Thành Tư Cật khó chơi cỡ nào, lớp đại thần trước từng đi sứ sang Tân Nguyên Quốc vừa nhắc tới là nước mắt các cụ tuông trào.
✾▬▬▬๑۩♡۩๑▬▬▬✾
Hoàng hậu phúc thân, trầm giọng: "Nhi thần không dám kể công. Là nhờ mẫu hậu dạy dỗ nên Sâm nhi mới có thể bảo vệ lãnh thổ Đại Khang, giải ưu thay Hoàng thượng."
Thái hậu mỉm cười có vẻ như không muốn nói về vấn đề này nữa, mà Hoàng hậu thì nháy mắt đó toàn thân đổ mồ hôi lạnh --- Tại sao Lam Thái hậu đột nhiên ra ngoài? Bà đã biết gì rồi? Thái hậu đã đóng cửa cung bảy năm, bảy năm này dù chuyện gì phát sinh cũng không thấy bà có động tĩnh nào, sao lại lựa ngay lúc này... Sau khi Hoàng hậu vào cung, trong các cuộc đấu đá âm thầm giữa mẹ chồng nàng dâu, nàng chưa bao giờ thắng. Phút cuối vẫn là trông Lam Thái hậu như chán chê, chủ động rút lui, hoàng hậu mới có cơ hội nghỉ ngơi.
Lần trước Thuần Vương phi đến xin, hoàng hậu lập tức chạy vạy khắp nơi nhờ nói đỡ giúp Lý Sâm, nhưng hành động của hoàng hậu lại giống như chứng thực những tin đồn đó. Nàng càng thuyết phục được nhiều người nói đỡ càng khiến cho người ta cảm thấy kỳ lạ. Sau đó người người nghĩ rằng Lý Sâm không chỉ vô công còn hoang dâm, chỉ có thể dựa dẫm mẹ với vợ chạy vạy cho hắn ở mặt trận phía sau.
Lam Thái hậu ra cung Từ An khiến cho cả kinh thành sóng to gió lớn. Nhà họ Chu, họ Nguyên nhất thời câm như hến, quan viên từng tham gia buộc tội Thái hậu tham chính cũng không tránh khỏi sinh ra sợ hãi trong lòng, cũng có kẻ thiếu đầu óc cảm thấy giờ Thái hậu đã già, chẳng giở được thủ đoạn gì nữa.
Hoàng Thượng thì mỗi ngày đều thực hiện thần hôn định tỉnh*, hai mẹ con tươi cười hòa thuận vui vẻ, người ngoài chẳng nhìn ra chút bất thường nào. (*sớm tối thăm hầu)
Sau hôm Lam Thái hậu xuất cung, tất cả những lời đồn liên quan đến Thuần Vương lập tức biến mất --- thậm chí Lam Thái hậu còn chưa nói chữ nào.
Tân Nguyên Quốc.
Dường như mỗi ngày Thành Tư Cật đều phải hóng hớt cuộc trò chuyện giữa Đàm Kiều với Phượng Tường một lần. Mấy ngày sau hắn cảm khái: "Hai người họ đã tự động loại ta ra, vài ngày nữa sẽ trở mặt đấy."
Hắn cùng Tề Vân Nhược ở đó được ba bốn hôm, ngoại trừ rời khỏi đây chẳng còn ý tưởng nào khác. Thành Tư Cật thì nghe xong chuyện này lại muốn đi hóng chuyện nọ, y không khỏi nghi ngờ Thành Tư Cật đã tính sẵn trong lòng từ lâu rồi, có chuẩn bị đầy đủ, chẳng thèm đặt nặng Đàm Kiều với Phượng Tường.
Thế mà hắn lại lấy làm ngạc nhiên, trả lời: "Sao cậu nghĩ thế được. Thuộc hạ của ta người bị bắt, người bị khống chế. Đàm Kiều với Phượng tường có thể tước mạng ta bất cứ khi nào."
Tề Vân Nhược ghét cực, ăn cơm mà tức.
Hắn thong thả ung dung: "Ta không về nước đã gần hai năm, hai năm này Đàm Kiều nắm triều chính, những thần tử đó không giỏi như ta đâu. Tân Nguyên Quốc ít đội ngũ, phần lớn lại đóng quân ở biên cảnh, ta không thể chuyển họ về đây."
Y chau mày: "Chẳng lẽ ngươi định chờ chết ở đây thật ư?"
Gương mặt Thành Tư Cật nhanh chóng mất đi vẻ bất cần trước đó. Hắn lạnh nhạt đáp: "Chúng ta không chết."
Tề Vân Nhược có hơi ngỡ ngàng, mãi đến khi y nhớ ra hắn là loại người gì mới gần như hiểu thông: "Ngươi đang chờ Đàm Kiều nhận ra bản thân không xử lý được quốc sự? Không thể không có ngươi."
