Hoàng thượng đọc xong sổ con vạch tội Thuần Vương, hờ hững đặt qua một bên, nhìn số bên cạnh, ông mệt mỏi bóp trán, hỏi: "Sổ tây bắc chưa tới à?"
Đại học sĩ Nội các Nguyên Vinh đáp: "Bẩm thánh thượng, vẫn chưa."
Hoàng thượng gật đầu, tiếp tục duyệt sổ.
Chốc sau, một nội thị đến trước mặt ông nói câu gì đó, tay ông khựng lại, hơi nhăn mặt.
"Ừm." mất hồi lâu mới đáp.
Nguyên Vinh dò hỏi: "Hoàng thượng, vậy thần đem mớ sổ này xuống trước."
"Ừ."
Nguyên Vinh khom người ôm số sổ đã được phúc đáp xong lui ra.
Một tiểu thái giám vào bẩm rằng Thượng thư Bộ binh Quý Hàn Tùng xin cầu kiến, hoàng thượng phất tay cho nội thị nọ bước sang một bên, tuyên Quý Hàn Tùng vào.
Mục đích của Quý Hàn Tùng cũng là chuyện ở tây bắc.
Mấy ngày nay hoàng thượng chẳng có động thái gì, không biết vốn không bận tâm hay là treo để đó.
Ông ta với Thuần Vương chung một chiến tuyến, nên cần rõ ý hoàng thượng ra sao mới biết được bước tiếp theo mình nên làm thế nào.
Ông ta báo cáo quân tình xong, nói: "Ngọc Thự Quan dễ công khó thủ, chính tay Thuần Vương điện hạ lại giế t chết ba quỷ dạ xoa bộ tộc Tây Kiêu mới khiến dân Khương không dám xâm phạm trong thời gian dài, điều này quả là hiếm hoi.
Hôm nay thần đã xem lại hồ sơ những năm trước, phàm mười hai dạ xoa Tây Kiêu tham chiến, tử chiến tướng sĩ Đại Khang ta tất vô cùng nặng.
Lần đầu Vương gia tham chiến đã được chiến tích vậy, thần tấu thỉnh thánh thượng khen thưởng Thuần Vương, khích lệ sĩ khí."
Hoàng thượng nghe xong lời ông ta, đáp: "Ái khanh nói có lý."
Quý Hàn Tùng mở cờ trong bụng.
Hoàng thượng nói tiếp: "Nhưng nếu chỉ thắng một trận phòng, tùy tiện ban thưởng, e rằng sẽ làm lạnh lòng các tướng sĩ canh giữ biên ải nhiều năm, đồng thời cũng khiến Thuần Vương dễ sinh ra tâm lý ngạo mạn.
Theo trẫm thấy, chờ Thuần Vương hạ địch trở về, trẫm hứa khâm cho ái khanh quyền truyền ý chỉ, thế nào?"
Ông ta đã đổ mồ hôi lạnh đầy mình, đáp vội: "Thần ngu dốt, thần ngu dốt, xin hoàng thượng trách phạt."
Hoàng thượng ôn hòa bảo: "Trẫm trách phạt ngươi làm gì, về đi, Thuần Vương mang chiến thắng về triều ngươi còn phải đi truyền chỉ đấy."
Quý Hàn Tùng dập đầu một cái thật mạnh, bước lùi một cách gấp gáp, sợ người ta bắt gặp dáng vẻ nhếch nhác của mình rồi không tránh khỏi phỏng đoán lung tung.
Hôm sau, sổ con vạch tội Thuần Vương mãi không xuất binh, lừa gạt làm giả quân công mỗi một nhiều.
Nhưng chuyện này để sau hẵn bàn.
Hoàng thượng đợi Quý Hàn Tùng đi rồi, nói với nội thị bên kia: "Thuần Vương phi tới cung Cảnh Dương?"
Nội thị đáp: "Thuần Vương phi đến ở chừng nửa canh giờ ạ."
Hoàng thượng nở nụ cười khó hiểu, lát sau bảo: "Trẫm nghe nói Khánh Vương phi cũng thường xuyên vào cung?"
