**********
Chương 259: Cô làm mẹ thế nào vậy hå?
Khi nghe thấy âm thanh dò hỏi, người đàn ông trung niên mới mở mắt ra.
Lúc nhìn thấy khuôn mặt cô, ông ấy hơi ngạc nhiên, qua một lúc lâu mới tỉnh táo lại được.
“Này, thưa ông ơi, ông không sao chứ?”
Người đàn ông vừa họ vừa trả lời: “Dạ dày hơi đau một chút.
Lam Ngọc Anh nghe thấy thế thì gật đầu, cô đã sớm nhận ra chỉ là dáng vẻ người đàn ông này quá đau đớn, cùng là người Việt Nam với nhau nên cô mới quan tâm hỏi thăm, nghĩ đến điều gì đó, cô khẽ nói: “Hình như trong túi của cháu có thuốc dạ dày, ông chờ cháu tìm một chút.
Tạm thời cởi dây an toàn ra, cô đứng dậy kéo vali ra, mở hết mấy lớp khóa, tìm ra vài loại thuốc.
Cầm lấy một cái lọ, Lam Ngọc Anh vui vẻ mở ra đưa qua: “Đúng là có đem, cho ông, chỉ cần uống hai viên là được, tác dụng rất nhanh, uống xong mấy phút sau đã hết đau rồi!”
Người đàn ông trung niên giật mình, đưa tay nhận lấy.
Nhận thấy nước trong ly đã lạnh, Lam Ngọc Anh ngăn ông ấy, vươn tay nhấn nút trên đỉnh đầu, chờ cô tiếp viên hàng không xinh đẹp đi đến, cô nói: "Phiên chị mang cho tôi một ly nước ấm! Cảm ơn!”
Sau khi uống hai viên thuốc và nửa ly nước ấm, người đàn ông tiếp tục ôm bụng.
Qua mấy phút sau, ông ấy nhìn cô cười: “Hình như đã đỡ hơn nhiều rồi, thật sự cảm ơn cô nhiều lắm" "Không có gì đâu, thưa ông.
Lam Ngọc Anh ngại ngùng cười.
“Đừng gọi chú là ông, chú thấy cháu cũng trạc tuổi con gái chú, cứ gọi là chủ đi!” Người đàn ông trung niên cười ôn hòa, có thể nhận ra lúc còn trẻ là một người đàn ông rất phong độ, dịu dàng: “Cháu sống ở Canada à?” “Vâng." Lam Ngọc Anh gật đầu.
Sau khi sinh con xong thì cô không ở lại Los Angeles nữa, mà một mình lẻ loi đến Canada, sống ở đây đã ba năm rồi, nộp rất nhiều hồ sơ xin việc nhưng không ngờ lại được một tạp chí doanh nghiệp do Việt Nam tài trợ nhận vào, nhưng mà là mảng tài chính, cũng xem như có liên quan đến chuyên ngành của cô, đồng nghiệp ở đó có rất nhiều người là người Việt.
“Chú không sống ở Bắc Mỹ, chủ thích sống ở Châu Âu hơn, chủ đến New York để giải quyết công việc, bây giờ chuẩn bị về nước.
Người đàn ông trung niên nói xong thì cười hỏi cô: "Nghe giọng cháu thì hình như cháu là người Sài Gòn đúng không?" “Vâng, cháu là..." Lam Ngọc Anh lại gật đầu.
“Vậy khéo quá, không ngờ chúng ta là đồng hương đẩy, chủ cũng là người Sài Gòn!”
Người đàn ông trung niên cười càng thân thiết hơn: “Mấy năm nay chú chủ yếu ở Berlin, vợ và con gái ở trong nước, lần này về định không đi nữa, cháu thì sao?”
Lam Ngọc Anh trầm giọng đáp: “Bà ngoại cháu qua đời, cháu trở về để làm giỗ tròn năm cho bà.
Sau đó hai người lại tiếp tục trò chuyện, đến tối, mọi người trong khoang đều yên lặng ngủ, lúc máy bay đáp xuống thì đã là trưa ngày hôm sau.
Bởi vì ngồi cạnh nhau, nên lúc lấy hành lí Lam Ngọc Anh và người đàn ông lấy cùng một chỗ, lúc đi ra ngoài, ông ấy lấy từ trong túi ra một tấm danh thiếp, đưa cho cô.
"Đây là danh thiếp của chú
Sau khi Lam Ngọc Anh nhận lấy, chỉ nói: “Cháu là Lam
Ngọc Anh.
Dù sao cũng chỉ là bèo nước gặp nhau, chưa chắc sẽ gặp lại, vậy nên không cần thiết nói cho đối phương biết tên của mình.
Người đàn ông trung niên mỉm cười, không để ý, chắc có xe đến đón nên lúc đi đến lối ra vào ông ấy vẫy tay chào tạm biệt cô: “Ngọc Anh, tạm biệt cháu” “Tạm biệt chú” Lam Ngọc Anh gật đầu chào.
Lúc cất danh thiếp vào túi, cô nhìn thấy trên đó viết Lê Hoài Lâm.
Nhìn bầu trời bên ngoài đã lâu không thấy, sau bốn năm rời xa, giờ đây cô lại đặt chân đến mảnh đất này, trong lòng có chút nhớ nhung, Lam