Ăn tết xong, Thẩm Yến nhờ vả quan hệ của đội trưởng Dương sắp xếp cho Mạnh Kiều một công việc.
Ngày ngày ở nhà cô đã sắp ngột ngạt chết rồi.
Muốn tìm một công việc không phải làm nông và có một chút không gian cá nhân.
Cuối cùng cũng đã tìm được.
Có hai vị trí công việc cho cô lựa chọn: 1, nhân viên phụ trách vật tư.
2, giáo viên tiểu học.
Thẩm Yến đề xuất cô làm nhân viên phụ trách vật tư, nơi làm việc gần, ở phân đội sản xuất bên cạnh đại viện Trí Thanh, chủ yếu là quản lý và đăng ký tư liệu, công việc dễ làm, cũng không quá nhiều.
Cô có suy nghĩ một lúc, nhưng cô vẫn chọn làm giáo viên.
Nhân viên vật tư ngày nào cũng phải ở trong nhà kho, hình thức cũng gần như ở nhà, chỉ khác là đổi chỗ mà thôi.
Ngược lại làm giáo viên thì linh hoạt hơn nhiều.
Nguyên chủ là một người tốt nghiệp cấp ba, đủ tiêu chuẩn công việc này, còn nhờ vào quan hệ của đội trưởng Dương đi gặp mặt hiệu trưởng, làm một bài khảo sát kỹ năng là có thể thuận lợi trở thành giáo viên tiểu học.
Từ nhà đến trường tiểu học Khê Nam mất khoảng 40 phút đi bộ.
Mỗi ngày đi dạy có mười công điểm.
Cô phụ trách số học và âm nhạc từ lớp ba đến lớp sáu, thỉnh thoảng còn phải dạy thay, môn số học ở những năm 70 tương đương với toán học.
Ngày hôm sau, hiếm khi cô dậy sớm mà khi trời chưa sáng.
Không thể ngủ nướng nữa, cô phải đến trường trước tám giờ.
Thẩm Yến đạp xe đạp đưa cô đi, được nửa đường mới hỏi: “Vợ, anh dạy em đi xe đạp nhá.
Sau này em đi bằng xe đạp sẽ thuận tiện hơn.”
Anh đang nghĩ khi anh không có ở nhà thì vợ đạp xe đi làm cũng không mệt như thế.
“Không cần đâu, xe đạp to quá, em không thích, thà đi bộ còn hơn đi xe.” Cô ôm lấy eo anh nói, vừa dứt lời cô lại ngáp một cái, cảm thấy chưa ngủ đủ giấc, nên có chút buồn ngủ.
Xe đạp trên thị trường hiện nay đều là loại 28 tấc có thanh khung xe ngang lớn ở đằng trước, xe đạp chắc nhưng rất thô nặng.
Cô từng thấy Tô Dao đi xe đạp Tô Dao thấp hơn cô một chút, cô ấy lên xe cần phải giẫm chân trái lên bàn đạp trước, đạp vài lần mới ngồi được lên xe.
Cô cảm thấy con gái đạp chiếc xe 28 màu đen rất “Xấu”.
Cô không muốn học, cô thà rằng đi bộ.
Thẩm Yến cười cười, không có tiếp tục ép buộc cô.
Khoảng 20 phút nữa là đến, trường tiểu học Khê Nam có diện tích khá nhỏ, đằng trước chính diện là ngọn cờ bay phấp phới trong gió, phía xa xa đằng sau là một dãy nhà 3 tầng mái bằng để dạy học, so với nhà mái ngói của thôn dân thì cơ sở thiết bị của tòa nhà giảng dạy có khí phái hơn nhiều.
Sau khi xuống xe, cô hôn lên má anh một cái, cười ngọt ngào nói: “Em đi làm đây, anh về đi.”
Anh cười cười: “Vợ, đợi em vào rồi anh sẽ về, vào đi.”
“Ồ.” Cô ngoan ngoãn mỉm cười đáp lại rồi đi thẳng vào phòng dạy học, trên đường cũng có rất nhiều học sinh đeo khăn quàng đỏ và xách cặp đi về phía lớp học.
Quay đầu liếc nhìn lại, anh vẫn ở hàng rào ngoài cổng.
Không muốn anh đợi lâu, sau khi vẫy tay với anh, cô liền chạy vào văn phòng giáo viên ở tầng một.
Văn phòng không lớn.
Tính cả cô vào thì có năm giáo viên.
Cả trường có không đến 100 học sinh, các em đều là học sinh từ các thôn trang gần đây đến học.