Nội thị Hoàng Linh cười đáp: "Nô tài nghe đâu Khánh Vương phi thường đến khóc kể với Nguyên Quý phi, chắc Khánh Vương điện hạ còn tuổi ham chơi, Vương phi thấy mình bị vắng vẻ đấy ạ.
Suy cho cùng vẫn còn là thanh thiếu niên, tới chỗ mẹ chồng phân xử cho tiện."
Ông lắc đầu cười khổ: "Cái thằng ba này, đúng là trẻ chẳng hiểu chuyện."
Hoàng Linh nói: "Ngược lại thì Đại Vương phi hiền lương thục đức nhất, chưa bao giờ lục đục với Cảnh Vương điện hạ, đối xử với hai người con trai của Cảnh Vương như là mình sinh."
Hoàng thượng không nói gì, gương mặt vốn đang tươi cười dần dần nặng nề.
Thuần Vương phi tiến cung, sau đó Quý Hàn Tùng diện thánh, ông đã thấy được hậu quả.
Hoàng hậu dịu dàng bảo: "Con mang thai, không được khóc.
Con yên tâm đi, nếu đã là tin đồn thì đương nhiên không phải sự thật.
Hoàng thượng sẽ không để bụng đâu."
Tề Nghê Quần lau nước mắt, buồn bã thưa: "Nhi thần chỉ có thể dựa vào mẫu hậu."
Hoàng hậu mỉm cười: "Con ngoan, mẫu hậu sẽ xin cho Sâm Nhi." Bà nhấp ngụm trà, khẽ thở dài: "Nhưng Sâm nhi cũng thật là, xuất binh là chuyện lớn, nó dẫn nam sủng theo chẳng hay ho gì cả."
Nàng vội vã phân trần: "Chắc mẫu hậu chưa biết, mẹ đẻ Tề Vân Nhược là kỹ nữ, chính là Thủy Linh Lung từng được ái mộ nhất kinh thành.
Tề Vân Nhược học được từ mẹ nó một bụng mánh khóe mê hoặc người ta.
Với lại nó cũng không phải lớn lên ở phủ Tử Dương bá.
Nó giấu giếm con với mẹ con để được dẫn vào Vương phủ.
Hạng người thủ đoạn thế này chưa từng xuất hiện bên cạnh Vương gia, trong thời gian ngắn khó đánh giá đúng, xin mẫu hậu lượng thứ cho chàng."
"...!Thủy Linh Lung à, ngược lại ta từng nghe qua."
Tây bắc, Ngọc Thự Quan.
Lý Sâm đứng trên cổng thành, trông ra sông núi mênh mông.
Lời đồn trong quan cuồn cuộn như bụi mù, ngạc nhiên là hắn lại chẳng cho người ngăn chặn.
Tề Vân Nhược luôn lo âu, song hắn chỉ bảo: "Tư duy thì dứt lời đồn, ta xử phạt họ thì ngược lại ta có tật, chó cùng rứt giậu."
Lúc hắn nói những lời này mang đậm sự chế giễu.
Y cả giận: "Thanh danh Vương gia bị mấy tên tiểu nhân này hủy hoại hết."
Hắn chỉ cười, không đáp.
Người nên bị chỉ trích không chịu phát binh nên là Triệu Vĩ Đô mới đúng.
Bởi vì địa vị Lý Sâm cao hơn mới làm cho người ta quên mất hắn đang ở vị trí Thiên phu trưởng.
Triệu Vĩ Đô phái rất nhiều trinh sát trong quan đi dò xét khu trú binh của tộc Khương, nhưng như công giã tràng.
Người Khương nắm rõ địa hình sông núi phức tạp ở đây hơn, vả lại còn được tùy ý sử dụng bản đồ chính xác của Tân Nguyên quốc.
Trái lại, người Trung Nguyên thủ quan nhiều năm liền, từ năm này sang năm nọ, chỉ cần phòng thủ thôi, thành thử chẳng hiểu biết gì tình hình thực tế ngoài quan.
Tấm bản đồ Lý Sâm sử dụng cũng chỉ thể hiện một vài địa điểm quan trọng, trinh sát phái đi mấy ngày nay đã bổ sung kha khá chi tiết, song mấy chỗ chưa xác minh được vẫn đầy rẫy nguy hiểm như cũ.
