Năm tháng đại học.
Tết Âm Lịch năm 1985 ở Tô Châu rộ lên trào lưu làm đám cưới truyền thống.
Các đôi không hề hiện đại hóa đám cưới của mình mà muốn ‘tây ta kết hợp’.
Cô dâu chú rể sẽ mặc váy cưới và áo vest rồi bày tiệc rượu ở nhà hàng lâu đời.
Hoàng Linh và Tống Oánh tham dự tiệc cưới khắp nơi, vừa ăn vừa đau lòng cho cái ví của mình.
Tới tháng 3, Quốc Vụ Viện ra chính sách cho phép các xí nghiệp quốc doanh sau khi hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch của quốc gia nếu còn thừa vật liệu hoặc làm thừa sản phẩm thì có thể tự do phân phối, quốc gia không can thiệp thêm.
Hệ thống hai giá được khởi động, xưởng trưởng An vừa mừng vừa lo.
Vui vì đơn đặt hàng của xưởng tăng lên —— hai tỉnh Giang Chiết thúc đẩy các dây chuyền sản xuất đồ điện sinh hoạt, riêng tủ lạnh đã có mười mấy dây chuyền.
Mà tủ lạnh được sản xuất nhiều thì nhu cầu máy nén làm lạnh cũng theo đó dâng lên.
Xí nghiệp của ông quy mô không lớn, chỉ cần cướp được một miếng nhỏ của thị trường đã là đủ cho trong xương tăng ca làm mãi không hết việc.
Còn lo thì có hai việc.
Một là xưởng máy nén của Lâm Võ Phong đột nhiên nghiêm cấm kỹ sư ra ngoài làm thêm vì thế xưởng ông mất đi cán bộ kỹ thuật trụ cột.
Chuyện thứ hai càng phiền toái hơi, đó là nguyên vật liệu càng lúc càng đắt và khó tìm.
Xí nghiệp tư như bọn họ đương nhiên không thể lấy được giá hời như các công ty quốc doanh mà chỉ có thể mua lại từ “nhà buôn”.
Mà những người này thì cực kỳ kiêu ngạo, nguyên vật liệu sẽ phải qua nhiều tay mới tới bọn họ.
Linh kiện chủ chốt từ Ôn Châu cũng vì thế mà tăng giá lên cao.
Xưởng trưởng An nhìn đơn đặt hàng rồi tính toán lợi nhuận sau khi nguyên vật liệu tăng giá và chỉ có thể thở dài.
Năm trước vì thiếu nguyên vật liệu mà xí nghiệp thường phải nghỉ làm.
Xưởng trưởng An xách theo công văn bôn ba khắp các xưởng nguyên vật liệu và các cơ quan của cả nước để đàm phán việc mua nguyên vật liệu.
Giá theo kế hoạch của xưởng quốc doanh hay giá theo thị trường đều được, chỉ cần không cao tới mức lỗ vốn thì xưởng trưởng An đều đồng ý hết.
Dù sao đã vào rổ rồi thì đều là đồ ăn.
—
Xưởng máy nén số một đột nhiên nghiêm cấm kỹ thuật viên làm thêm bên ngoài là có lý do.
Các tỉnh thành trên cả nước đều đang oanh liệt nhập khẩu thiết bị hoặc dây chuyền sản xuất mới.
Tô Châu cũng không phải ngoại lệ, và xưởng máy nén được tiến cử nhập dây chuyền sản xuất của Đức.
Cũng vì thế mà toàn bộ nhân viên kỹ thuật đều phải tăng ca thêm giờ để tìm hiểu dây chuyền này.
Dù đây là thiết bị quá hạn của Đức thì đám cán bộ kỹ thuật vẫn phải tiêu hóa một lượng thông tin lớn.
Đa phần bọn họ đã lớn tuổi, năm đó học đại học lại chỉ biết tiếng Nga nên hiện tại phải dựa vào phiên dịch mà lật xem từng tờ tư liệu để tìm hiểu thiết bị mới.
Sau khi vài kỹ sư lớn tuổi đều đã hiểu về tính năng và tham số của dây chuyền sản xuất mới bọn họ nhất trí đưa ra kết luận: Bất kể bọn họ có đề cao việc nghiên cứu và phát minh kỹ thuật thế nào thì cũng không thể sản xuất ra sản phẩm cao cấp đáp ứng được nhu cầu quốc tế.
