Qua sông Thương đi chừng hai mươi dặm đường đã đến gần Trần Gia Thôn, một thôn làng cạnh bìa rừng.
Phàm trần bước xuống lệnh cho mọi người giải tán, Vũ Ca cùng Sơ Không vào khu rừng phía trước, khô Liên Y cùng Hà Ma rời đi, khi có việc tự biết tìm phàm trần.Lúc này trời xế chiều, bước vào đầu cổng làng trần gia thôn là một không khí làm người ta khó tả, không phải âm u như phim kinh dị, hay sẽ có người ra xua đuổi trong những bộ phim truyện ở hiện đạiPhàm trần rảo bước quan sát chung quanh, đầu làng là cây cổ thụ to bên cạnh cây đại thụ là ngôi miếu như căn nhà gỗ người người bước vào được để dâng hương cúng bái thần linh.Phàm trần không định vào miếu thần ở mà hắn muốn vào trong làng.Đi vào trong làng không khí bình thường lan tỏa, mọi người sinh hoạt ai nấy đều rất thân thiện, có người còn bước tới hỏi thăm phàm trần, sau một hồi nghe phàm trần bảo từ xa tới bọn họ không hề bài xích mà còn vui vẻ mời phàm trần ở lại, nghe nam phụ lão ấu ở đây kể làng này là trần gia thôn, diện tích khá rộng giống như một thị trấn ở xã hội hiện đại.
Trong làng có ba ngàn hộ dân.
Trưởng làng là Chung Lão Bá kể rất tường tậnTrần gia thôn không bài xích khách phương xa vì nơi đây khách qua lại cũng rất nhiều, nhưng đa số đến rồi đi, đi rồi đến, trong làng có quán trọ cho khách nhân nghĩ ngơi, còn về vấn đề ở lâu dài thì xưa nay ít thấy.Đang nói chuyện với trưởng làng đột nhiên có một cô bé tầm tám tuổi chạy đến kéo tay phàm trần nói: " thúc thúc hay là ở lại nhà cháu ăn cơm, mẹ cháu làm cơm rất ngon" mọi người cười rộ, đột nhiên trong đám đông có một cô gái tầm ba mươi trở lại nắm tay kéo đứa bé lại, hà nhi đừng quấy phá! Cô bé chu miệng với người thiếu phụ, ánh mắt nhìn về phía phàm trần như mong đợi điều gì, phàm trần cũng vui vẻ hỏi thăm trưởng làng là Chung Lão Bá về việc cô bé nói, trưởng làng không cấm kỵ mà chỉ bảo là do những hộ dân ở đây quyết định, đa số khách nhân thường ở trọ, vì không ai quen biết dân trong làng nên khó mở lời.
Nếu trong làng ai cho phép khách nhân ở nhà mình có sự bảo đảm của chủ nhà thì trưởng làng cùng mọi người không ai phản đối.Hiểu được vấn đề phàm trần tiến lên phía trước đứa bé vừa khi nảy xông ra ngồi xuống cười vui vẻ nói chuyện với nó.
Cháu là hà nhi phải không? Cô bé đáp: dạ phải, thúc thúc ở lại nhà cháu đi, nhà cháu ở cuối bìa rừng, mẫu thân cháu là người tốt.
Phàm trần đứng lên chấp tay trước người phụ nữ thành kính khom người thi lễ rồi nói.
Xin hỏi tẩu tẩu có tiện hay không, vì kẻ hèn này từ bên bờ đông lặn lội qua đây, chỉ muốn tìm chốn dừng chân nương náo mưu sinh, nếu có gì mạo phạm mong tẩu tẩu rộng lòng tha thứ.
Người phụ nữ đứng trước mặt nói: khách nhân nếu thấy không có gì bất tiện thì cứ vào tệ xá dùng cơm, chỉ sợ làm khách nhân chê cười.
Phàm trần đáp: cảm tạ tẩu tẩu.
Sau đó theo mẹ con hà nhi đi vào làng.
Nhà mẹ con hà nhi ở cuối làng cạnh bìa rừng, ngôi nhà đơn sơ mộc mạt nhưng rộng rãi có ba gian lớn.
Vừa vào nhà sau khi tìm lu nước rửa mặt, phàm trần ra đầu làng tìm vài người hỏi mua ít đồ ăn về làm cơm, phàm trần không thiếu tiền, do hắn làm công bảy năm ở xưởng rèn lúc trước dành dụm được không ít bạcPhàm trần tay xách một con gà, một bó rau, cùng vài cân thịt lợn chạy về nhà mẹ con hà nhi.
Về đến nhà phàm trần vội xuống bếp, người phụ nữ thấy ngại kêu khách nhân cứ ngồi chơi để mẹ con em làm cơm tối.
Phàm trần vội cắt lời, tẩu tẩu chớ ngại, vốn kẻ hèn này khó ăn uống, nên trước giờ luôn tự tay mình nấu mong tẩu tẩu thông cảm.
Nghe phàm trần nói vậy thiếu phụ trước mặt cũng không ngăn cản.
Phàm trần xuống bếp làm cơm tốiVốn ăn uống là sở trường của phàm trần.
Hắn cắt một ít thịt mở heo để vào chảo sau đó đốt lửa lên để có mở rồi xào xịt lợn đã cắt nhuyễn với cải xanh, lấy gia vị trong kim quang bảo hạp rắc vào rồi lại đem thức ăn đổ ra bát lớn.
Do trời cũng tối nên hắn cột con gà sau bếp để hôm sau làm cũng không muộn.Cơm tối dọn lên trước nhà chỉ đơn giản thị lợn xào cải xanh nhưng hà nhi ăn rất thích thú.
Con bé vừa ăn vừa chớp chớp đôi mắt tròn xoe khen lấy khen để.
Thúc thúc làm cơm thật là ngon, mỗi ngày thúc thúc làm cơm cho hà nhi ăn, hà nhi thích! Người thiếu phụ ngại ngùng vì trước giờ trong nhà chỉ có hai mẹ con không hề có khách lạ.
Vừa ăn cơm phàm trần vừa trò chuyện cùng thiếu phụ thì được biết thiếu phụ tên là Tố Tâm năm nay đã hai mươi lăm tuổi.
Chồng mất sớm do bệnh tật, một mình ở vậy nuôi con, hai mẹ con nương tựa vào nhau trước giờ đều như vậy.
Tố tâm ăn mặc bới tóc theo kiểu người đã có chồng nên khi vừa gặp nhìn có vẻ đứng tuổi lại không trang điểm cầu kỳ.
Người thôn quê là vậy cái này phàm trần hiểu được.
Tố tâm thiếu phụ sống bằng nghề hái thuốc rồi bán lại cho các hiệu thuốc trong làng, cuộc sống hai mẹ con không quá khó khăn, do