Lâm Trọng Hải là chưởng viện thư viện hoàng gia Hạnh Lâm, dù xin nghỉ về quê chúc thọ cho mẫu thân, nhưng vẫn phải quay lại kinh thành. Ông quyết định ngày mùng sáu tháng ba sẽ lên đường, nên ngày thứ hai sau Xuân Thưởng Yến, tức mùng bốn tháng ba, Ngũ lão gia bèn mời Lâm nhị lão gia lên núi du ngoạn, nói cho oai là: thực tiễn.
Ngũ lão gia có lòng mời Ngũ phu nhân đi chung, nhưng bị Ngũ phu nhân cúi đầu mỉm cười cự tuyệt. Ngũ lão gia sờ mũi, đành mang theo một đám sai vặt người hầu, khiêng ấm trà, bầu rượu các thứ lên núi Mai Sơn.
Chờ lên đến Mai Sơn, ông ngẩng đầu nhìn thấy Lâm Trọng Hải mang theo hành lý đơn giản và một lão bộc đi đến, không khỏi kinh ngạc, hỏi: “Dù hôm nay không phải ngày nghỉ, nhưng hai học sinh của huynh đâu?”
Người ông nhắc tới đương nhiên là Viên Trường Khanh và Chu Sùng.
Lâm Trọng Hải lắc đầu cười đáp: “một bên là hai ông già điên rồ, một bên là hai tiểu cô nương như hoa như ngọc. Chiếu theo tính phong lưu năm đó của huynh, chỉ sợ cũng bỏ ta mà đi bên kia.”
Ngũ lão gia lại kinh ngạc một hồi. Sau khi hỏi kỹ mới biết, thì ra trước khi Lâm Trọng Hải ra cửa, Lâm lão phu nhân đã đưa bái thiếp đến quý phủ Ngũ lão gia, bảo là muốn đến thăm Ngũ phu nhân. Bởi vì hôm nay không phải ngày nghỉ, mà Lâm Trọng Hải có hẹn, trong nhà chỉ còn mấy người Lâm Như Trĩ, Viên Trường Khanh chưa nhập học và Chu Sùng là rảnh rỗi. Lão phu nhân bèn nghĩ, tốt xấu gì Viên Trường Khanh cũng có chút quan hệ thân thích với Hầu gia, vì vậy bổ nhiệm Viên Trường Khanh hộ tống bà điquý phủ của Ngũ lão gia.
Viên Trường Khanh thì sao cũng được, tất nhiên Lâm Như Trĩ như cái đuôi nhỏ, Chu Sùng nghe nói lão phu nhân đi tìm Thập tam nhi… mẹ cả nàng, nên chết sống ầm ĩ đòi đi theo. Ngay cả lão thái hậu luônnói một không hai trong cung còn không địch lại Ngũ hoàng tử mặt dày này, trong khi Lâm lão phu nhân là một người giáo dục có tư tưởng phóng khoáng, vốn chẳng có quan niệm nam nữ cổ hủ như hai Mạnh lão phu nhân, bà cảm thấy một đám trẻ tuổi ở chung với nhau không có gì hết, dù sao còn có bà ở bên cạnh nhìn, ngẫm lại cũng đồng ý.
Cho nên đáng lẽ Lâm nhị tiên sinh nên có hai đệ tử hầu hạ, bèn không thể tranh với mẫu thân ông(?), đành một mình dẫn theo một lão bộc đến chỗ hẹn.
Mà Ngũ lão gia nghe nói Lâm lão phu nhân đến thăm hỏi Ngũ phu nhân, tinh thần ông lập tức khôngyên, nhiều lần sẩy chân suýt lăn xuống núi.
Từ hôm qua, Lâm nhị tiên sinh đã nhìn ra Ngũ lão gia nịnh bợ Ngũ phu nhân. Bây giờ thấy ông không yên lòng như vậy, bèn kéo Ngũ lão gia đến chỗ vắng vẻ trên đường núi ngồi, lại đuổi đám tôi tớ đi xa xa. Ông nhìn Ngũ lão gia cười nói: “Dũng khí thời trai trẻ của huynh đi đâu hết rồi? Ta không ngờ huynh lại làmột kẻ sợ vợ.”