Xưởng máy nén số một chỉ có thể dựa vào dây chuyền sản xuất này để nâng cao hiệu quả và nâng cao phần trăm chiếm lĩnh thị trường.
Thị trường đồ điện trong nước đang đứng trước thời kỳ tăng trưởng mạnh về nhu cầu thế nên lãnh đạo xưởng lập tức tiếp thu kiến nghị của các kỹ sư và mở rộng sản xuất.
Dây chuyền sản xuất mới cần số lượng công nhân kỹ thuật lớn vì thế vài vị kỹ sư quen thuộc thiết bị vừa phải tổ chức mở rộng năng lực sản xuất vừa phải tốn thời gian huấn luyện công nhân, đề cao kỹ năng và tố chất cho bọn họ.
Kỹ thuật, quản lý, thị trường……, dây chuyền sản xuất mới mang tới rất nhiều hạng mục công việc.
Hơn nữa tất cả đều không có tiền lệ để tham khảo vì thế bọn họ chỉ có thể chậm rãi sờ so.ạng và từng bước đẩy mạnh.
Trong lúc nhất thời Lâm Võ Phong gần như ngâm mình trong xưởng.
Theo lời Tống Oánh thì chính là, “Không phải đi sớm về trễ nữa mà là không thấy mặt mũi đâu, trước khi Đống Triết đi ngủ và sau khi nó rời giường rất ít khi nhìn thấy ba nó.”
—
Đầu năm xưởng dệt cũng nhập dây chuyền sản xuất mới từ nước ngoài.
Xưởng dệt bỏ một số vốn lớn để mua thiết bị với mục tiêu dựa vào dây chuyền này để nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra loại vải cao cấp pha giữa sợi bông và sợi hóa học.
Nhưng sau khi lắp đặt xong dây chuyền lãnh đạo xưởng mới phát hiện điện của xưởng không đủ công suất chạy máy, không sao sử dụng dây chuyền này được.
Bí thư và xưởng trưởng chạy tới cục điện lực của Tô Châu vài lần nhưng bọn họ không có cách nào tăng điện áp lên vì thế đống thiết bị hiện đại kia chỉ có thể đắp chiếu nằm đó.
Xưởng dệt lại lắp đống máy móc cũ, thiết bị đã kéo tới nhà kho lại phải kéo ra.
Sau một loạt động tác như mãnh hổ lúc này lại vẫn dùng thiết bị cũ để sản xuất nên mỗi khi đám công nhân viên chức nói tới việc này đều lắc đầu cảm khái, “Quá huyền ảo.”
Trải qua một phen lăn lộn xưởng dệt bông không có tiền thưởng, thậm chí hai tháng liền không phát tiền lương mà dùng sản phẩm thay thế.
Trên thị trường đã lưu hành rất nhiều loại vải, công nhân viên chức lúc này lấy được một đống vải với màu sắc hoa văn giống hệt nhau, đã thế còn siêu bền thì không biết phải làm thế nào cho phải.
Tống Oánh thở dài, “Nếu Đống Triết vẫn còn nhỏ, ngày ngày lăn lê bò lết, mặc quần như phá thì em còn có thể lấy vải làm quần cho nó.”
Hoàng Linh lắc đầu, “Đống Triết có phá thế nào cũng không dùng hết chỗ vải này.”
Nhà vốn đã nhỏ, vải lại chiếm chỗ, bán trao tay cũng không dễ bởi vì chợ đen đột nhiên xuất hiện số lượng vải dệt lớn cùng loại.
Cuối cùng Hoàng Linh và Tống Oánh phải vắt hết óc để dùng chỗ vải này làm khăn trải giường, vỏ chăn, quần……, thật sự không hết thì bọn họ mang tặng người khác.
Trang Đồ Nam nhận được một bao lớn từ nhà gửi đến, bên trong là khăn trải giường, vỏ chăn và ba cái quần đều màu xanh quân đội.
Cậu thay vỏ chăn đệm mới và cảm thấy khá đẹp.
Hướng Bằng Phi và Lâm Đống Triết thì mặc cùng một loại quần, màu sắc giống hệt nhau.
