Thời thanh niên.
Năm 1989, tình cảnh kinh tế trong nước rơi vào tình trạng đông cứng.
Chính sách “thay đổi giá cả” thất bại gây ra tình trạng hỗn loạn về kinh tế cực kỳ lớn từ sau khi cải cách mở cửa.
Lạm phát nửa đầu năm tăng 17.9%, và tới sáu tháng cuối năm đã lên tới 40%.
Lạm phát cao khủng khiếp khiến chất lượng cuộc sống giảm sút, cũng khiến người ta sinh ra nghi ngờ với “cải cách mở cửa.”
Tới tháng 5 cả nước tiến hành chỉnh đốn các công ty tư nhân, đả kích hàng nhái.
Dưới tình hình kinh tế vĩ mô thu hẹp lại thì các doanh nghiệp tư nhân và hộ cá thể làm ăn vô cùng khó khăn.
Sau tháng 6 các nhà đầu tư quốc tế thực thi một loạt chính sách đối với thị trường Trung Quốc.
Đầu tư nước ngoài tạm dừng, kinh tế Trung Quốc thì giậm chân tại chỗ, đa phần các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều rút chuyên gia và dây chuyền sản xuất của mình về.
Tới tháng 9 tổng sản lượng công nghiệp của cả nước chỉ tăng 0.9%, con số thấp nhất từ khi cải cách mở cửa.
—
Rất nhiều nghi ngờ đối với chính trị và kinh tế ùn ùn nổi lên, các xí nghiệp tư nhân chịu hậu quả và áp lực nặng nề nhất.
Quảng Châu và Tô Châu đều chịu ảnh hưởng cực lớn.
Quảng Châu chính là trận địa đầu tiên của cải cách mở cửa nên nó cũng đứng mũi chịu sào.
Công trình xây dựng đình trệ, xí nghiệp tư phải cải tổ, nhiều nơi còn phải đóng cửa.
Một ít doanh nhân chạy ra ngoài, rất nhiều công nhân mất việc và phải lưu lạc ở nhà ga, bến tàu, trên phố gây mất trật tự an toàn xã hội.
(Hãy đọc thử truyện A Ly của trang Rừng Hổ Phách) May mà xưởng sản xuất tủ lạnh Châu Giang của Lâm Võ Phong vẫn có lượng tiêu thụ ổn định nên dù việc làm ăn của tiệm ăn vặt mà Tống Oánh mở không được tốt như trước thì nhà họ vẫn không sao.
Kinh tế nhà họ Lâm đã sớm ổn định không dễ bị dao động.
Các vùng kinh tế Giang Tô, Chiết Giang trải qua thời kỳ chỉnh đốn quy mô lớn.
Xưởng tủ lạnh của xưởng trưởng An tạm dừng sản xuất, Tống Hướng Dương tạm thời thất nghiệp.
Tiền Tiến đã lớn tuổi nên tính cách ngày càng cẩn thận.
Ông sợ bản thân quản quá nhiều xe chạy đường dài sẽ bị bên trên chỉnh đốn nên thả tiếng gió muốn nhượng lại nửa số xe và tuyến đường.
Hướng Bằng Phi là con nghé con mới sinh không sợ cọp.
Vốn anh vừa mới trả một phần tiền cho Trang Đồ Nam nhưng nghe nói Tiền Tiến muốn bán xe thế là anh lại gọi điện tới Thượng Hải mượn tiền.
Sau khi Trang Đồ Nam đồng ý Hướng Bằng Phi cũng gọi điện cho Lâm Đống Triết vay tiền.
Đã không làm thì thôi, một khi làm thì anh muốn làm lớn.
Ba người góp tiền vẫn không đủ thế là Lâm Võ Phong giúp gom đủ số còn thiếu.
Lúc Trang Siêu Anh và Hoàng Linh biết thì giấy phép kinh doanh của công ty vận chuyển hành khách tư nhân đã làm xong.
Công ty có ba cái xe, phụ trách ba tuyến đường và có ba cổ đông.
Hướng Bằng Phi là cổ đông lớn thứ hai kiêm tổng giám đốc.
Trang Đồ Nam và Lâm Đống Triết chiếm tỉ lệ cổ phần khác nhau nhưng cũng là cổ đông.
Hai vợ chồng chỉ biết trợn mắt cứng họng.
Lợi nhuận của xưởng dệt ngày càng kém, tiền lương cũng chỉ có 80%.
Trường trung học số 10 mà Trang Siêu Anh đang công tác thuộc hệ thống giáo dục trung ương nên tiền lương không bị ảnh hưởng.
—
Dù có lo âu thì ngày tháng vẫn sẽ trôi qua.