Hắn nhấp ngụm rượu, vẻ mặt để lộ đôi chút trào phúng: "Hai năm nay nếu không phải ta giao thiệp bên ngoài, trong nước sẽ không được an bình như này. Chỉ đồ ngu Đàm Kiều mới nghĩ rằng đó là công gã. Bây giờ quanh nước tình hình gay gắt, Đàm Kiều nghĩ chỉ lo thân mình chính là nằm mơ!"
Tề Vân Nhược như đang suy ngẫm.
Tuy Tân Nguyên Quốc không trực tiếp xuất quân đánh Đại Khang nhưng đầu tiên là cung cấp lương thảo cho tộc Khương, sau đó đi phục kích Tư Đức. Hẳn giờ đây sứ thần Đại Khang đã lên đường rồi --- nếu như là Thành Tư Cật, hắn có hàng trăm lí do thoái thác có thể giải quyết vấn đề một cách hoàn mỹ, là năng lực ngoại giao mà Đàm Kiều không sánh bằng. Đến khi Đại Khang - một đại cường quốc - đến với thái độ vấn tội, thư sinh như Đàm Kiều chỉ biết xử lý việc vặt vãnh trong triều có thể làm được gì?
Thành Tư Cật mong chờ ngày đó.
Tề Vân Nhược cúi đầu, trong lòng lại nghĩ, nếu sứ thần Đại Khang tới liệu mình có cơ hội ra ngoài không? Nếu như có thể lợi dụng chuyện này liên lạc với Vương gia...
Chẳng bao lâu nữa sứ thần Đại Khang sẽ đến. Vào mấy năm trước, Tân Nguyên Quốc từng tập kích biên cảnh bởi do nạn hạn hán, sau đó bị đánh cho về nhà. Thành Tư Cật - một người thông minh đã thẳng thắng đầu hàng, vả lại còn kể khổ một chặp, nói là nếu như mình không giải quyết khó khăn dân chúng sẽ chết đói, bảo sứ thần đừng nói ra ngoài, để cho Tân Nguyên Quốc đền tiền. Kết quả là nếu sau này Thành Tư Cật vào kinh, phải lấy lễ tiết quân thần gặp quân --- thế nhưng hắn ta đâu muốn vào kinh, điều khoản này hoàn toàn vô nghĩa. Hai nước đã ký kết minh ước không xâm phạm, lần này sứ thần Đại Khang đến sẽ thuận dịp nhắc lại minh ước này luôn.
Đi sứ lần này có Đại học sĩ Nội các Nguyên Vinh và Thị giảng học sĩ Hàn lâm Quý Hoàn.
Thị giảng học sĩ là học sĩ ở cạnh hoàng đế thay ngài giảng giải, phẩm cấp không cao nhưng lại là cận thần vua, địa vị tôn kính. Vốn Quý Hoàn chỉ là một biên tu nho nhỏ trong Viện Hàn Lâm, ngày ngày sắp xếp thư mục trong Tàng thư các, đúng ra là chẳng có cơ hội này. Tuy y là Thám hoa nhưng lại chẳng nổi trội trong luồng học sinh thanh lưu[1], học giả uyên bác. Trên danh nghĩa, y phải gọi phụ thân của Quý phu nhân - Văn Đại học sĩ - là ông ngoại. Văn Đại học sĩ đào mận khắp nơi*, được người người kính trọng, tuy nhiên Quý Hoàn lại ước gì cách ông ta thật xa. [*桃李; đào mận nghĩa bóng tiếng Hán là học trò của một thầy giáo nào đó]
Ai ngờ Hoàng thượng đến viện Hàn Lâm thấy Quý Hoàn đang chỉnh sửa tập sách, bút pháp trâm hoa tiểu Khải[2] thanh thoát phóng khoáng. Ông thích nhất là nét vẽ đẹp[3] nên gọi Quý Hoàn đến, thấy tân Thám Hoa này nói năng phóng khoáng tự nhiên, giọng nói nhẹ nhàng, tiện cho vị trí Thị giảng Học sĩ. Có thể nói Quý Hoàn là bay thẳng lên trời, ai nấy cực kỳ hâm mộ. Vừa mới được hơn tháng, Hoàng thượng để hắn theo Nguyên Vinh đi sứ, nếu hắn mang vài tin tốt về thì chuyện thăng quan lần nữa nằm trong tầm tay.
Từ khi Quý Hoàn biết Tiểu Tề theo Thuần Vương xuất chinh, lòng lại luôn có một nỗi lo mơ hồ, sau khi tin đồn rộ lên trong kinh thì lo nghĩ cho y. Tuy nhiên lời