Hai đứa tụi nó giống anh em song sinh ra ra vào vào căn nhà nhỏ.
Mà không chỉ hai đứa nó, trẻ con cả xóm đều mặc cùng kiểu quần, vừa vào hẻm nhỏ đã ngỡ như lạc vào quân doanh.
Một ngày nọ Tống Oánh có việc tìm Hoàng Linh nhưng vừa vào phòng phía đông đã thấy khăn trải giường, vỏ chăn giống hệt nhà mình thế là cô quên luôn bản thân đang định nói gì.
Cô cảm thấy mình lại quay về cuộc sống bi thảm của cái thời ngẩng đầu thấy lặc lè, cúi đầu ăn lặc lè.
Tống Oánh đang ngập trong bi thương lại thấy Hướng Bằng Phi và Lâm Đống Triết nói nói cười cười khoác vai nhau đi vào nhà.
Hai đứa đều mặc quần màu xanh lục quân, bốn cái chân dài như bốn con lặc lè thành tinh chạy khắp nơi.
—
Vấn nạn vải quân đội chấn động nhà Trang với mức độ khủng khiếp hơn nhà họ Lâm.
Trang Đồ Nam nghe Hướng Bằng Phi báo cáo thì biết tình huống thế là cậu hao hết tâm tư tìm một việc gia sư, vừa học vừa làm.
Cậu nỗ lực không lấy tiền trong nhà, dựa vào trợ cấp của nhà nước và tiền gia sư để miễn cưỡng chống đỡ sinh hoạt, cố gắng giảm bớt gánh nặng cho cha mẹ.
Trang Siêu Anh vui mừng vì con trai có hiếu nhưng đồng thời cũng hụt hẫng.
Xưởng dệt lấy vải thay tiền lương thế là Trang Siêu Anh nói chuyện với cha mẹ mình về tình huống và tỏ vẻ bọn họ có lương hưu nên tạm thời anh sẽ không nộp 1/3 lương nữa.
Chờ trong xưởng phát lương như bình thường anh sẽ lại khôi phục khoản hiếu kính này.
Ông bà nội nhà họ Trang giận tím mặt.
Từ lâu bọn họ đã chất chứa oán hận với Hoàng Linh, thậm chí với cả cháu đích tôn là Trang Đồ Nam và cháu gái Trang Tiêu Đình.
Với Hoàng Linh bọn họ gần như không có qua lại, Trang Đồ Nam cũng không quá thân với bọn họ, cháu gái Trang Tiêu Đình bị tát một cái thì cũng không còn muốn tới đây thăm ông bà nữa.
Bản thân hai ông bà già cũng mang thái độ cực kỳ bất mãn với một nhà con trai cả.
Con dâu thì cũng thôi đi nhưng cháu đích tôn lại bằng mặt không bằng lòng, cháu gái thì xa cách, hiện tại con trai cũng không đưa tiền hiếu kính.
Khi con người ta cảm thấy quyền uy bị khiêu chiến họ sẽ gây ra phản ứng cuồng loạn.
Tiền lương một tháng của Trang Siêu Anh là 70 tệ, mỗi tháng hiếu kính cha mẹ 25 tệ.
Vì 25 tệ này mà ông bà già nhà họ Trang nói không thiếu một cái gì, bao nhiêu lời khó nghe đều nói hết, bất kể chúng có khắc nghiệt và khiến người khác tổn thương thế nào.
Trang Siêu Anh về nhà buồn bực nằm hai ngày mới miễn cưỡng bình ổn.
Hoàng Linh cũng mặc kệ không hỏi, chỉ dặn bọn nhỏ phải để ý tới anh, lo bưng trà rót nước gì đó.
Trang Tiêu Đình kinh hồn táng đảm, sợ cha mẹ lại xảy ra hiềm khích thế là cô cẩn thận chăm sóc cha.
Hướng Bằng Phi thì hoàn toàn không cho là đúng, trong lúc lén lút cậu nói với Trang Tiêu Đình: “Mẹ anh đã sớm không còn thương tâm vì ông bà ngoại nữa mà sao bác cả vẫn như thế này?”
—
Giữa tháng 6 có một thông báo của xưởng dệt khiến các hộ trong hẻm nhỏ đều nổ như pháo.