Thời gian theo củi gạo mắm muối mà lặng lẽ chảy xuôi.
Tháng 6 năm 1990 tại Tô Châu, trong căn phòng nhỏ phía đông, hai vợ chồng Trang Siêu Anh và Hướng Bằng Phi cùng ăn cơm tối.
“Chỉ số lạm phát năm 1989 là 40% nhưng tới tháng 6 năm 1990 chỉ còn 3.2%……,”
Trang Siêu Anh và Hoàng Linh đồng thời ngẩng đầu, nhìn về phía màn hình TV sau đó lại đồng thời cúi đầu tiếp tục ăn cơm.
Trang Siêu Anh nói, “Đúng thật, gần đây giá hàng không tăng nữa, cuối cùng lạm phát cũng ngừng.”
Hoàng Linh thở dài, “Từ đầu xuân 1988 tới giờ cứ tăng mãi, cuối cùng cũng ngừng.
Lợi nhuận trong xưởng không tốt, nếu còn tăng nữa thì ai cũng hoảng hốt.”
Hướng Bằng Phi lại bừng bừng khí thế, “Bác không cần hoảng, đừng nói cổ phần của anh Đồ Nam mỗi tháng đều sinh lời, chỉ nói tới mình cháu lái xe kiếm tiền đã đủ để nuôi hai bác rồi.”
Anh uống một ngụm tào phớ và nói, “Bác, ngày mai mua tào phớ mặn được không, cái này ngọt ăn không khai vị.”
TV tiếp tục đưa tin tức, “…… Trung ương Đảng và Quốc Vụ Viện đã đồng ý khai phá khu vực Phổ Đông của Thượng Hải.
Nơi đó sẽ áp dụng chính sách mở về kinh tế kỹ thuật và được công nhận là đặc khu kinh tế…… Nếu đặc khu kinh tế ở Thâm Quyến có thể thành công thì kinh nghiệm đó …”
Hướng Bằng Phi liếc nhìn TV và buồn bực nói, “Anh Đồ Nam đã sớm tới Phổ Đông xây nhà cao tầng mà sao giờ TV mới phát cái này nhỉ?”
Hoàng Linh đáp, “Trước kia chỉ xây nhà cửa, hiện tại lập khu hành chính mớigiống với đặc khu kinh tế ở Thâm Quyến nên mới đưa tin.”
Hướng Bằng Phi buồn cười, “Bác nói đúng quá.
Anh Đồ Nam ở Thượng Hải nên tin tức của bác đúng là nhanh nhạy.”
Hoàng Linh cảm thán, “Ba mẹ cháu cũng thế thôi.
Mẹ cháu toàn tìm hiểu tin tức Tô Châu, tới dự báo thời tiết cũng xem.
Mà cháu định khi nào mới về thăm ba mẹ hả?”
Hướng Bằng Phi buồn buồn nói, “Cháu muốn hai người họ xin nghỉ phép tới đây chơi mấy ngày nhưng không có chỗ ở.
Ba cháu nói đời này ông ấy chẳng muốn ở nhà ông bà ngoại lần nào nữa.
Cháu muốn thuê nhà cho họ ở tạm nhưng nơi này nhà ai cũng chật, làm gì còn phòng nào cho thuê?”
—
Trang Đồ Nam mới vừa giao xong một bản vẽ nên tương đối nhàn rỗi.
Anh quyết định tới đại học giao thông thăm Trang Tiêu Đình và Lâm Đống Triết.
Tới trưa ba người rủ nhau tới nhà ăn để ăn cơm.
Trong nhà ăn có hai cái TV lớn được treo cao và đang chiếu bản tin thời sự.
Trong tiếng người ồn ào Trang Đồ Nam tập trung nhìn kỹ dòng chữ trên màn hình và xem xong tin tức về việc khai phá Phổ Đông rồi mới cúi đầu tiếp tục ăn màn thầu.
Lâm Đống Triết đang mải mê ca ngợi món thịt xào, “Đại ca, món này ăn với màn thầu là nhất, anh ăn nhiều một chút.”
Trang Tiêu Đình cũng thấy tin tức vừa rồi, “Anh, Phổ Đông chuẩn bị khai phá rồi, hẳn anh sẽ tham dự vào việc thiết kế các công trình ở đó đúng không? Vậy tin tức vừa rồi có gì đặc biệt thế?”
Trang Đồ Nam tự hỏi một chút rồi mới trả lời em gái, “Việc khai phá Phổ Đông trước kia chỉ là để di chuyển một phần dân cư và nhà máy của Phổ Tây tới đó, coi như dời thành thị qua bên ấy.
