Như Những Giọt Nắng

Chương 4


trước sau

Thúy Văn quay lại nhưng vẫn đứng:

- Anh muốn nói chuyện gì?

Giọng Hiệu Nghiêm rành rọt:

- Tôi không thích nhân viên của công ty là người thích ta thán cấp trên, chỉ cần cô hiểu như vậy.

Thúy Văn không trả lời, cô quay phắt người đi ra cưa, môi run run muốn khóc. Ra đến hành lang, cô chạm trán với Hữu Tri. Anh ta nhin mặt cô, rồi nhìn về phía phòng giám đốc. Giọng anh ta thật dịu dàng:

- Có chuyện gì vậy Thúy Văn? Anh ấy khiển trách chị phải không?

Thúy Văn quẹt ngang mắt, hít mũi:

- Không có gì đâu, tôi quen rồi.

Nói xong cô bỏ đi xuống cầu thang. Cô không hay Hữu Tri cũng đi theo phía sau. Anh ta bước vào phòng, đến bên bàn:

- Chuyện gì vậy, nói cho tôi biết đi. Nếu không có gì thì chị đã không căng thẳng như vậy.

Thúy Văn cười gượng chứ không trả lời. Trong thâm tâm cô đề phòng luôn cả Hữu Tri. Anh ta là cánh tay mặt của Hiệu Nghiêm, làm sao dám thân mật với anh ta.

Hữu Tri nói với giọng trầm ấm:

- Tôi biết chị bất mãn với công việc, tại sao chị không bỏ cuộc? Chị đâu đáng đẻ bị đối xử như vậy. Hãy nói thật với tôi có phải chị bị bắt buộc không?

- Anh Nghiêm luôn coi tôi là gián điệp cho ba tôi, thế anh có nghĩ vậy không?

Hữu Tri lắc đầu rất thành thực:

- Tôi không tin chị có tính đó, và chị cũng không đủ khả năng đối đầu với anh ấy.

- Cám ơn anh, anh là người duy nhất nói với tôi như vậy,

Hữu Tri ngồi thẳng lên, cười như an ủi:

- Thật ra anh Nghiêm không khe khắc như cách ảnh thể hiện với chị đâu. Có điều ở cương vị của ảnh, ai cũng bắt buộc phải đề phòng. Chị biết không, khi công ty sụp đổ, ảnh là người duy nhất gượng lại được. Phải dựa vào ba chị, an?nh khổ tâm lắm.

- Và đề phòng ba tôi nữa chứ gì?

Hữu Tri mỉm cười:

- Biết làm sao được, tôi không phê phán ba chị nhưng ông ấy chơi trội hơn chúng tôi. Thậm chí là ép buộc. Anh Nghiêm bắt buộc phải như thế thôi.

Anh nhìn vào mặt Thúy Văn, rồi cười thân ái:

- Tất nhiên tôi không coi chị như người đối nghịch, trái lại đấy Thúy Văn ạ.

- Cám ơn anh.

Hữu Tri hơi cúi đầu ngẫm nghĩ một chút rồi ngước lên:

- Tôi rất muốn chị thế vị trí của tôi, tôi sẽ hết lòng truyền kinh nghiệm cho chị.

Thúy Văn mỉm cười:

- Anh không nghĩ tới quyền lợi của mình sao?

- Khi mình vì một người nào đó, thì quyền lợi cá nhân đâu có nghĩa lý gì.

Thấy khuôn mặt Thúy Văn cau lại như suy nghĩ, anh vội nói lấp đi:

- Thật ra anh Nghiêm không có ác ý với chị đâu, chị đừng buồn.

Thúy Văn trả lời bằng một cái lắc đầu, cô tuyệt đối không tin cách an uỉ đó. Nhưng cũng không muốn nói để nghe Hữu Tri tiếp tục an ủi. Hữu Tri trầm giọng, nói rất chân tình:

- Nếu công việc nặng nhọc quá, cứ noí để tôi làm giúp nhé Văn. Tôi nói thật đó, mong chị hiểu đúng ý tôi.

Thúy Văn chớp mắt, cảm động thật sự:

- Cám ơn anh nhiều lắm, chỉ cần anh nghĩ như vậy tôi cũng vui rồi.