“Ta? Sợ vợ?” Ngũ lão gia vô cùng ngạc nhiên nhướng mày. Chờ lông mày trở về chỗ cũ, Ngũ lão giakhông khỏi nhụt chí, rụt vai đáp: “Ta đâu sợ nàng, mà nàng sợ ta muốn chết ấy chứ, hại ta khôngdám…”
Ông dừng một chút, phiền muộn xua tay, nghiêng đầu nhìn Lâm nhị tiên sinh, “Huynh nói xem, ta có phải là người hung dữ không? Ta một không đánh người, hai không mắng chửi ai, dù tính khí nóng nảy tí, nhưng chưa bao giờ làm chuyện gì khiến người ta sợ hãi đúng không…”
Do đó, Ngũ lão gia kéo Lâm nhị tiên sinh than vãn một trận.
Cũng không thể trách Ngũ lão gia, từ nhỏ Ngũ lão gia đã duyên mỏng với cha mẹ huynh đệ, lại thân với người dưng nước lã hơn người nhà một chút, dù có một người ‘bạn thân’ Quế Thúc, rốt cuộc vẫn là quan hệ chủ tớ, có mấy lời khó nói thấu, cho nên Ngũ lão gia cất giấu mấy lời kia đâu chỉ một hai năm. Thêm vào đó, gần đây ông được San Nương chỉ điểm một hai, vốn dĩ đã chết tâm với Ngũ phu nhân rồi, đột nhiên lại được cổ vũ. Mà ông bà ta có câu ‘củi khô gặp lửa dễ bốc cháy’, Ngũ lão gia làm củi khô nhiều năm, bỗng dưng gặp được San Nương châm ngòi thổi lửa một chút xíu, lại bùng cháy tiếp, muốn tắt cũng không dễ dàng gì. Nhưng ông không biết tâm sự với ai… may mà bạn tốt thời niên thiếu của ông trở về, ông bèn kéo Lâm nhị lão gia, thổ lộ tâm sự không thể giải bày trong những bức thư kia một cách sảng khoái.
Mà Lâm nhị tiên sinh ấy làm công tác giáo dục cả đời rồi, dạy bảo đám thiếu niên phản nghịch của mộthọc viện, huống chi Ngũ lão gia này đã quá thời kỳ phản nghịch, bèn vuốt râu hỏi: “Vậy huynh cho rằng vì sao tôn phu nhân sợ huynh?”
Đây chính là chỗ phiền não của Ngũ lão gia, ông xua tay nói: “Ta mà biết thì còn phiền não như thế sao?”
Lâm nhị tiên sinh nở nụ cười, “Có chỗ sợ mới có thể sợ hãi. Tôn phu nhân sợ huynh, tất có nguyên nhân. Huynh nghĩ không ra, thì vì sao không hỏi thẳng nàng?”
“Nàng…haiz,” Ngũ lão gia thở dài một hơi, “Nàng ấy à, gan nhỏ như lỗ kim, rất dễ hoảng sợ, ta…haiz, ta đâu dám hỏi nàng…”
Lâm nhị tiên sinh cười nói tiếp: “Dù là người dễ hoảng sợ, chung quy trong lòng vẫn phân biệt tốt xấu. Nếu huynh thật tình đối đãi nàng, khiến nàng cảm nhận được sự chân thành của huynh, thì tự nhiên nàng sẽ không còn sợ huynh nữa.”
Ngũ lão gia trầm mặc, sắc mặt thay đổi một hồi.
Tuy nói sự đời dễ thay đổi, song bản tính con người lại khó mà thay đổi. Cũng giống như hồi bé, Lâm Trọng Hải chỉ cần liếc một cái đã nhìn ra suy nghĩ trong đầu Ngũ lão gia, cười hỏi: “Chẳng lẽ huynh sợ à?”
Ngũ lão gia nhìn Lâm nhị tiên sinh, tiếp tục trầm mặc. Thực tế, Ngũ lão gia đang sợ, ông sợ trong lòng Ngũ phu nhân chán ghét ông mới trốn tránh ông, nên ông thà không biết còn hơn.
