Hàng xóm trong sân, hoặc là người có quan hệ tốt với vợ chồng Dư Hải, hoặc là hàng xóm ở ngay cạnh, chuyện lão nhị Dư gia bị thương nặng được đưa về nhà, Trương thị đều trốn tránh, nhắc tới tiền khám bệnh và tiền thuốc, Trương thị sẽ bắt đầu khóc than, bọn họ nhìn mãi thành quen.Trong lòng vợ Xuyên Trụ không khỏi xót xa.
Nàng ấy nghe người lớn trong nhà nhắc tới Trương thị.
Trương thị là vợ kế của Dư lão đầu, bà ta là chị em họ của mẹ ruột Dư Hải đã qua đời.
Năm đó, quả phụ Trương thị bị anh chị nhà chồng đuổi ra ngoài, là người mẹ bệnh nằm trên giường của Dư Hải tốt bụng thu nhận và giúp đỡ bà ta.
Sau đó, mẹ của Dư Hải bị bệnh qua đời, Dư lão đầu thấy Trương thị hết lòng chăm sóc chị em Dư Hải, vậy nên cưới bà ta làm vợ kế.Lão đại Dư Đại Sơn là Trương thị đưa tới, lớn hơn Dư Hải hai tháng.
Lão tam Dư Ba và con gái Dư Thải Điệp chính là con ruột của Trương thị và Dư lão đầu.Lúc mẹ Dư Hải còn sống, Trương thị giả vờ tốt với chị em Dư Hải, còn tốt hơn con ruột của mình, lúc mẹ Dư Hải sắp chết mới nhờ vả con trai con gái cho Trương thị chăm sóc.
Nhưng mẹ của Dư Hải mới chết không lâu, bộ mặt thật của Trương thị lập tức lộ ra.Lấy cớ hoàn cảnh trong nhà không tốt, mỗi ngày chỉ cho chị em Dư Hải ăn bát cháo có thể soi được bóng người trong đó và một miếng bánh đậu nhỏ.
Ở trước mặt Dư lão đầu thì giả vờ mọi người đều ăn như nhau, nhưng giữ lại thứ tốt, buổi tối lén lút đưa cho con mình ăn riêng.Vì đói bụng, từ bé Dư Hải đã trèo cây tìm trứng chim, hái quả dại, đến bờ biển nhặt cá nhỏ tôm nhỏ… Lớn hơn một chút tự học bắt mấy động vật nhỏ hoang như gà rừng thỏ rửng trên núi.Chàng hiền lành hiếu thảo, bắt được gà rừng thỏ rừng đều không ăn một mình, mang về nhà để cha xử lý để mọi người lại cùng ăn.
Trương thị chọn đùi gà chân thỏ cho con gái mình ăn, những chỗ không có nhiều thịt mới đưa cho chị em Dư Hải.
Lúc Dư lão đầu nói bà ta, bà ta còn nói năng hùng hồn đầy lí lẽ: Lão tam và con gái nhỏ còn nhỏ, lão nhị nên nhường cho em trai em gái…Lúc mười mấy tuổi, Dư Hải đã theo Dư lão đầu ra biển bắt cá, không tới hai năm đã trở thành một tay bắt cả giỏi.
Mỗi lần Dư gia đi biển đều bắt được nhiều cá hơn nhà khác, hơn nữa thường bắt được các loại cá hiếm, nhà giàu và tửu lâu trong trấn đều thích mua cá nhà chàng.Dư Hải còn thường xuyên lên núi săn thú với thợ săn Triệu, mỗi lần đều có thể mang một vài thú săn về.
Hầu hết thời gian, Trương thị không bỏ được nhà mình ăn, phần lớn thú săn bán ở trấn trên đều đổi thành bạc, thu về túi tiền của bản thân giữ thật chặt.Dần dần, Dư gia dời đi căn nhà tổ cũ nát, xây một căn nhà ngói bùn năm gian ở đầu thôn đông gần biển.
Không tới hai năm lại đổi được chiếc thuyền đánh cá cũ thành thuyền mới.
Vì Dư Hải có năng lực, Dư gia nổi danh là nhà nghèo khó trong thôn, nhảy vọt trở thành nhà có thu nhập bậc trung trong thôn.Trương thị nắm giữ tiền bạc trong nhà, ai cũng đừng nghĩ lấy được một đồng từ tay bà ta.
