10 năm về trước,Tắc Kè Bông sống cùng 1 nhà với Má Nuôi và Bánh Đậu Ngọt.
Đó là quãng thời gian hằn sâu trong kí ức, vì tôi đã yêu tất cả những thứ thuộc về 2 con người đó.
Nhưng có một chuyện tôi luôn canh cánh trong lòng kể từ dạo ấy đến ngày nay, đó là cuộc sống riêng của Má Nuôi. Bởi lẽ, bà ấy quá mức đặc biệt.
Má Nuôi rất giàu ! kì lạ hơn nữa, Má ko làm gì mà vẫn giàu.
Có lần, tôi đem chuyện này ra hỏi Má , bà chỉ cười và trả lời "bởi vì không chạy theo đồng tiền cho nên có tiền."
Lúc đó tôi cho rằng Má đang nói đùa, nhưng về sau ngẫm lại mới thấy đây cũng là 1 loại chân lý.
Trên đời này cũng có rất nhiều người ko thích chạy theo đồng tiền giống như Má, bọn họ lựa chọn ko lao động , ko suy nghĩ và cuối cùng là vỡ nợ xin ăn.
Vậy điểm khác biệt giữa những người đó và Má Nuôi là gì?
Đến khi lớn lên tôi mới nhận ra "không chạy theo đồng tiền" của má tức là dùng tiền có sẵn để kiếm thêm nhiều tiền thay vì bán sức lao động. Đây là cách làm giàu duy nhất trong thời buổi hiện nay. Mà xem ra cách làm này chỉ có Má mới thực hiện được, bởi vì bà được thừa hưởng 1 gia tài ko hề nhỏ và xung quanh luôn có cả đám người chầu chực dâng tiền.
Thực ra, Má nuôi luôn cho rằng chuyện nhà ảnh hưởng đến việc công.
Chính vì vậy Má luôn rạch ròi giữa công và tư. Chính sự rạch ròi này khiến anh em tôi chưa từng dám hỏi má 1 câu, ai là người cha của bánh đậu ngọt. Cả trong công việc cũng đồng dạng không biết tí gì cả, tôi chỉ biết Má Nuôi có cuộc sống dư dả , cực kì nhàn hạ.
Tôi nhớ thi thoảng Má lại ra ngoài lo công chuyện ,nhưng bà chưa từng đề cập đến nghề nghiệp của mình , cũng như chưa từng đem công việc bên ngoài trở về nhà. Khi Má Nuôi ở nhà, bà toàn tâm toàn ý là 1 người mẹ mẫu mực.
Má Nuôi không muốn vì chuyện cơm áo gạo tiền mà đày đọa gia đình và bản thân,vậy nên má lựa chọn đày đọa túi tiền của người khác. Chẳng thế mà cứ hàng tháng hay dịp lễ tết lại có kẻ khệ nệ đem lễ lộc phong bì đến kính biếu. Cứ như thế gia đình chúng tôi không cần bận tâm khoản tiền nong mà kẻ đến dâng lễ cũng rất lấy làm hoan hỉ.
Trong suốt thời gian dài tôi luôn để ý quá trình nhận lễ này, lúc thì nghe “Ông Thành Phủ Lý, bà Dương thuộc công ty tư nhân nào đó, lúc lại nghe Hai Nhà Lầu,bà Lý già Làng… ở tận đâu đâu đó đến xin biếu,có người được Má Nuôi vui vẻ nhận quà, có kẻ bị Má đuổi thẳng ra đường không khách khí.
Tôi chỉ biết 1 điều, Má Nuôi nhất định không phải sếp lớn,nhưng các doanh nghiệp luôn tìm cách cầu cạnh bà, thế mới lạ !
Tôi nhìn bà, càng nhìn càng đau lòng, trong đầu đặt câu hỏi “có khi nào Má Nuôi là vợ bé của quan chức nào đó thuộc trung ương?”
10 năm sau khi chia lìa mẹ con má, tôi không gặp lại bà, nhưng tư tưởng nếp sống của Má Nuôi chưa bao giờ phai mờ trong tôi.
Má nuôi nói việc nhà ảnh hưởng đến việc công. Việc công là công việc môi giới của kẻ mang nghiệp bố mì, mà xung quanh bố mì, hầu hết đều là cave.
Tôi nghiệm ra chỉ cần các bố mì luôn giữ được cái đầu lạnh đối với mấy cô “em út” , không có quan hệ nhăng nhít với quá nhiều người hay dung túng ấy người tình nhỏ bé làm bậy, vậy thì chẳng thể xảy ra chuyện gì, tiền bạc không thể thất thoát, vấn nạn này không đẻ vấn đề kia.
Nhưng làm bố mì mà không có bầy đàn em út tung hô thì bố mì đó chẳng khác nào kẻ rất vô dụng. Mà vung tiền nuôi đám em út thì chính là bố mì đang tự đày đọa bản thân, thế là bố mì chọn đày đọa túi tiền của người khác (khách hàng).
Quan điểm của tôi là hòa hợp chuyện làm bố mì với chuyện bảo trợ phụ nữ bất hạnh. Từ đó, cả đời tôi tập trung suy nghĩ, làm thế nào trở thành 1 bố mì kiêm nhà bảo trợ có đạo đức mà vẫn kiếm được tiền.
Như vậy, tôi đã đi theo rất sát lý tưởng của Má Nuôi, cảm thấy trong lòng thật khoan khoái.
Nhưng nói đi cũng phải nói lại, càng nói càng đau đầu.
Để trở thành bố mì có đạo đức, trước hết anh phải làm cho trên dưới đám đàn em của mình có kỉ luật. Giới cave phải tuân theo quy định rạch ròi, đây là điều kiện tiên quyết để quản lí tốt ngành mại dâm.
Mà để cho trên dưới kỉ luật, dĩ nhiên anh phải có 1 cái đầu lạnh,lí tưởng của anh phải đủ cứng để người khác nghe theo. Hay nói cách khác, anh phải dùng vũ lực !
Vấn nạn tiêu biểu xảy ra với cave là nạn báo giá sai quy định,làm tiền trắng trợn.Vấn nạn này một thời cùng với vấn đề “phụ nữ hồi giáo phải trùm kín toàn thân khi ra đường” của thời đại phong kiến trở thành vấn đề văn hóa được xã hội rất quan tâm, cuối cùng biện pháp giải quyết vấn đề là phụ nữ hồi giáo ăn mặc hở hang sẽ bị ném đá đến chết . Như vậy dưới sự trấn áp của vũ lực , mọi vấn đề đều ko phải là vấn đề bởi vì bản thân vũ lực đã là vấn đề lớn nhất. Vũ lực uy