Ngay lúc đó cánh cửa bị đẩy mạnh. Hiệu Nghiêm bước vào, anh ta có vẻ ngạc nhiên khi thấy Hữu Tri ở đây. Ðưa một xấp thư cho Thúy Văn, anh ta nói:

- Cô ra bưu điện gửi những thư này ngay. Sau đó qua công ty Mỹ Hằng thu tiền hóa đơn này. Bảo họ là không thể trễ hẹn nữa. Còn thuyết phục thé nào là tùy cô.

Nói xong, anh ta dudua mắt nhìn Hữu Tri, rồi đi ra. Hữu Tri bước đến cầm hóa đơn trên tay Thúy Văn, nhìn lưót qua:

- Tôi không hiểu sao anh ấy giao cho Văn việc này, cứ để tôi

- Nhưng anh còn công việc của anh nữa, tôi không muốn phiền anh đâu.

Hữu Tri mỉm cười:

- Chị không quen làm việc này đâu, công ty này thiếu nợ dai như đỉa, khó đòi lắm, để tôi.

Thúy Văn lắc đầu:

- Tôi tự làm được, nếu cái gì khó cũng đùn cho anh, tôi ngại lắm.

Nói xong cô bỏ tất cả vào cặp, khóa tủ lại. Hữu Tri cũng đứng lên theo cô:

- Nếu có gì khó khănn thì gọi tôi nhé, Thúy Văn.

- Vâng.

Thúy Văn cười với anh ta và đi ra hành lang. Cô biết Hiệu Nghiêm muo^’n thử thách khản năng của cô. Ðiều đó làm cô tự ái và quyết tâm không để cho mình thất bại. Cô không muô[n anh ta coi thường cô hơn nữa.

Thúy Văn đến bưu điện rồi đi đến công ty Mỹ Hằng. Tiếp cô là một phụ nữ lớn tuổi có khuôn mặt lạnh như tiền. Bà ta ngồi ở chiếc bàn ngay cửa. Khi Thúy Văn nói lý do mình đến, bà ta lơ là cầm phiếu, xem lướt qua, vẻ mặt vẫn không thay đổì:

- Cô lạ quá làm sao tôi dám đưa tiền.

Thậm chí bà ta cũng không thèm mời cô ngồi. Thúy Văn vừa tức vừa lúng túng. Cô tự nhiên ngồi xuống đối diện với bà ta, nhỏ nhẹ:

- Cháu là nhân viên mới của công ty, chính giám đốc cử cháu đến thu tiền. Tờ hóa đơn này, chắc chắn dì thấy quen phải không?

- Thời buổi bây giờ giấy tờ giả mạo thiếu gì, ai dám tin.

“Với vẻ mặt và giọng nói chua như giấm này, ba ta giao dịch mua bán đưọc cũng là lạ" Thúy Văn phát tức lên, ghét bà ta cay đắng. Cô vẫn cố mềm mỏng:

- Dạ, nếu dì không tin, dì có thể gọi điện về công ty hỏi cho bảo đảm.

- Phiền phức quá, ai mà giải quyết cho đươc.

Thúy Văn ngồi yên nhìn bà ta. Từ tức chuyển sang ngạc nhiên, cô không tưởng tượng bổi có một người thô lỗ như vậy. Mà công ty của bà ta đâu phải xoàng xĩnh. Cô muốn đứng dậy bỏ về cho rồi, nhưng nhơó đéen cái nhìn bằng nửa con mắt của Hiệu Nghiêm, cô lại không chịu thua và cố thuyết phục:

- Hóa đơn này là của năm trước, dì thiếu lâu quá rồi, phiền dì thanh toán dùm.

- Tiền bạc lúc này kẹt cứng, thôi, tháng sau trở lại đi.

Thúy Văn lắc đầu cương quyết:

- Không đâu, nếu không trả đủ, dì có thể đưa trưóc nửa phiếu, như thế cháu có thể giải thích với giám đốc, chứ như vầy giám đốc không tin cháu đâu.

Bà ta xoay người nghiên về phía cô, thái độ như muốn đuổi khách, giọng bà ta nhát gừng:

- Không phải tôi không muốn trả, nhưng cô lạ quá,ai mà dám tin cô.

Vẫn là điệp khúc cũ, Thúy Văn cảm thấy bất lực vô cùng vì bà ta nói rất có lý.