Triệu Vĩ Đô với Tư Đức luôn chờ tộc Khương, đặc biệt chờ đám Bác Đột Khắc với Nỗ Bỉ Cáp tộc Tây Kiêu đánh trả.
Tuy nhiên ngót nghét nửa tháng trôi qua, Lý Sâm lại đón được một tin dữ.
Thủ lĩnh A Cổ Nhân Mộc tộc Khương dự định ban thiếp phi (cơ thiếp) – Trường bình công chúa Lý Dao cho con cả Bá Cách làm thiếp.
Tề Vân Nhược nhớ như in ngày hôm đó, trinh sát truyền tin này tới tay Triệu Vĩ Đô, Triệu Vĩ Đô tìm Vương gia.
Mới đầu Vương gia tưởng tin chiến sự, ngờ đâu sắc mặt Triệu Vĩ Đô quá xấu, ngay cả y cũng nhận ra có chuyện bất thường.
Ông lưỡng lự thuật lại sự việc, hắn thình lình đứng bật dậy, mà đứng cũng chẳng vững mấy.
Y hoảng sợ la lên, Lý Sâm gạt tay y, nghiến răng nói mấy chữ — "Hiếp người quá đáng, A Cổ Nhân Mộc, Bác Đột Khắc, hiếp người quá đáng..."
Triệu Vĩ Đô hỏi: "Vương gia...! chúng ta xuất binh không?" Ông ta có thể dẫn binh, nhưng dính líu hoàng tộc, cũng chẳng dám tự ý quyết định.
Tề Vân Nhược vội nhìn Lý Sâm, hắn cười lạnh: "Chúng thả tin tức không phải ép chúng ta xuất quan sao? Chắc đã chuẩn bị chu đáo hết rồi."
Ông chau mày: "Chẳng lẽ ta trơ mắt nhìn công chúa...!" Lời còn chưa dứt, ánh mắt lạnh lẽo của Lý Sâm đã quét tới, ông lập tức im bặt.
Tại tộc Khương, cô gái lấy chồng xong sẽ phụ thuộc vào chồng.
Cấp bậc thiếp thất lại càng giống như nô lệ, sau khi gia chủ qua đời con trai của họ đều được phép thừa hưởng thê thiếp họ.
Lúc còn sống họ cũng có thể tặng cơ thiếp của mình cho người khác.
Thế nhưng công chúa Trường Bình dẫu sao cũng là công chúa Đại Khang, địa vị cao quý, chẳng lẽ đám mọi rợ ấy dám làm chuyện này thật sao?
Triệu Vĩ Đô nào dám cam đoan, lòng cũng phiền muộn lắm.
Thời cơ tốt nhất trước mắt là không xuất binh, nhưng đất nước bị tổn hại tôn nghiêm, hoàng thượng không vui, ông cũng khó ở.
Tề Vân Nhược ở bên cạnh, nhớ lại lúc Vương gia hồi tưởng về công chúa Trường Bình, hắn từng thề phải đưa trưởng tỷ về kinh thành, sao dễ dàng khoan nhượng chuyện trưởng tỷ chịu nỗi nhục lớn như này.
Đám người Khương đó lắm mưu nhiều kế, nham hiểm thật sự.
Tối ấy, Lý Sâm triệu tập thân tín cùng với vài vị tướng quân tới nghị sự, cả đêm chưa về.
Sám sớm, y ra ngoài tìm, phát hiện hắn đang ngồi ở một góc vắng vẻ trong khu trú quân, trong tay cầm bầu rượu.
Gió đêm biên cương mát mẻ, Tề Vân Nhược không biết hắn ngồi đã được bao lâu, gấp gáp dìu người vào trong nhà, bưng nước ấm về.
Lý Sâm nằm trên giường, một tay gác che mắt.
Y giúp hắn làm ấm cơ thể, hắn nỏi: "Không cần, ta không say.
Vừa về là ra đó ngồi cho yên tĩnh thôi."
Y không nói gì.
Căn phòng chẳng lớn mấy chỉ còn mỗi giọng Lý Sâm bủa vây.
"...! Thực ra trưởng tỷ vào cung Từ An muộn