Ngay cả tiền thức ăn cũng tính đi tính lại, mỗi ngày bánh bột ngô, cháo đậu, dưa muối.
Nếu không thì là rau trong vườn nhà, nấu canh, kể cả mỡ cũng không được bỏ.
Ngoài lúc ăn Tết, trong nhà thường không có một chút thức ăn mặn nào.Ngay cả người lao động ít nhất, nghèo nhất trong thôn cũng ăn ngon mặc ấm hơn nhà chàng.
Trong thôn người nào không biết vợ kế Dư gia, là con chuột sa hũ dầu - Là loại người có vào không có ra.Nhà mẹ đẻ con dâu cả Lý thị ở gần đây, hoàn cảnh gia đình không tệ, là Trương thị hầu như gom hết tài sản làm sính lễ để con trai tới xin cưới.
Lý thị thường đưa đứa trẻ về nhà mẹ đẻ ăn ngon, lúc trở về luôn là túi lớn túi nhỏ, lén lút mang vào trong phòng mình.
Trương thị cũng mắt nhắm mắt mở cho qua.
Vì vậy hai mẹ con đều ăn thành dáng người giống nhau - Hình cầu, dáng người này đâu giống dáng xanh xao vàng vọt của vợ lão nhị và đám nhỏ nhị phòng chứ?Liễu thị là người Dư Hải nhìn trúng, xin cha chàng tìm người tới làm mai.
Khi đó, con gái ông chủ tiệm tạp hóa trấn trên vừa mập vừa xấu lại mặt rỗ nhìn trúng Dư Hải cao lớn anh tuấn, đã nhờ người tới nói chuyện với Trương thị, không cần sính lễ, còn thêm ba mươi lượng bạc làm của hồi môn.Gia đình bình thường như Dư gia trong thôn chài lưới, một năm cùng lắm chỉ tiêu dùng ba, năm lượng bạc.
Tuy tiền mỗi ngày đánh cá thu được không tệ lắm, nhưng lão tam Dư Ba còn phải đi học, phải chuẩn bị tiền cho kỳ thi tương lai trên huyện.
Con gái nhỏ nhất, cũng phải bắt đầu tích của hồi môn… Ba mươi lượng bạc, đối với Dư gia lúc đó mà nói là một khoản tiền không nhỏ, Trương thị đương nhiên động tâm.Đang lúc bà ta định làm chủ đồng ý việc cưới xin này thì việc cưới xin của Dư Hải ở bên kia cũng đã định xong.
Hoàn cảnh nhà Liễu thị bình thường, việc cưới xin của mấy người anh vừa mới làm xong, thật vất vả mới gom được mấy lượng bạc đồ cưới, đương nhiên kém xa ba mươi lượng bạc của ông chủ tiệm tạp hóa.
Ba mươi lượng bạc vốn sẽ tới tay nay lại bay mất, Trương thị đương nhiên kiểu nào cũng không vừa mắt Liễu thị.Từ ngày Liễu thị vào cửa, nấu cơm giặt giũ, cắt cỏ nhặt củi, cho gà, lợn ăn và gánh nặng của việc thu dọn hai mẫu đất cát đều rơi vào người nàng ấy.
Cho dù là lúc mang thai, Trương thị cũng không để cho nàng ấy rảnh rỗi, cả ngày hùng hùng hổ hổ soi mói tật xấu của nàng ấy.Lúc đứa con nhỏ nhất là Tiểu Thạch Đầu còn chưa đầy tháng đã bắt nàng ấy đi giặt quần áo ở sông băng, lưu lại mầm bệnh trên người nàng ấy.
Mỗi khi mùa đông đến và những ngày mưa dầm, sẽ không ngừng ho khan, có lúc ho tới không thở nổi, nghẹn tới mức mặt cũng tím lên, có mấy lần suýt chút nữa mất mạng.Bệnh của Liễu thị mỗi năm đều phải uống thuốc đại phu kê, tốn một khoản tiền.
Hơn nữa Dư Tiểu Thảo vừa sinh ra đã yếu ớt, thường bị bệnh.
Mỗi lần Trương thị bỏ tiền xem bệnh cho hai mẹ con đều giống như bị đào mộ