Cô biết Hiệu Nghiêm muốn bắt cô phải khuất phục anh ta, vì anh ta thừa biết sẽ không dễ dàng thu được tiền. Anh ta muốn cô chịu thua và cô sẽ nản. Nghĩ đến vị trí của mình, tự nhiên cô tủi thân muốn khóc. Con của một thương gia lớn lại phải ngồi năn nỉ người ta để đòi nợ, còn bị nói nặng nhẹ nữa chứ. Ðây là lần đầu tiên cô thấy ghét Hiệu Nghiêm không thua gì anh ta ghét cô.

Thúy Văn còn đang căng thẳng tìm cách thuyết phục thì chợt thấy Hữu Tri dỗ xe ngoài sân. Cô mừng muốn nhảy lên khi thấy anh ta bước xuống. Cô dưa mắt nhìn người phụ nữ:

- Cháu không tin dì không nhận ra trợ lý của công ty
cháu. Dì vừa nói sẽ trả tìền, bây giờ dì hãy đưa cho anh ấy đi.

Hữu Tri bước vào, thản nhiên ngồi xuống ghế:

- Thế nào rồi bà Những? Lâu quá không gặp.

Bà ta chưa trả lời thì Thúy Văn vội lên tiếng:

- Bà ấy muốn trả, nhưng không dám đưa tiền cho tôi vì tôi là người lạ.

- Vậy thì tốt quá, bà có thể đưa tôi vậy.

Bà Những lúng túng một chút, rồi cứng rắn:

- Tháng sau cậu tới đi, tôi sẽ trả đủ, có một tram triệu mà làm gì dữ vậy, Bộ sợ tôi giựt hả?

Hữu Tri thản nhiên:

- Một trăm triệu không la` gì cả, nhưng thời hạn của nó mới là dữ. Công ty tôi để bà thiếu gần một năm, nếu bà không muốn giựt thì đã trả lâu rồi. Bây giờ vẫn còn kịp đấy, nếu không …

Anh ta không nói nữa, ngồi yên nhìn ba` ta, vẻ mặt thật ngầu, thật đe dọa. Thúy Văn nhìn mà còn thấy ngán. Cô rất ngạc nhiên vì lần đầu tiên thấy Hữu Tri có vẻ mặt như vậy.

Người phụ nữ vẫn tỏ ra cứng cỏi:

- Chỗ làm ăn lâu năm, làm gì găng dữ vậy, tôi đã noí tháng sau mà.

Giọng Hữu Tri cũng cứng không kém:

- Tôi nói không là không, phải trả ngay bây giờ.

Anh đứng dậy, chống hai tay xuống bàn gầm gừ:

- Chúng tôi để cô này đến trưóc là nhân nhượng với bà. Nếu bà chơi ngang, tôi sẽ có thứ khác cho bà. Ðã không còn làm ăn vơi nhau thì tôi cũng không cần khoan nhượng.

Anh bước tới, đá chiếc ghế bên tường cho nó ngã lăn ra rồi quay lại:

- Thế nào? Bà có tin tôi phá nhà này không? Nếu bà thấy chưa đủ thì tôi gọi đám đàn em tới.

Thật ngạc nhiên ngoài trí tưởng tượng của Thúy Văn, bà ta bỗng thay đổi thái độ đột ngột:

- Nè, đừng có làm bậy nhe, trả thì trả chứ.

Bà ta sầm sập đi lên lầu, Hữu Tri quay qua nhìn Thúy Văn, nháy mắt cười. Cô cũng cười khúc khích:

- Không ngờ anh có oai như vậy.

Hữu Tri nói nhỏ:

- Oai gì, tôi cũng run muốn chết. Tôi đâu có quen làm mấy thứ này, hù bả kiểu này nếu bả không sợ thì chắc tôi cũng chào thua.

- Hên là bả đã sợ, nếu không có anh thì chắc tôi cũng bỏ về mất. Anh đi đâu thế?

- Tôi sợ cô làm không lại bà ta, ở công ty tôi không yên tâm nên đi theo cô.

Thúy Văn ngồi im, mân mê chiếc cặp, sự nhiệt tình của Hữu Tri làm cô cảm động không biết nói gì. Có một người che chở cho mình như thế cô mới thấy những ngày qua minh thật đơn độc.