“Phu thê chung đụng, quý ở thẳng thắn thành khẩn. Điều huynh sợ, chưa hẳn là điều tôn phu nhân đangsợ.” Lâm Trọng Hải nói xong, đứng dậy, kéo Ngũ lão gia, nói tiếp: “Từ nhỏ chúng ta đã bò nát núi Mai Sơn này. Lần sau ta trở về, huynh lại mời ta lên núi chơi đi, giờ ta muốn thưởng thức món canh đậu hũ cấu tứ* của đầu bếp nhà huynh làm, hương vị tươi mới đấy.”
*Canh đậu hũ cấu tứ: Thành phần chính gồm đậu hũ, nấm kim châm và mộc nhĩ. Bắt nguồn từ đời nhà Thanh, đã có hơn 300 năm lịch sử.“Có cái gì tươi mới đâu! Đó vốn do San Nhi càn quấy, hái chút lá bạc hà bỏ vào trong canh.” Ngũ lão gia cười nói, “Huynh nói chuyện vẫn cứ thích vòng vèo!”
“Còn hơn huynh có tính tình như pháo kép, miệng cọp gan thỏ…”
*·*·*
Tạm thời khoan nhắc đến hai ‘lão đầu’ tuổi đã thất tuần làm sao đấu võ mồm, chỉ nhắc đến Ngũ phu nhân bên này.
Ngũ lão gia đi rồi, Ngũ phu nhân muốn về khuê phòng giết thời gian, không ngờ nhận được bái thiếp của Lâm lão phu nhân.
Cầm bái thiếp, Ngũ phu nhân cười khổ nói với San Nương: “Hôm qua, lão phu nhân từng nói tới thăm gì đó, ta chỉ nghĩ là lời khách sáo…”
May mà Ngũ phu nhân sùng bái Lâm lão phu nhân có tri thức phong phút, dù trong lòng lo lắng cũngkhông tiện từ chối gặp khách, nên bà kéo San Nương đi tiếp khách, đón Lâm lão phu nhân vào trong.
Lúc này đang độ xuân về hoa nở, thích hợp tiếp đãi khách
trong hoa viên nhỏ cây cối xanh tươi. Mà hai nhà lại thân thiết với nhau, nên Ngũ phu nhân nghênh đón Lâm lão phu nhân đến Nguyệt Quan đài bên hồ.
Mọi người ngồi vào chỗ tại sảnh chính, chỉ mới tán gẫu đôi câu, Lâm lão phu nhân đã đi thẳng vào vấn đề: “Hôm qua nhiều người, nên ta không hỏi kỹ con, ta thấy cách thêu của con rất độc đáo, có đạt thành quả gì không?”
Ngũ phu nhân đỏ mặt cười nói: “Đâu có thành quả gì ạ, chỉ là sở thích nho nhỏ của con thôi, tùy tiện thêu chơi.”
“Phải rồi, suýt nữa ta quên mất, phu nhân họ Diệu.” Lâm lão phu nhân cười nói, “Phu nhân là cô nương của Diêu gia, phường thêu nhà con nổi tiếng khắp Đại Chu, chắc là cách thêu độc của Diêu gia nhà con rồi.”
“Con biết nè,” San Nương cười tiếp lời: “Phương pháp này là chính phu nhân nhà con tự nghĩ ra đó.”
Ngũ phu nhân vội vàng khiêm tốn: “không phải do con tự suy nghĩ ra, mà do lúc còn bé trong nhà từng cất mấy bức Ngọc Tú, con chỉ phỏng theo châm pháp ấy thôi.”
Nghe được hai chữ ‘Ngọc Tú’, người khác thì thôi, Chu Sùng lập tức trợn mắt nhìn San Nương, sau đó lại trông mong nhìn Ngũ phu nhân, kích động nói: “Vậy, Thập tam nhi… mấy bức tranh thêu như bức con mèo, bức cây trúc, bức Lạc Thần đồ lần trước Thập cô nương lấy ra, tất cả đều do phu nhân thêu ư?”
San Nương không ngờ, Chu Sùng ở trên lầu tiệm đồ gỗ Khúc Cự liếc mắt một cái đã có thể nhớ kỹ ba bức thêu của nàng. Nàng không khỏi nhìn Chu Sùng.
Chu Sùng lập tức bất mãn nhăn mũi với San Nương.
