Edit: Cải Trắng
Lúc Phó Tri Hoán vừa đổi tên, Phó Minh Hoành từng đến tìm anh để nói chuyện.
“Sao tự dưng em lại đổi tên? Em có biết cha mẹ tức đến mức nào không hả? Nếu không nhờ mẹ ngăn, cha còn định cắt đứt quan hệ cha con với em đấy.”
Ấy vậy mà Phó Tri Hoán lại không trả lời anh mình, cười nhẹ, hỏi lái sang một vấn đề không liên quan đến câu chuyện trước đó: “Anh có biết cái gọi là suy đoán vô tội(1) không?”
(1)Suy đoán vô tội (Presumption of innocence): Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản, được ứng dụng rộng rãi trong nền khoa học pháp lý hiện đại.
Nội dung cốt lõi của nguyên tắc cho rằng mọi nghi can đều vô tội cho đến khi được chứng minh là có tội.
Nguyên tắc này được áp dụng trong các cáo buộc của phiên tòa hình sự.
(Theo Wikipedia)
“Sao?”
“Bị cáo sẽ được coi như là vô tội cho đến khi bị thẩm phán buộc tội.
Đó là nguyên tắc quan trọng nhất và cũng thông dụng nhất trong tư pháp của một xã hội hiện đại tuân theo pháp luật.
Nói theo cách khác dễ hiểu hơn thì là nếu không có chứng cứ mang tính mấu chốt thì dù anh biết người đó có tội nhưng cũng không thể định tội họ.”
“Cái này thì liên quan gì đến việc em sửa tên?”
Phó Tri Hoán chẳng đáp lời, cười cười dùng tay gõ mặt bàn, đứng lên: “Không có gì, đi ăn cơm thôi.”
Hồi Phó Tri Hoán học cấp ba, từng có một sự việc xảy ra.
Buổi tối hôm đó, cảnh sát nhận được điện thoại báo án.
Tên lưu manh đó tên là Kim Thần Hách.
Lúc gã đi đánh bài có xích mích với người khác, thế là cầm luôn cái chai trên bàn lên đập thẳng vào đầu người ta, giữa lúc ồn ào còn gào lên: “Khôn hồn thì đừng có chọc tao! Tao đây mười hai năm trước từng giết người đấy!”
Người ở đó gọi cảnh sát ngay tức khắc.
Sau đấy, cảnh sát đến dẫn Kim Thần Hách đi, đồng thời cũng lật lại những vụ án trước kia có liên quan đến gã.
Nhưng rồi cũng chẳng có phát hiện gì mới, chỉ từng vào cùng cảnh sát mấy lần vì tội đánh nhau, cướp bóc chứ chưa thấy có dính dáng gì đến giết người.
Chỉ có duy nhất một vụ việc có thể coi như là có dính dáng đến giết người, đó là vụ em gái Phó Tri Hoán bị sát hại dã man vào mười hai năm trước.
Khi ấy Kim Thần Hách cũng từng bị cảnh sát dẫn đi tra hỏi, nhưng lúc đó chẳng có chứng cứ nào chỉ ra vụ việc có liên quan đến gã, đồng thời DNA tìm thấy trên người nạn nhân cũng không khớp nên cuối cùng không bị liệt vào dánh sách kẻ tình nghi.
Vì chuyện dính dáng đến nhà họ Phó danh tiếng ngất trời tại thành phố Đồng nên cảnh sát cũng dốc hết khả năng của mình kiểm tra tên lưu manh kia cặn kẽ.
Gã khẳng định rằng: “Làm gì có chuyện tôi giết người! Chẳng qua là tôi bất chợt nhớ đến sự kiện năm đó, lôi ra dọa chúng nó chút thôi.”
Lời nói lúc xúc động không thể coi là bằng chứng, hơn nữa sau khi điều tra, cảnh sát cũng không tìm được chứng cứ nào hữu dụng nên sau vài ngày tạm giam để phê bình, bọn họ lại thả gã ra ngoài.
Hôm đó, lúc vừa rời khỏi trại tạm giam, Kim Thần Hách đụng phải Phó Tri Hoán.
Phó Tri Hoán đứng trước vạch kẻ đường, ngay cạnh đèn giao thông, dưới đường là dòng xe nườm nượp qua lại, còi xe inh ỏi không dứt.
Anh mặc trên người chiếc áo sơ mi trắng sạch sẽ, đứng giữa dòng người trông vô cùng nổi bật.
Kim Thần Hách huýt sáo, khệnh khạng đứng chờ đèn đỏ.
Đèn vừa chuyển xanh, gã theo dòng người tiến bước về phía trước.
Vừa quay đầu, gã liền trông thấy anh đứng ngay cạnh cột đèn giao thông, bình tĩnh nhìn mình.
Phó Tri Hoán khoác cặp bằng một bên vai, nét mặt lạnh tanh.
Nhưng con ngươi đen láy, sâu hun hút lại khiến người khác nhìn vào phải rùng mình.
Sắc mặt Kim Thần Hách thay đổi.
