*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.Sau khi có phán quyết, Trần Gia Minh xem xét thời thế, quyết định dành không gian riêng tư cho cả hai, ông bèn rời đi trước.
Ra khỏi tòa nhà, Trần Trình nóng lòng muốn hút một điếu thuốc.
Anh đưa cho Lâm Hàng một điếu thuốc, chợt nhớ tới kỳ kinh của Lâm Hàng, tay đưa ra nửa chừng lại thu về, ai ngờ Lâm Hàng lại chộp lấy điếu thuốc.
“Em đừng hút thuốc.” Trần Trình nói.
“À.” Lâm Hàng âm thầm cất điếu Parliament vào túi.
Cô lẳng lặng chờ Trần Trình hút xong điếu thuốc.
Sao anh hút thuốc mà cũng đẹp trai thế nhỉ?
Người đàn ông anh tuấn trước mặt dập tắt tàn thuốc rồi thừa dịp cô mất cảnh giác, kéo cô vào hôn điên cuồng.
Khác với những nụ hôn sâu nhẹ nhàng trước đây, nụ hôn này hung hãn, mang đầy tính xâm lược, làm khoang miệng cô tràn ngập mùi thuốc lá.
Kết thúc nụ hôn, Lâm Hàng thở phì phò.
“Thưởng cho em đó.” Thiếu gia nhẹ giọng nói.
Lâm Hàng cười khì: “Cám ơn sếp.”
Khi Trần Trình đang do dự không biết nên làm gì tiếp theo, Lâm Hàng đột nhiên nói: “Anh có thể đi mua sắm cùng em không?”
“Có thể.” Anh gật đầu.
“Có thể đi bằng tàu điện ngầm không?”
Trần Trình xoa đầu cô: “Có thể.”
Nếu là cùng Lâm Hàng, thì đi đâu do cô quyết tất, anh chỉ việc theo sau cô gái nhỏ thôi.
Đường sắt bao phủ hầu hết mọi ngóc ngách của Hồng Kông. Không thiếu những người đàn ông và phụ nữ trang phục chỉnh tề như Lâm Hàng và Trần Trình trong ga tàu điện ngầm mới. Họ chìm nghỉm trong đám đông.
Họ chỉ là một trong muôn nghìn người dân bình thường ở thành phố phồn hoa này.
Cửa tàu đóng rồi lại mở, có người ra lại có người vào.
Trần Trình lên tàu, ổn định chỗ đứng rồi ôm cô vào lòng.
Trong vòng tay vững chãi, Lâm Hàng ngẩng đầu nhìn Trần Trình: “Anh có thường đi tàu điện ngầm không?”
Thiếu gia lắc đầu: “Thỉnh thoảng.”
Lúc chưa có bằng lái xe thì anh có tài xế, có bằng lái xe rồi anh vẫn có tài xế.
“Em thích đi tàu điện ngầm lắm.” Cô nhìn lên bản đồ tàu điện ngầm, những đường màu sắc sặc sỡ đan xen chằng chịt, “Nó chở những con người khác nhau.”
“Có học sinh đi học, có người đi làm, có người già đi dạo, có cả khách du lịch, muôn hình muôn vẻ, đủ thứ lạ lùng.”
“Mọi người cùng lên một chuyến tàu, nhưng lại xuống những điểm khác nhau.”
“Mỗi lần đến Bạc Thái, em đều phải đổi sang tuyến số 1. Tuyến số 1 đã quá cũ, tuổi cũng hàng chục rồi. Mỗi lần chờ tàu ở sân ga, em lại cảm nhận được làn gió mà nó mang lại.”
“Trên cửa sổ tàu dán ‘hôm nay đã được khử trùng’, đôi khi ghi ngày tháng, đôi khi không.”
“Vào ngày Quốc khánh, các nhà ga Thiên An Môn thường đông nghịt, vì có quá nhiều người nên hầu như mỗi lần đóng cửa đều sẽ có người bị kẹt.”
Lâm Hàng nói lan man về “cảm giác khi đi tàu điện ngầm” của mình, Trần Trình vẫn chú ý lắng nghe.
“Ở Anh có một ga tàu điện ngầm.” Lâm Hàng ngập ngừng, “Nó sử dụng một tiếng chuông thông báo rất cũ.”
“Bởi vì tiếng thông báo này được thu âm bởi người yêu đã mất của một bà lão, bà thường đến đây để nghe giọng nói của chồng còn lưu lại trên thế giới.”
