Hẻm nhỏ ở Giang Nam.
Trong lúc không để ý bốn thứ hàng hóa có giá trị lặng lẽ chuyển từ “Đồng hồ, xe đạp, máy may và đài” sang “TV, máy ghi âm, máy giặt và tủ lạnh”.
Nhu cầu tủ lạnh tăng khiến nhu cầu về máy nén làm lạnh cũng tăng.
Nhưng thân là kỹ sư làm máy nén Lâm Võ Phong lại chẳng cảm nhận được chút biến hóa nào trong đơn vị.
Xưởng máy nén ở Tô Châu nơi Lâm Võ Phong làm việc là xí nghiệp quốc doanh lâu đời.
Bọn họ bị quản lý theo kế hoạch của nhà nước nên việc mua nguyên vật liệu làm máy nén, định giá sản phẩm và việc tiêu thụ sản phảm đều có hoạch định, không thể tự chủ.
Trong xưởng vẫn theo chỉ tiêu mà mua sắm, sản xuất và tiêu thụ.
Quốc gia cung ứng nguyên vật liệu, lại bán sản phẩm làm ra cho xí nghiệp được chỉ định với giá cả cũng được chỉ định từ trước.
Đơn vị gần như không có chút thay đổi nào, nhưng Lâm Võ Phong lại cảm nhận được nhu cầu bức thiết đối với máy nén từ những xí nghiệp tư nhân quanh Tô Châu —— đơn giản mà nói thì không chỉ có một nhà lén gặp anh dùng lương cao để dụ anh tới làm chỉ đạo về kỹ thuật.
Xí nghiệp tư nhân không có sinh viên.
Bộ giáo dục đã có văn bản quy định rõ ràng không cho phép sinh viên được phân tới xí nghiệp tư.
Bọn họ cũng không có công nhân có kiến thức khoa học kỹ thuật.
Vì thế bọn họ cực kỳ cần nhân viên nghiên cứu giúp giải quyết hàng loạt vấn đề kỹ thuật liên quan tới sản suất, tiêu thụ và bán hàng.
Lâm Võ Phong là kỹ sư có thâm niên vì thế đương nhiên trở thành nhân tài bọn họ cần.
Giống như người bán rong đẩy xe rao bán chậu rửa mặt dưới ánh nắng chói chang mà Hoàng Linh từng gặp.
Cũng giống người từng cõng sọt ‘đánh du kích’ với quản lý trật tự như Lý Nhất Minh.
Xưởng trưởng của một xưởng tư nhân cũng có sự cố chấp và bền bỉ đó.
Ông ấy không dám tới xưởng tìm Lâm Võ Phong nhưng lại bằng nhiều cách biết được địa chỉ nhà anh và ngồi canh ở cửa căn nhà nhỏ.
Trước cửa nhà có một người đàn ông ngồi xổm khiến mọi người bị quấy nhiễu đồng thời khiến đám phụ nữ trong nhà ra vào cũng ngại, ảnh hưởng không tốt.
Cuối cùng Lâm Võ Phong không thể không mời đối phương vào phòng nói chuyện với nhau.
Sau khi nói chuyện Lâm Võ Phong trở thành “kỹ sư Chủ Nhật”.
Từ thứ hai tới thứ bẩy anh vẫn đi làm như bình thường, tới chủ nhật anh tới xưởng tư nhân làm chỉ đạo kỹ thuật.
Lâm Võ Phong làm việc ở xưởng quốc doanh hơn 20 ngày mỗi tháng và nhận về 60 tệ.
Còn ở xưởng tư nhân anh chỉ làm có 4-5 ngày một tháng nhưng tiền lương mỗi ngày lại lên tới 100 tệ.
Nếu anh có thể giải quyết được vấn đề kỹ thuật lớn thì sẽ có thêm tiền thưởng nữa.
Tống Hướng Dương làm công nhân lâm thời ở xưởng của Lâm Võ Phong ba năm, nghĩ mọi cách cũng không thể chuyển lên chính thức.