Xưởng dệt vốn có chính sách sau khi công nhân viên chức về hưu con cái có thể vào làm thay cha mẹ.
Nếu công nhân viên chức chưa về hưu thì chỉ cần con họ tốt nghiệp trung cấp dệt, hoặc trường nghề gì đó cũng có thể xếp hàng chờ vào xưởng.
Lúc TV đưa tin trăm vạn quân bị giải trừ thì hẻm nhỏ chẳng ai để ý, cũng chẳng có ai ý thức được tin tức này sẽ ảnh hưởng tới xưởng dệt.
Các quân khu được xát nhập, nhân viên bị tinh giản, không cần nhiều quân bị như trước, cũng không cần nhiều công nhân viên chức vì thế xưởng dệt không nhận người tốt nghiệp trường dạy nghề và trung cấp nữa.
Ngô gia đứng mũi chịu sào bởi vì Trương Mẫn chính là học ngành dệt trong trường dạy nghề.
Ngô San San học ngành sư phạm, được quốc gia phân việc, không cần tới suất vào xưởng dệt của Ngô Kiến Quốc nên vốn Trương Mẫn hy vọng có thể vào đó làm thay.
Đây cũng là nguyên nhân lúc trước Trương A Muội để con mình học nghành dệt.
Học ba năm, chuẩn bị tốt nghiệp thì xưởng dệt đột nhiên thay đổi chính sách.
Lần này tập thể phụ huynh có con học trung cấp và trường nghề cùng kéo tới văn phòng xưởng cản lại xưởng trưởng mà khóc lóc la lối đòi giải thích.
Tình cảnh của nhà họ Ngô rất bi thảm, Ngô Kiến Quốc và Trương A Muội chạy khắp nơi tìm người, sử dụng mọi mối quan hệ.
—
Xưởng dệt xảy ra chuyện long trời lở đất, trong hẻm nhỏ là mây mù che phủ chỉ có Nhất Trung là vẫn bình thường.
Dù vẫn là Nhất Trung nhưng cấp 3 bài vở nặng nề hơn cấp hai nhiều.
Đã vậy học sinh đều có cơ sở vững nên cạnh tranh rất khốc liệt.
Điều này khiến học sinh giỏi Trang Tiêu Đình cảm thấy áp lực rất lớn.
Trong lúc lén lút cô đã trộm khóc rất nhiều lần còn anh chàng Lâm Đống Triết cà lơ phất phơ lại thích ứng cực nhanh và cực tốt.
Dưới áp lực học tập lớn Lâm Đống Triết vẫn ăn ngon ngủ say.
Nội quy trường học rất nghiêm khắc, giáo viên chú trọng tới kỷ luật nên Lâm Đống Triết thường xuyên bị xách tới cuối lớp đứng phạt.
Cậu bình thản dựa vào tường ngủ gật.
(Truyện này của trang Rừng Hổ Phách) Ấy thế nhưng tới đại hội thể thao, trong khi các bạn học khác ôm sách vở ra sân để tranh thủ ôn thì Lâm Đống Triết lại quăng chân dài ôm chức quán quân cuộc đua tiếp sức 100 m và 200 m.
—
Sau khi có thành tích giữa kỳ Lâm Võ Phong nhìn sổ liên lạc và trầm ngâm không nói.
Tống Oánh thấy thế thì lo lắng dò hỏi, “Giáo viên nói sao, có phải thành tích của nó không tốt hay không?”
Lâm Võ Phong nói, “Giáo viên phê là thành tích của Đống Triết còn nhiều tiềm năng để phát huy.”
Tiếng Trung bác đại tinh thâm, Tống Oánh là đồ ruột thẳng nên không nghe ra thâm ý trong lời này và vô cùng vui vẻ đi nấu cơm.
Lâm Võ Phong nhìn thứ tự thành tích trong lớp và uyển chuyển dò hỏi, “Tiêu Đình hẳn là một trong 10 bạn đứng đầu đúng không? Thứ tự con bé cao hơn con nhiều thế mà con không khó chịu sao?”
Lâm Võ Phong nói xong đã hối hận.
Anh sợ làm tổn thương lòng tự trọng của thằng con bảo bối.
Nhưng Lâm Đống Triết làm