Nhưng tin tức vừa rồi lại nhấn mạnh tài chính và giao thương của Thượng Hải như vậy chứng tỏ tầm quan trọng và công năng của Phổ Đông sau này sẽ ngang ngửa khu vực thành thị.”
Anh lại nhàn nhạt bỏ thêm một câu, “Cũng chứng tỏ Thượng Hải chuẩn bị cải cách mở cửa.”
Lâm Đống Triết nói, “Nhưng nếu so ra thì giá trị sản xuất của Thượng Hải không bằng Quảng Đông.”
Trang Tiêu Đình nhẹ nhàng liếc anh một cái thế là Lâm Đống Triết vội bật chế độ nịnh nọt, “Em không nói em sẽ về Quảng Châu.
Tương lai em ở đâu anh sẽ ở đó.
Em muốn ở lại Thượng Hải anh sẽ tìm việc ở đây, em muốn về Tô Châu anh sẽ về đó làm công cho Hướng Bằng Phi.”
Trang Đồ Nam tức giận mắng, “Cậu đừng có coi thường chuyện phân phối, tuy nói là “lựa chọn theo nhu cầu hai bên” nhưng chủ yếu vẫn là tìm công việc theo hộ khẩu.
Mấy năm nay tình hình kinh tế kém, hai đứa ngẫm nghĩ lại xem năm sau tốt nghiệp sẽ phải làm sao đi.
Hoặc là cùng thi lên thạc sĩ hoặc nghĩ cách được ở bên nhau ấy, không còn sớm nữa đâu.”
Anh hận sắt không thành thép mà răn dạy, “Cả ngày hai đứa chỉ nghĩ tơi chơi, không phải xem phim thì tới cung văn hóa đạp thuyền vịt.
Bây giờ sắp tốt nghiệp rồi, cái gì cần nghĩ thì mau nghĩ cho kỹ đi.”
Trang Đồ Nam đâm một kiếm là thấy máu khiến Lâm Đống Triết và Trang Tiêu Đình im thin thít.
—
Trang Đồ Nam về Đồng Tế một cái là tới văn phòng.
Vốn anh đang định tìm đồng nghiệp nhưng lại gặp Trần Lôi ở giữa đường.
Trần Lôi chủ động rủ anh đi dạo thế là anh đành phải thay đổi kế hoạch để đi cùng.
—
Trang Đồ Nam đã ký hợp đồng với viện thiết kế kiến trúc của Đồng Tế nên trăm phần trăm đủ điều kiện xin hộ khẩu Thượng Hải.
Tiền lương của viện thiết kế tương đối cao, lại có hộ khẩu Thượng Hải nên rốt cuộc Trang Đồ Nam cũng phù hợp với tiêu chuẩn chọn con rể cơ bản của các gia đình ở Thượng Hải.
Một giáo sư trong khoa giới thiệu cho anh cô cháu ngoại gái đang học chuyên khoa ở Đồng Tế.
Đó chính là Trần Lôi.
Ông ấy muốn hai người làm quen rồi xem có phù hợp tiến tới hay không.
Ánh nắng chiều xán lạn, chỗ nào cũng là tiếng chuông xe đạp và tiếng cười đùa.
Chung quanh là không khí đầu hạ nhàn tản.
Trần Lôi đang kể chuyện yêu đương của chị họ, “Chị ấy nói với nam sinh trong lớp rằng hộ khẩu Thượng Hải là cần thiết, nếu không có hộ khẩu ở đây thì phải có cơ hội xuất ngoại.
Nếu không có hai điều kiện này thì trong nhà sẽ không đồng ý.”
Trang Đồ Nam biết tình yêu và hôn nhân ở Thượng Hải này chẳng liên quan gì tới nhau —— thứ nhất là xuất ngoại, thứ hai là có hộ khẩu Thượng Hải, thứ ba mới là đám người ngoại tỉnh cố chen chân ở lại —— trong tất cả các tầng lớp này thì anh chính là tầng chót.
Anh từng nhiều lần nghe thấy những lời thế này vì thế cảm thấy rất phản cảm.
Anh thầm thở dài và nhớ tới lời giáo sư Chu ân cần khuyên bảo, “Viện thiết kế nhiều nam sinh, cuộc sống bận rộn lại đơn điệu, cơ hội quen bạn gái không nhiều vì thế hôn nhân đều dựa vào giới thiệu.
Hiện tại có người giới thiệu đối tượng cho em thì cứ gặp, hai bên tìm hiểu xem có hợp hay không.”
Ông cũng khuyên, “Người trẻ tuổi luôn muốn được yêu đương tự do, cái đó đương nhiên tốt, nhưng viện thiết kế không có nhiều nữ, không có điều kiện tự do yêu đương.”
Trang Đồ Nam kéo suy