Cá nhân cậu hoài nghi chuyện “khiêng hàng đầu cơ trục lợi ở ga tàu” ảnh hưởng tới việc này.
Lương của cậu ở xưởng chỉ có 34 tệ nhưng xưởng tư nhân lại cho cậu một vị trí chính thức với lương tháng 150 tệ.
Hai công việc đều không có biên chế, không có phúc lợi, nhưng chỗ sau tiền lương cao hơn chỗ trước những hơn 4 lần.
Tống Hướng Dương là do Lâm Võ Phong một tay giúp đỡ vì thế cậu xách hai bình rượu tới nhà nhỏ tìm Lâm Võ Phong.
Anh không đợi cậu mở miệng đã nói thẳng, “Tới xưởng tư nhân làm đi, nhân lúc còn trẻ kiếm chút tiền.”
—
Lâm Võ Phong làm hai việc một lúc cũng giống Hoàng Linh và Tống Oánh lợi dụng thời gian rảnh đan áo len kiếm thêm thu nhập hoặc giống Ngô Kiến Quốc nuôi gà vịt trong nhà, nhưng cũng có chỗ khác biệt.
Giống là vì hai bên đều lợi dụng thời gian rảnh và kỹ thuật của mình để kiếm tiền, nhưng khác vì hiện tượng ‘kỹ sư Chủ Nhật’ đang là đề tài nhận được tranh luận cực lớn trong xã hội.
Hiện tượng này khá phổ biến, nhân viên kỹ thuật của các xưởng quốc doanh dùng thời gian rảnh tới xưởng tư nhân làm thêm đã là việc mọi người đều biết nhưng không nói ra.
Bọn họ nửa công khai nửa bí mật vì thế trong xã hội và trên báo chí ùn ùn xuất hiện các ý kiến tranh luận về việc “Kỹ thuật đầu cơ trục lợi”.《 Nhật báo quang minh 》 chuyên môn thu thập thư của bạn đọc về hiện tượng này rồi mang ra công khai thảo luận.
Người trong giới luật pháp, lãnh đạo xí nghiệp quốc doanh, phần tử trí thức, nhân viên khoa học kỹ thuật đều sôi nổi nói thỏa thích và phát biểu ý kiến của mình.
Trong tiếng thảo luận sôi nổi và hỗn loạn đó con số trên sổ tiết kiệm của nhà họ Lâm tăng nhanh không tưởng.
—
Lâm Đống Triết quá nghịch, quần áo cậu mặc thường sẽ bẩn tới độ không nhìn ra màu sắc ban đầu.
Lâm Võ Phong đau lòng Tống Oánh phải giặt tay nên vốn định mua cái máy giặt nhưng trong sân nhỏ không tiện dẫn nước, trong WC lại không có chỗ nên chỉ đành từ bỏ.
Lâm Đống Triết và Tống Oánh tỏ vẻ tủ lạnh càng tốt hơn.
Vì thế trước khi Trang Đồ Nam thi đại học nhà họ Lâm thêm một cái tủ lạnh.
Tống Oánh thường xuyên mua kem cây từ chỗ bán sỉ trong xưởng bỏ vào, còn Hoàng Linh nấu chè đậu xanh mỗi ngày.
Trang Đồ Nam đổ mồ hôi chuẩn bị cuộc chiến thi đại học còn hai bà mẹ thì lo hậu cần, cung cấp đủ đồ uống lạnh một cách kịp thời
—
Trạm sữa có nhận đặt hàng sữa tươi, mỗi sáng sẽ có nhân viên đưa sữa tới tận nhà.
Bọn họ sẽ đóng một hộp gỗ nhỏ trước cửa nhà khách hàng, mỗi sáng sớm nhân viên sẽ đạp xe ba bánh đi khắp hang cùng ngõ hẻm mở khóa đổi bình không bằng bình sữa đầy.
Hoàng Linh đã sớm muốn đặt sữa bò cho Trang Đồ Nam nhưng cậu phải dậy sớm tới lớp tự học vì thế mỗi sáng cậu rời nhà sớm hơn cả thời gian nhân viên đưa sữa tới.