Cô ngước lên nhìn Hữu Tri:

- Cám ơn anh lắm, tôi nói thật đó.

Hữu Tri khoát tay:

- Chỉ cần cô hiểu tôi thoi, đừng cám ơn như vậy.

Cả hai ngồi im chờ bà Những. Hữu Tri chợt cười:

- Anh Nghiêm đã cho hai người đến đòi rồi nhưng không được. Bả ỷ không còn mua bán nên thiếu dai lắm, cỡ cô không đủ sức đòi đâu.

- Thế còn anh, nếu đi một mình anh có làm như vaậy không?

- Cũng chưa biết. Có điêù tôi nghĩ, nếu cô về tay không thì mọi việc sẽ bất lợi cho cô, thế là tôi đem hết quyết tâm ra đối phó, không ngờ bả cũng nhát. Cái này là may chứ không phải do oai.

- Có lẽ tôi sẽ học cách này của anh.

- Văn làm không nổi đâu, cô không hù được ai cả.

Ngay lúc đó bà Nhungg đi xuống, bà đặt tiền xuống bàn, đay giọng:

- Không ngờ cậu Nghiêm cũng là người thô lỗ như vậy.

Hữu Tri nói tỉnh:

- Tại bà buộc chúng tôi phải làm thế.

Anh tỉnh bơ đếm tiền. Thúy Văn cũng đếm phụ. Chỉ trong một loáng là xong, cả hai đứng lên chào bà ta. Ra đến ngoài dường, Hữu Tri đưa chiếc cặp cho cô:

- Văn về công ty trưóc đi, tôi sẽ đi phía sau. Không cần phải giải thích gì với anh Nghiêm nhé.

- Tôi hiểu, cám ơn anh.

Thúy Văn trở về công ty. Cô đi thẳng lên phòng Hiệu Nghiêm, lẳng lặng ngồi xuống trưóc mặt anh ta rồi mở cặp lôi hết tiền đặt lên bàn:

- Tôi đã thu tiền xong, nhờ anh kiểm tra lại.

Hiệu Nghiêm ngồi tỳ tay lên bàn, im lìm nhìn cô. Phải nói là anh ta kinh ngạc khi Thúy Văn làm được việc này, Anh không tin cô đủ bản lĩnh để khống chế người đàn bà đó. Thế mà cô đã làm đưuợc. Cô ta dữ dằn hơn anh tưỏng nhiều.

Ðiều đó chỉ làm anh thêm ác cảm với cô. Anh khoát tay ra hiệu cho cô đi ra, Thúy Văn đứng lên. Cô khẽ rùng mình khi thấy ánh mắt anh ta nhìn cô. Ðó là ánh mắt của một người nhìn con báo, đầy ghê sợ và đề phòng. Trong một thoáng, cô bỗng hiểu mình đã tự chuốc họa vào thân. Cô càng tỏ ra có năng lực thì chỉ càng làm anh ta đối phó. Thật là dở khóc dở cười.

Thúy Văn muốn kể thật, nhưng cô sợ liên lụy đến Hữu Tri. Cô khoát tay một cách bất lực và ấp úng:

- Tôi không ghê gớm như anh tưởng đâu, đừng có soi mói như thế.

Ánh mắt Hiệu Nghiêm vẫn không thay đổi, khuôn mặt anh ta lạnh băng:

- Cô biết tôi nghĩ gì về cô? Ði ra ngoài đi.

Thúy Văn đành phải đi ra. Vừa đi cô vừa có cảm giác gờn gợn phía sau. Ánh mắt anh ta như dao sắc, thật là không chịu nổi.

Cô đi về phòng mình, ngồi phịch xuống ghế nghĩ ngợi. Giá cô đừng được Hữu Tri giúp đỡ, giá cô không đòi tiền được cho công ty. Nói chung là, nếu cô dở tẹ, có lẽ Hiệu Nghiêm sẽ không có thành kiến với cô như vậy.

Tự nhiên cô gục xuống bàn, khóc tấm tức một mình.

trước sau
Bình luận văn minh lịch sự là động lực cho tác giả. Nếu gặp chương bị lỗi hãy "Báo lỗi chương" để BQT xử lý!
Sử dụng gói vip bạn sẽ được phép tắt hết quảng cáo khi đọc truyện