Chiếc Pháp luân xoay tròn trên không đột nhiên biến mất, một luồng ý niệm huyền ảo lùa vào trong ý thức của Chu Thanh, trong không trung hiện ra một bức tranh kì quái. Truyện "Phật Đạo "
Bức tranh như bao quát cảnh vật từ trời cao vạn trượng, mặt nước biển xanh thẳm bao la, trong vùng biện rộng mênh mông không nhìn thấy bờ có 9 chấm đen nhỏ bằng hạt đậu xen kẽ, những chấm đen sắp xếp theo hình thù cổ quái, Chu Thanh chưa từng thấy qua hình vẽ như thế, thị lực từ từ hạ thấp xuống từ trên cao, phát hiện 9 chấm đen kia là chính hòn đảo sừng sững ngoài biển khơi. Từng đàn hải âu bay lượn trên đảo, thỉnh thoảng có gió mạnh rít qua, xoắn theo ngọn sóng lớn vỗ vào nham thạch ngàn vạn năm không hề thay hình đổi dạng, phát ra tiếng sóng xô bờ ào ạt. Màn nước biển xanh thẳm như pha lê, hòn đảo xanh biếc, bọt sóng trắng xóa, từng đàn hải âu bay lượn, tất cả tạo nên bước tranh thiên nhiên hoàn mỹ. Chu Thanh như rơi vào không gian trong bức tranh, một cảm giác khoan khoái len lỏi tận đáy lòng.
Bức tranh đội nhiên thay đổi, những con cá lớn bơi qua bơi lại, những con tôm hùm khổng lồ bò ngang bò dọc, những con sứa biển trong suốt phập phồng hít thở, những mảng tảo xanh cổ quái trôi lềnh bềnh, từng mảnh rừng san hô đầy màu sắc lần lượt hiện ra trước mắt Chu Thanh. Chu Thanh biết khung cảnh được chuyển đến dưới mặt nước, ít nhất có mấy vạn mẫu rừng san hô bao phủ lấy một tòa cung điện hoành tráng, ánh sáng lấp lánh tỏa ra, mờ mờ ảo ảo khiến người ta không nhìn được cảnh vật bên trong.
“Thủy Tinh cung!” Ý nghĩ đầu tiên lóe lên trong đầu Chu Thanh chính là nơi ở của Tứ hải Long Vương trong truyền thuyết.
Khung cảnh biến mất đột ngột không hề để lại chút dấu vết, chiếc Pháp luân lại xuất hiện trên không trung, từ từ hạ cánh xuống đất, lại trở về màu sắc ban đầu, không hề có điểm nào bắt mắt.
Chu Thanh giật mình thoát khỏi cơn mê, ngây ngây dại dại không hiểu chuyện gì vừa xảy ra, tất cả biến cố hình như vượt ngoài sức tưởng tượng của Chu Thanh.
Chu Thanh bắt đầu suy ngẫm tỉ mỉ về ý niệm huyền ảo mà Pháp luân truyền cho mình, phát hiện đó là một tâm pháp tu luyện. Chu Thanh mừng rơn, công lực bản thể của mình do không có cách tu luyện cao thâm và linh đơn diệu dược hỗ trợ nên tiến bộ không nhiều, sau khi cướp lấy bộ Kiếm tu phương pháp luyện công của Thục Sơn mới tiến bộ nhanh được đôi chút, tu luyện đến giai đoạn Dẫn Khí trung kì.
Tham ngộ về trận pháp của Chu Thanh tuy không thể nói là nhất đại tông sư, nhưng cũng được xem như có chút ít thành tựu, cuốn Luyện Khí tổng cương chính là một cuốn bí kíp tổng thể về trận pháp.
Nhưng xét về mặt tu luyện tự thân, do không có pháp quyết để tham khảo, pháp quyết được lão đạo Lăng Vân truyền thụ chỉ là thứ tầm thường hạng hai, Chu Thanh thành ra một tên ngốc trong giới tu đạo, nhưng cách tu luyện từ trong Pháp luân hiện ra vừa nãy dù ngốc cỡ nào cũng phải hiểu ra đó chắc chắn không phải thứ tầm thường.
Về cách thức tu luyện, Chu Thanh tuy không ai chỉ bảo nhưng ít nhiều cũng biết được đại khái. Phật giáo chú trọng tu luyện tự thân, chia làm Tam mạch Thất luân, Đạo gia chú trọng tu luyện nguyên thần, mỗi phái có sở trường riêng, có người chuyên tu luyện thể xác, có người chuyên tu luyện nguyên thần, lại có kẻ tu luyện cả hai, chỉ là chú trọng vào điểm nào đó thì mỗi người mỗi khác, cách tu luyện diễn biến từ đó ra như cát trong sa mạc, nhiều vô số kể.
Nhưng tóm lại vẫn phải dựa vào Kỳ kinh bát mạch trong cơ thể con người, dẫn dắt các loại linh khí trong trời đất, các nguồn năng lượng tản mác ngoài vũ trụ để rèn luyện thể xác, bổ sung nguyên thần.
Hoặc cũng có thể dựa vào vũ khí, như luyện kiếm chẳng hạn, hoặc cũng có cách tu luyện hoàn toàn dựa vào thể xác, ví dụ như ngồi thiền luyện khí.
Năng lượng hấp thu vào cũng khác biệt nhau, Ma đạo chủ yếu hấp thu tử khí, âm khí dưới đất, Đạo gia hấp thu linh khí, còn có tên gọi là tiên khí, cũng có môn phái vận dụng năng lượng ngũ hành để tu luyện, như Ngũ Hành tông, vận dụng Thái Dương Chân Hỏa tu luyện. Còn năng lượng giữa trời đất mà Phật môn, Yêu quái, Vu thuật, Bùa ngải sử dụng đều khác nhau xa.
Tất nhiên, tu đạo chính là vì mục đích cải tạo tự thân, không ngừng tiến hóa cho mình mạnh lên. Phật, Đạo, Ma, Yêu đều có chung một điểm tương đồng, vì muốn sở hữu sức mạnh to lớn, từ xưa