Chương trình giảng dạy của trường chủ yếu dạy ngữ văn và số học, dạy bổ sung thêm kiến thức chung, tư tưởng và đạo đức, còn có mĩ thuật và thể dục…
Học phí được trợ cấp, học sinh không cần đóng tiền học nhưng bữa trưa các học sinh phải tự mang đồ ăn của mình đến trường.
Vào đầu mỗi tháng, học sinh sẽ mang gạo, rau củ quả, bột mì… Từ nhà để vào giỏ hoặc bao gai để nộp cho nhân viên quản lý căng tin thống nhất việc quản lý.
Nó tương đương với trả tiền cơm nước.
Hiệu trưởng Từ, cũng là thầy giáo dạy ngữ văn, là một ông già cao gầy.
Nghe nói trước đây từng làm giáo viên trường Đại học Thủ đô, nhưng bị nắm thóp trong thời Cách mạng Văn hóa, nên bị buộc phải về quê làm nghề nông, mấy năm nay chính sách nới lỏng nên mới thoát khỏi công việc nghề nông cực khổ, nhờ có trình độ học vấn cao nên có thể trở thành hiệu trưởng trường tiểu học nơi đây.
Mạnh Kiều là người trẻ nhất trong số họ.
Sau khi niềm nở chào hỏi mọi người, cô ngồi xuống bàn ghế của mình, bàn ghế gỗ có hơi lụp xụp, trên bàn có vài cuốn sách giáo khoa số học, dụng cụ viết, mực,…
Cô đặt cặp sách xuống cầm sách giáo khoa lên để chuẩn bị trước cho bài giảng.
Bên này sau khi Thẩm Yến đưa Mạnh Kiều đến trường thì liền đạp xe lên đường quốc lộ hướng đến Nguyên thành.
Không phải đèo vợ, anh đi nhanh như thường lệ, tầm một giờ đồng hồ là đến Nguyên thành.
Dừng xe ở bến phà, ngư dân và hành khách đi lại nhộn nhịp trên bến đò.
Anh xuống xe, đậu xe ở chỗ đông người bên đường rồi khóa chìa khóa vào.
Giả vờ như vô ý liếc nhìn hoàn cảnh xung quanh một lượt, anh chậm rãi đi về phía một chiếc thuyền đánh cá nhỏ không bắt mắt bên bờ, chiếc thuyền đánh cá cũ nát, không khác mấy với những chiếc thuyền xung quanh.
Khi lão lái đò đội mũ rơm ba góc nhìn thấy anh, ông ta không nói tiếng nào, rồi mở cửa khoang thuyền bằng gỗ phía sau, anh khom người xuống chui vào trong.
Một vài nam thanh niên ăn mặc như ngư dân bên trong nhìn thấy Thẩm Yến bước vào, vội vàng đứng dậy kêu lên: “Phi Ca.”
Anh ừ một tiếng, ngồi xuống bên cạnh, cầm lấy điếu thuốc Sấu Hầu đưa qua, ngậm một bên miệng, Sấu Hầu nhanh chóng biết điều giúp anh mồi lửa.
“Phi Ca, đồ đã chuẩn bị xong.” Trần Hổ lấy từ hòm gỗ bên dưới ra một cái hộp sắt bê lên đặt trên bàn, sau khi mở ra, bên trong toàn là phiếu lương thực với những số tiền khác nhau.
Anh kẹp điếu thuốc lại, ngón tay lật nhanh một lượt, đóng hộp lại rồi vươn tay cầm lấy sổ sách do Sấu Hầu đưa đến, xem xong, anh khẽ cau mày trầm giọng nói: “Trịnh thành sao lại có nhiều lỗ hổng như vậy? “
Trần Hổ thấp giọng nói: “Phi Ca, gần đây tin tức ở Trịnh thành rất căng, bị đánh bay vài cứ điểm, mấy người ở đó xem như là thông minh, đều nói là đồ của nhà bán ra, nên không bị bắt đi, chỉ cần viết giấy bảo lãnh thì có thể thả người, nhưng phiếu trong tay bọn họ đã bị tịch thu hết rồi.”
Ngón tay thon dài kẹp điếu thuốc, anh từ từ thổi ra làn khói trắng trong miệng, khói trắng lúc này không ngừng lượn lờ xung quanh.
Ánh mắt của mấy người đàn ông đều rơi vào trên người anh, đáy mắt như bị một tầng sương mù bao phủ, không nhìn rõ vẻ mặt của anh, chỉ thấy đôi môi mỏng của anh khẽ mở: “Đông thành thiếu hụt, lô hàng này trước tiên đưa