Sữa tươi mà để tới tối sẽ hỏng vì thế cô đành từ bỏ.
Nay nhà họ Lâm mua tủ lạnh thế là Hoàng Linh được hưởng lộc và đặt một bình sữa bò cho hai đứa con nhà mình như ý muốn .
Tống Oánh nghe Hoàng Linh nói hoạt động trí não cần nhiều protein thế là lập tức cũng đặt cho Lâm Đống Triết một bình sữa bò.
Trước cửa nhà họ cứ thế thêm một thùng gỗ nhỏ.
Tống Oánh nhanh chóng quyết định mua tủ lạnh khiến Hoàng Linh cực kỳ cảm ơn, “Cô đúng là giúp nhà chị một việc lớn.
Mùa hè nóng thế, vốn Đồ Nam cũng không có khẩu vị, mà ăn không ngon sẽ không có sức học bài.
Từ sau khi có tủ lạnh, thêm sữa bò, kem cây, chè đậu xanh mát lạnh thế là thằng bé ăn uống tốt hơn nhiều.”
Hoàng Linh thấp giọng nói, “Chị biết kỹ sư Lâm…… biết nhà cô hiện tại không thiếu tiền nhưng chị vẫn muốn chia một nửa tiền điện cho tủ lạnh.”
Tống Oánh nghĩ nghĩ và nói, “Nếu là trước kia em quả thật sẽ đau lòng tiền điện cho tủ lạnh nhưng hiện tại em cũng nói thật là em không quá để ý.
Hơn nữa chị cũng bỏ có hai bình sữa bò, dùng ít đá, chút điện ấy tính thế nào, thôi không cần tính đâu.”
Tống Oánh nhìn Lâm Đống Triết đang ngồi dưới mái hiên ăn kem quả quýt và nói, “Đừng nói chị, em và Võ Phong cũng ngóng trông Đồ Nam thi đỗ đại học tốt.
Có thằng bé làm gương còn tốt hơn người lớn chúng ta lải nhải rất nhiều.”
Cô nói, “Ngày đó em thấy Tiểu Mẫn và một đứa con trai đi dạo phố, có phải con bé có bạn trai không?”
Hoàng Linh gật gật đầu, “Trung cấp có thể chuyển hộ khẩu vì thế đứa nhỏ nhà nông có thể chuyển sang phi nông nghiệp.
Trong lớp có không ít con cái nhà nông nhưng A Muội nói cô ấy phản đối con gái quen với mấy đứa ấy, còn nếu là con cháu thành phố thì cô ấy mặc kệ.”
Hoàng Linh nghe Trang Siêu Anh nói không ít về những khác biệt trong hệ thống giáo dục ở các nơi, “Trẻ con nhà nông thậm chí còn được cha mẹ cổ vũ yêu đương, tốt nhất là tìm một gia đình thành thị.
Nếu không có thể tìm đồng hương, cùng quê, cùng đi học, tương lai lại cùng làm việc, vừa ổn định đáng tin cậy lại an tâm.”
Tống Oánh lập tức thấy hứng thú, “Còn San San thì sao?”
Hoàng Linh nói, “Hẳn là không yêu đương.
Con bé vẫn thích xem sách giải trí, nếu có thời gian rảnh sẽ nhận ít đơn áo len kiếm tiền tiêu vặt.
Hôm qua con bé còn tới nhờ chị dạy cho ít kiểu dáng, cực kỳ cần mẫn lại hiểu chuyện.”
Tống Oánh nhìn quanh, thấy Lâm Đống Triết không nghe được bọn họ nói chuyện mới thấp giọng hỏi, “Chị có biết vì sao San San không tới ký túc xá của trường mà một hai phải về nhà ở không?”
Hoàng Linh lắc đầu.
Tống Oánh nói, “Lão Ngô cũng dùng tấm ván gỗ ngăn phòng ngủ thành hai.
Tiểu Mẫn và Tiểu Quân mỗi người một bên.
Có hôm đang ăn cơm Tiểu Mẫn nói