Đồng tử gã co lại, ngón tay run nhẹ, bàn tay vô thức siết chặt thành nắm đấm, vội vàng rời tầm mắt sang chỗ khác.
Tiếp đó, gã bước nhanh hơn, đi sượt qua vai Phó Tri Hoán.
“Ông chú này.”
Đúng lúc ấy, Kim Thần Hách nghe thấy Phó Tri Hoán gọi mình.
Sống lưng gã cứng đờ.
Gã quay đầu lại một cách máy móc, hỏi: “Có chuyện gì sao?”
Phó Tri Hoán nhìn chăm chăm gã một lúc rồi cười nhẹ, nói: “Không có gì, chú ý nhìn đường.”
Suốt bao nhiêu năm qua, Phó Tri Hoán chưa bao giờ có ý định bỏ qua cho kẻ giết chết Phó Dư Tình.
Qua lời kể của cha mẹ cộng với đi hỏi thăm nhiều người khác, lại thêm Kim Thần Hách trước khi bị bắt thường nói “Mười hai năm trước từng giết người”, chúng khiến Phó Tri Hoán có dự cảm, người này chắc chắn có liên quan đến cái chết của em gái mình.
Vì khoảng thời gian Kim Thần Hách đưa ra quá chính xác.
Giả dụ bạn hỏi một người hơn ba mươi tuổi rằng, anh/chị đã tốt nghiệp cấp ba cách đây bao nhiêu năm, đa số mọi người sẽ nhẩm thử trong đầu trước chứ không đưa ra đáp án chính xác quá nhanh.
Vậy mà dù nhiều năm đã trôi qua, người đàn ông ba mươi tuổi ấy trong lúc kích động lại có thể nhớ chính xác mốc thời gian “mười hai năm trước”.
Nếu vụ việc ấy không liên quan đến bản thân, không đời nào Kim Thần Hách lại nhớ kỹ như vậy.
Phó Tri Hoán quyết định kiểm nghiệm suy đoán của mình.
Và đúng như mong đợi, bằng phản ứng của gã lúc băng qua đường cái, anh dám chắc rằng…
Kim Thần Hách biết anh.
Nhưng trong trí nhớ của Phó Tri Hoán, không có chi tiết nào cho thấy anh từng chạm mặt Kim Thần Hách.
Thế thì, gã biết anh bằng cách nào?
Phó Tri Hoán cố gắng nhớ lại những việc xảy ra ở công viên giải trí năm đó.
Trong lúc sốt ruột tìm cô em gái đi lạc, anh từng va phải một người đàn ông đẩy xe chở rác.
“Chú ý nhìn đường đi.”
Gã đàn ông ấy cau mày nói với giọng điệu đầy cáu kỉnh và nóng nảy.
Thời gian trùng khớp.
Gương mặt mơ hồ của người đàn ông đó hiện lên, lớp chồng lớp trở nên rõ ràng, họa ra ngay hình dáng của Kim Thần Hách.
Là gương mặt đó, không thể sai được.
Phó Tri Hoán của mười hai năm trước không có cách nào tiếp tục tìm hiểu vụ án, nhưng anh của hiện tại có thể dám chắc rằng, dù cho Kim Thần Hách không phải thủ phạm trực tiếp gây ra cái chết thì gã cũng không thoát khỏi liên quan đến chuyện của Phó Dư Tình.
Có điều, tất cả lại chỉ là suy đoán của bản thân anh.
Anh muốn biết sự thật.
Từ đó về sau, Phó Tri Hoán chưa lúc nào dám lơ là việc truy tìm hung thủ sát hại Phó Dư Tình, cũng sát sao theo dõi Kim Thần Hách.
Nhưng suốt bao nhiêu năm qua, đến cảnh sát còn không có cách nào lấy được chứng cứ thì làm sao có chuyện dễ tìm sơ hở.
Cho dù Phó Tri Hoán biết có khả năng Kim Thần Hách nắm trong tay chân tướng vụ án năm đó nhưng vẫn không thể nào tìm được điểm đột phá để tiến hành điều tra.
Bởi vì trên phương diện pháp luật, chúng ta không thể nào dựa vào trực giác mà tiến hành điều tra một người trong khi trên tay không có chứng cứ.
Thế nên, Phó Tri Hoán đã sửa tên mình.
Phó Luật.
Trói luật.(2)
(2)Ở đây tác giả chơi chữ đồng âm khác nghĩa.
Phó Luật /傅律/ là tên cũ của nam chính còn “trói luật” (缚律) ở đây là sự ràng buộc của pháp luật.
Phó Tri Hoán là một người cực kỳ tỉnh táo.
Lấy ác trị ác là chuyện không bao giờ anh cho phép bản thân được làm.
Nhưng, càng hiểu điều ấy, anh càng cảm thấy giày vò.
Anh dần rời xa người nhà của mình, sống cuộc đời cô độc không ai bầu bạn, và cũng không vui vẻ kết thân với bất cứ ai.
Ai cũng nghĩ