai điệu này, nàng phải đạp thật nhanh để tránh việc bị xe phun nước vượt mặt và phun vào chân nàng.
"Bài hát này tên là《 Lan hoa thảo 》."Nguyễn Trinh vừa đàn vừa nói:" Nhĩ Giai, tên của em và mẹ em cũng bắt nguồn từ một bài thơ về hoa lan."
"Là bài thơ nào vậy?" Trình độ văn học của Tống Nhĩ Giai không cao, nàng chỉ có thể học thuộc lòng những bài thơ cổ trong sách giáo khoa.
Nguyễn Trinh khẽ mỉm cười và nói:" "Cảm ngộ" của Trương Cửu Linh.
Lan diệp xuân uy nhuy
Quế hoa thu kiểu khiết
Hân hân thử sinh ý
Tự nhĩ vi giai tiết
Thuỳ tri lâm thê giả?
Văn phong toạ tương duyệt
Thảo mộc hữu bản tâm
DÀNH CHO BẠN
Cách giảm cân khoa học nhanh hơn tập thể dục, 2 tháng giảm 20kg!
Thêm...
679
170
226
Hà cầu mỹ nhân chiết?"
Dịch nghĩa:
Lá lan xuân xanh biếc
Hoa quế thu rực rỡ
Hớn hở sinh ý đầy
Giai tiết sinh từ đó
Ai hay người lâm tuyền
Vui thích ngồi dưới gió
Cây cỏ vốn có lòng
Không cần người đẹp ngỏ. (Bản dịch của Trần Trọng Kim)"
Tống Nhĩ Giai cẩn thận suy nghĩ về ý nghĩa của bài thơ này. Nhưng trước khi nàng hiểu ra, Nguyễn Trinh lại thì thầm:" Chị đoán, khi Tống lão sư đặt tên cho em, chắc hẳn bà ấy đã đặt rất nhiều kỳ vọng vào em. Hoa lan là loài hoa thanh khiết. Nhĩ Giai, những người mà em gọi là "bạn bè" đó không đáng để em phải buồn."
Nguyễn Trinh có thể nhận ra, nàng khóc không phải vì bị đánh hay bị mắng, mà là vì bị những "người bạn" kia bỏ rơi.
Tống Nhĩ Giai nhìn vẻ mặt tinh tế của Nguyễn Trinh và nghe thấy giọng nói dịu dàng của cô. Nàng lau nước mắt, thấp giọng nói:" Được, em sẽ không bao giờ buồn vì những người đó nữa."