Lúc này bề ngoài San Nương có non nớt thế nào, rốt cuộc trái tim không còn non nớt nữa, nhìn thiếu niên mười ba mười bốn tuổi để lộ vẻ mặt trẻ con, nàng không nhịn được lắc đầu, nở một nụ cười bao dung.
Mà nếu nàng biết nụ cười bao dung như trưởng bối này khiến nàng rước bao nhiêu phiền toái, thì nàng ắtsẽ bắt chước Viên Trường Khanh bây giờ, trưng khuôn mặt cứng nhắc.
Viên Trường Khanh vốn không có ‘gương mặt cứng nhắc’, hắn chỉ theo thói quen im lặng ngồi một bên. Lúc hắn nhìn thấy San Nương mỉm cười, ánh mắt Chu Sùng lóe lên, mới cứng nhắc cả khuôn mặt.
Mặc dù lớn hơn Chu Sùng hai tuổi, nhưng hai người là bạn học nhiều năm, hắn há có thể không biết vị Thập tam nhi này đã khơi gợi lòng hứng thú của Ngũ hoàng tử trẻ tuổi lại phong lưu kia. Mà cùng lúc ấy, khi San Nương mỉm cười nhìn Chu Sùng, chẳng hiểu sao hắn có một cảm giác xa lạ nào đó, vừa ê ẩm vừa chua xót, khá là giày vò khó chịu.
hắn xoay đầu sang chỗ khác, mượn việc nâng chén trà lên, mạnh mẽ thu lại những cảm xúc khiến lònghắn hoang mang.
Bỗng Lâm Như Trĩ kêu lên: “Ta mới thấy bức Lạc Thần đồ, còn hai bức khác nữa à? Tỷ tỷ lại giấu giếm, sợ ta xin đúng không?
Lâm lão phu nhân cười nói: “A Như khen bức Lạc Thần Đồ không dứt, dù ta chưa thấy qua, nhưng chiếu theo bức hoa hải đường phu nhân thêu hôm qua, thì chắc chắn rất đẹp!” Rồi nói tiếp với Ngũ phu nhân: “Ta nghe nói con có một khuê phòng chuyên thêu, nếu không ngại có thể dẫn ta đi tham quan không? Vừa vặn ta cũng có lời muốn nói với phu nhân.”
Vì vậy, một đám nữ nhân liền bỏ lại Viên Trường Khanh và Chu Sùng, theo phu nhân đến khuê phòng của bà.
Nhìn bọn họ rời đi, Chu Sùng ngồi không yên, bèn ra khỏi Nguyệt Quan đài. Viên Trường Khanh biết Ngũ hoàng tử trời sinh không chịu gò bó, sợ hắn ta gây ra chuyện thất lễ, đành theo ra ngoài.
Nguyệt Quan đài này vốn được thiết kế đối diện hồ, đứng trên bình đài trước Nguyệt Quan, chỉ cần nghiêng đầu là có thể thấy tòa tú lâu nhỏ tại phía Đông Bắc hoa viên.
Viên Trường Khanh thoáng nhìn chỗ đó, trong lòng thầm nghĩ hẳn là nơi ở của Thập tam nhi. không ngờ Chu Sùng đột nhiên đến gần, khẽ thì thầm vào tai hắn: “Chắc chắn nơi đó là khuê phòng của tiểu Thập tam nhi.”
Ấn đường của Viên Trường Khanh nhíu lại, cúi đầu nhìn Chu Sùng, gọi một tiếng: “Ngũ gia.”
Viên Trường Khanh này ít nói, nhưng thường xuyên chỉ dùng vài chữ là có thể biểu đạt đầy đủ quan điểm và thái độ của hắn. Ví dụ như lúc không tán thành, hắn sẽ gọi Chu Sùng là ‘tiểu Ngũ’; Nghiêm trọng hơnmột chút, Chu Sùng sẽ biến thành ‘lão Ngũ’; Lúc cực kỳ không vui hoặc muốn cảnh cáo, thì sẽ tôn kính gọi hắn ta một tiếng ‘Ngũ gia’.
Nghe tiếng ‘Ngũ gia’ này, Chu Sùng rụt cổ lại, le lưỡi nhìn Viên Trường Khanh, nhất thời không dám lỗ mãng nữa.