Mấy vị sư huynh đệ của Phong Thiệu không ai phản đối việc y muốn thu Hà Loan vào Côn Luân tông.
Ở chung mấy năm nay, hai vị sư huynh càng thêm khoan dung với y.
Một sư đệ ôn hòa, lượng thiện, hiền lành, lại không bao giờ tranh cãi rất khó khiến người ta chán ghét.
Hơn nữa, y đã đưa người vào Mục gia để ngụy trang, coi như vẫn giữ được thể diện cho Côn Luân tông.
Triệu Bác và Trương Bách Thiên cũng không phê bình việc Phong Thiệu muốn nhận Hà Loan làm đồ đệ.
Tu giả trong thế tục, chỉ vừa lên Trúc Cơ là đã có thể thu nhận đồ đệ.
Mặc dù Côn Luân chưa đến mức như vậy nhưng tu vi Kim Đan thì có thể.
Ngay cả Triệu Bác cũng có hai đệ tử thân truyền, Trương Bách Thiên không thích bị gò bó nên không nhận đệ tử, tuy nhiên những người như hắn không phải là số đông.
“Tiểu A Loan, sau này ta sẽ là sư tôn của con!”
Phong Thiệu cong cong khóe miệng, không kìm được bèn cúi người ôm lấy Tiểu Hà Loan.
Cô bé hơi giật mình nhưng cũng bị mặt quỷ của Phong Thiệu chọc cho cười như nắc nẻ.
Phong Thiệu cũng cười, trong lòng thầm nghĩ: Bé con, sau này con phải ghi nhớ công ơn của ta đấy.
Hạnh phúc nửa đời sau của ta hoàn toàn phụ thuộc vào con đó!
“Sư tôn.” Hà Loan cũng không sợ người lạ, nằm trong lòng Phong Thiệu hô lên hai tiếng thật giòn giã.
Phương Trường Tín ở bên cạnh nhìn thấy vậy liền nhíu mày.
Cậu không thể ngờ sư huynh lại thích một đứa con nít đến vậy.
Hiện giờ trong mắt của Phong Thiệu chẳng thể chứa nổi người nào nữa, chỉ một lòng khát khao chờ mong, đợi hai mươi năm sau, khi Cố Hoài đưa Minh Tịnh trở về Côn Luân thì y đã có đồ đệ Hà Loan rồi.
Có nữ chính làm bùa hộ mệnh thì còn cần e sợ điều gì nữa!
Đến lúc Minh Tịnh muốn hợp tịch song tu với Hà Loan còn phải hỏi ý kiến xem vị sư tôn này có gật đầu hay không nữa đấy!
Sau khi rời khỏi Tây Hòa châu, đoàn người Phong Thiệu liền đi thẳng tới Bình Nhung châu, Dương Hạ châu rồi đến Thương Trạch châu.
Hơn nửa năm, mọi chuyện trên đường đi đều vô cùng suôn sẻ.
Phong Thiệu nghĩ mọi việc đã sắp xong xuôi hết cho nên càng đối xử với mọi người hòa ái dễ, gần hơn; không những ân cần hỏi han các vị sư huynh đệ mà còn vô cùng quan tâm đến các đệ tử nội, ngoại môn, thậm chí thường hay chỉ dạy bọn họ tu hành.
Ngay cả những đứa trẻ thu nhận từ các thế gia cũng được y dốc lòng quan tâm, chăm sóc cho cuộc sống hàng ngày của chúng.
Khiến những người của các thế gia kia mỗi lần nhìn thấy y đều không khỏi cảm khái: Không hổ là đại tông đứng đầu ở Cửu Châu, cứ nhìn khí độ và tâm tính này đi! Đứa nhỏ được đưa tới đó rồi thì còn gì mà không yên lòng nữa!
Thực chất, người được Phong Thiệu yêu thương nhất chính là vị nữ đệ tử mà y mới thu nhận – tiểu cô nương Hà Loan.
Không chỉ vì tầm quan trọng đặc thù của nàng mà còn vì nàng thật sự khiến cho người ta yêu thích không thôi.
Sau mấy tháng ở chung, Phong Thiệu phát hiện tiểu cô nương này vừa có dáng vẻ đáng yêu, mà tính tình cũng rất ngoan ngoãn, thậm chí ngay cả chân tơ kẽ tóc cũng khiến người ta cực kỳ yêu thích!
Vừa nhu thuận vừa hoạt bát, vừa thông minh lanh lợi, vừa ngốc nghếch đáng yêu, khiến cho nụ cười của Phong Thiệu trở nên chân thành hơn rất nhiều.