“Tôi biết, lời thỉnh cầu của góa phụ trên tàu điện ngầm, nhà ga đó tên là Embankment.” Trần Trình tiếp lời, “Hóa ra một phương tiện giao thông cũng có thể mang đến cảm xúc nồng nhiệt như vậy.”
Lâm Hàng cười nhẹ: “Tình yêu không cần vật chứa.”
Trần Trình ngẩng đầu nhìn lộ trình của tàu điện, trốn tránh tầm mắt của cô.
Cuối cùng, cả hai xuống tàu tại Vịnh Causeway, và đến Hysan Place.
(*) Vịnh Causeway là trung tâm bán lẻ sôi động của Hồng Kông. Các trung tâm sang trọng, cửa hàng bách hóa và tiệm thời trang tập trung ở phía tây vịnh, trong khi những người săn hàng mặc cả thích lang thang ở chợ đường phố Jardine’s Crescent. Có vô số địa điểm ăn uống, từ nhà hàng cao cấp đến các quầy bán thức ăn đường phố, nằm rải rác trong khu vực.(*) Hysan Place là trung tâm mua sắm và tòa nhà văn phòng tại số 500 đường Hennessy, Lee Garden, Causeway Bay, Hồng Kông.Lâm Hàng không chút lưu luyến với các cửa hàng lòe loẹt, mà lao thẳng lên tầng 8.
Sau đó chúi đầu
vào hiệu sách Eslite (*), coi như thiếu gia không hề tồn tại.
(*) Hiệu sách Eslite là một chuỗi cửa hàng sách lớn ở Đài Loan, được thành lập bởi Wu Qingyou tại thành phố Đài Bắc vào ngày 12 tháng 3 năm 1989. Lúc đầu, nó chủ yếu bán sách về nghệ thuật và nhân văn. Sau đó, nó dần dần chuyển đổi thành một hiệu sách tổng hợp, kết hợp với hoạt động của trung tâm mua sắm và lấy “nhân văn, nghệ thuật, sáng tạo và cuộc sống” làm giá trị cốt lõi. Eslite Bookstore có chi nhánh tại Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc và Nhật Bản.Điều Lâm Hàng muốn làm nhất khi đến Hồng Kông lần này là mua mấy cuốn sách chưa được xuất bản ở Trung Quốc trong hiệu sách Eslite, có vài cuốn cô đã để mắt từ rất lâu rồi.
Anh đút hai tay vào túi quần, buồn cười nhìn người phụ nữ đang lật sách trước mặt, anh thực sự không hiểu cô đang nghĩ gì.
Mái tóc lòa xòa trên trán rũ xuống khiến cô trông dịu dàng hơn dưới ánh đèn tường.
Hoàn toàn khác với vẻ hùng hổ dọa người, ăn miếng trả miếng sáng nay.
Cô luôn miệng nói muốn đi mua sắm cùng anh, cứ tưởng là kiểu hai người nắm tay dạo quanh cảng Victoria, hoặc là kiểu đi sắm đồ xa xỉ ở Harbour City. Không ngờ đó lại là kiểu “mua sắm” sẽ vứt anh sang một bên.
Trần Trình không quấy rầy Lâm Hàng đang đắm chìm trong biển sách, anh đến quán Ten Ren’s Tea (*) bên cạnh.
(*) Ten Ren’s Tea là một công ty có trụ sở tại Đài Loan chuyên về các sản phẩm trà và nhân sâm.Lâm Hàng cầm trên tay cuốn “Từ hành động đến ý tưởng” của Bì Lực, đang say mê đọc thì một cốc trà sữa vàng xanh đột nhiên xuất hiện trước mặt cô.
Là Trần Trình.
Cô đưa tay nhận lấy, quay lại thì thấy nhãn “Trà sữa tươi 913” trên vành cốc.
“Trần Lộ Mạn thích uống loại này nhất, không biết em có thích không.” Trong tay anh cũng cầm một cốc.
Cô uống một ngụm trà sữa trong tay: “Của anh là gì thế?”
“Tôi không thích trà sữa.” Trần Trình trả lời, “Là trà bí đao.”
Lâm Hàng duỗi tay về phía anh: “Em thử với.”
Trần Trình đưa cho cô cốc trà bí đao uống dở, nhìn cô cắn ống hút uống một ngụm.
Đây rõ là sự thân thiết chỉ có ở bạn trai bạn gái.
Thua cũng thua rồi, chi bằng thua triệt để một chút.
“Lát nữa đi Cartier cùng tôi nhé.”
Anh phải mua cái gì đó buộc cô lại thôi.
*
Đứa ngốc – Dương Thiên Hoa