Không chỉ y mà ngay cả sư huynh Triệu Bác thường hay nghiêm túc cũng bị Hà Loan chọc cười, càng khỏi nói đến Trương Bách Thiên, mỗi ngày hắn đều muốn lôi Hà Loan đi ủ rượu, còn cầm đũa chấm rượu trêu chọc nàng mà nàng cũng không bị chọc đến khóc òa.
La Thắng cứ hễ nhìn thấy Hà Loan là phải nhéo mặt, trò chuyện với nàng…
Phong Thiệu đoán, chẳng lẽ đây chính là hào quang của nữ chính trong truyền thuyết đấy ư?
Y khẽ lắc đầu, không suy nghĩ linh tinh nữa mà tiếp tục dạy dỗ tiểu loli đang nằm trong lòng: “A Loan, những lời sư tôn vừa nói, con nghe có hiểu không?”
Hà Loan gật đầu thật mạnh rồi há miệng nói to: “Luyện ngũ nha chi khí, phục thất diệu chi quang, chú tưởng án ma, nạp thanh thổ trọc, niệm kinh trì chú, tốn thủy xuất phù…”
Phong Thiệu nghe thấy giọng nói mềm mại của nàng, mới chỉ đọc lướt qua một lần mà đã có thể đọc to rõ ràng không sai chữ nào thì không khỏi cảm thán: Không hổ là đứa nhỏ có tư chất tốt, nếu là một đứa trẻ ba tuổi bình thường thì chỉ cần nói sõi đã tốt lắm rồi.
Thấy đối phương hài lòng, tiểu Hà Loan bèn tròn mắt, nắm lấy vạt áo của Phong Thiệu rồi nói: “Sư tôn, bánh quy xốp.”
Phong Thiệu nhíu mày lắc đầu: “Không được.
Con vốn lớn lên trong thế tục, hồi bé có thể không để ý đến chuyện ăn uống nhưng hiện giờ không được ăn những thức tục vật kia nữa.”
Hà Loan không muốn nghe lời y, nàng cọ cọ vạt áo của đối phương rồi nghiêm túc lặp lại một lần nữa: “Sư tôn, bánh quy xốp.”
Thấy Phong Thiệu giả bộ như không nghe được, nàng bèn bổ sung thêm một câu với vẻ cực kỳ tội nghiệp: “Sư tôn, A Loan đọc được rồi, một chữ cũng không sai, bánh quy xốp.”
Thì ra vì thế nên mới phát huy tốt hả? Phong Thiệu nhìn nàng một cách bất đắc dĩ, Hà Loan lại bình tĩnh gật đầu, dáng vẻ chắc chắn mình không hề nhớ nhầm.
Phong Thiệu nhịn cười nhưng vẫn không đồng ý: “Vi sư nói là học hết toàn bộ, sau đó nhận biết được thần thức và linh khí, còn con chỉ mới đọc được có một quyển sách mà thôi.”
Hà Loan nhìn Phong Thiệu chằm chằm không rời, đôi mắt đen láy không hề chớp, tựa như đang xác định điều gì đó: “Sư tôn gạt người.”
Phong Thiệu bật cười, khẽ nhéo mũi nàng: “Là do con không để ý thôi, còn dám trách sư tôn gạt người.
Hơn nữa người khác nói gì con cũng tin sao?”
Hà Loan nghiêng cái đầu nhỏ, dường như đang tự hỏi, sau đó lại gật đầu: “Tin sư tôn.”
“Vì sao?” Phong Thiệu ôm nàng vào lòng, cười hỏi.
Khuôn mặt nhỏ nhắn của Hà Loan tràn ngập vẻ nghiêm túc: “Sư tôn tốt, cho A Loan ăn bánh quy xốp.”
“Không cho con ăn thì không tốt, đúng không?” Phong Thiệu giả vờ giận dữ định nhéo nàng.
Hà Loan thấy vậy thì không bày vẻ đứng đắn nữa, lập tức nhảy xuống khỏi người y.
Thấy Phong Thiệu không để ý tới nàng, nàng lại lắc lư thân thể nho nhỏ của mình trở về.
Phong Thiệu cố ý không nhìn nàng, nàng liền nắm lấy áo choàng của y, giật nhẹ túi gấm của y, sau đó lại ôm chặt lấy y, cuối cùng còn không quên nũng nịu: “Sư tôn… sư tôn… sư tôn tốt nhất…”
Phong Thiệu bật cười, trừng mắt với đứa nhỏ: “Quỷ tinh nghịch.”
“Sư tôn tốt nhất…” Hà Loan phồng miệng gọi thêm một tiếng.
Cuối cùng Phong Thiệu lại ôm lấy nàng, thổi một hơi vào cổ khiến cho đứa